Bài viết của một đệ tử Đại Pháp ở Trung Quốc Đại lục
[MINH HUỆ 8-12-2016] Trong những năm gần đây, ở địa phương chúng tôi có một số học viên lâu năm đã qua đời vì nghiệp bệnh, cũng có một số vị chưa thể bước ra khỏi trạng thái nghiệp bệnh. Điều này gây ảnh hưởng phụ diện đến các hạng mục chứng thực Pháp cứu độ chúng sinh ở địa phương. Về vấn đề phủ nhận an bài của cựu thế lực cũng như làm thế nào để vượt qua được quan nghiệp bệnh, trong tu luyện Đại Pháp mỗi cá nhân đều có con đường khác nhau, cùng một vấn đề giống nhau nhưng có các cách đối đãi khác nhau, không thể làm theo, cũng không thể rập khuôn, chỉ có thể tham khảo.
1. Học Pháp phải nhập tâm
Là người tu luyện Đại Pháp, từ khi đắc Pháp bắt đầu tu luyện, đường đời của chúng ta đã được Sư phụ an bài lại. Mọi việc chúng ta gặp trong cuộc sống đều liên quan đến tu luyện. Làm người tu luyện, chỉ cần chú ý đến tâm tính của bản thân, nhất tư nhất niệm, nhất ngôn nhất hành đều phải phù hợp với đặc tính của vũ trụ Chân-Thiện-Nhẫn, phải đồng hóa vô điều kiện với Đại Pháp.
Sư phụ đã giảng nhiều lần trong Pháp rằng chúng ta đến từ không gian vũ trụ cao tầng, đệ tử Đại Pháp là chủ và vương của những thiên thể vĩ đại. Theo hiểu biết của tôi, quá trình tu luyện của chúng ta là quá trình vô số sinh mệnh trong thiên thể vũ trụ của bản thân được quy chính, cũng là quá trình cứu độ chúng sinh, và thành tựu đại khung của vũ trụ mới. Khi học Pháp, nội tâm phải [cảm] động, nhân tâm phải cải biến, xả bỏ các tâm không tốt. Nếu như nhân tâm trường kỳ không bỏ có nghĩa là chưa nhảy ra khỏi cựu vũ trụ, sẽ gây trở ngại cho việc chúng ta đồng hóa với Đại Pháp và cứu độ chúng sinh.
Vũ trụ mới được kiến lập dựa trên cơ sở vô tư, vậy nên tu luyện cần phải tu xuất lai được tâm đại thiện vô tư vô ngã: mọi lúc mọi nơi đều suy nghĩ cho người khác. Nhưng có những đệ tử trong cuộc sống hàng ngày, không thể nhẫn nhịn, thường xuyên nóng giận, đối với lợi ích vật chất đều không chịu thua thiệt. Khi làm ba việc vẫn ôm giữ nhân tâm, không chú trọng tu bản thân, gặp chuyện không dùng Pháp để cân nhắc chính mình.
Chúng ta học Pháp không thể lướt qua, phải dùng Pháp đối chiếu bản thân, mau chóng đề cao lên trên. Chúng ta không được để tâm chấp trước kéo mình xuống hay cản trở tiến trình chính Pháp vì sự trì trệ của mình. Chúng ta không được để vấn đề ngày càng lớn hơn, cách duy nhất để đề cao nhanh chóng là học Pháp nhập tâm, tu tốt bản thân, đối chiếu bản thân mình với Pháp và luôn luôn dùng tiêu chuẩn của Pháp để chỉ đạo hành vi của mình.
Sư phụ đã giảng:
“Công tu hữu lộ tâm vi kính” (Hồng Ngâm)
2. Người tu luyện tốt nhất là lúc nào cũng không động tâm, không bị can nhiễu từ bên trong hay bên ngoài
Tu luyện của đệ tử Đại Pháp là tu trong mê, tất cả các cảm giác trên thân thể chúng ta đều là cảm thụ từ nhục thân, không phải triển hiện chân thực của vũ trụ. Gặp biểu hiện nghiệp bệnh thì tốt nhất là không động tâm, hướng nội tìm, dùng Pháp quy chính bản thân vô điều kiện. Trong mê không thể nào phân biệt được đúng sai, dễ dàng thuận theo nhân tâm và quan niệm mà nghĩ ngợi lung tung, dễ bị cựu thế lực lợi dụng bức hại.
Sư phụ giảng:
“Hết thảy mọi thứ trong trường không gian của chư vị đều nghe theo sự chi phối từ ý thức của đại não chư vị; nghĩa là, [khi] chư vị dùng thiên mục để nhìn, tĩnh tĩnh không động niệm mà nhìn thì là chân thực; chỉ cần hơi động niệm, thì những gì nhìn thấy đều là giả; đó chính là ‘tự tâm sinh ma’, cũng gọi là ‘tuỳ tâm nhi hoá’.” (Bài giảng thứ sáu – Chuyển Pháp Luân)
Tôi đã từng có trải nghiệm này vài lần. Đột nhiên tôi cảm thấy lưng của mình vô cùng đau đớn, tôi không thể cử động hay dậy khỏi giường. Tôi hướng nội để tìm xem liệu mình có làm điều gì lệch khỏi Đại Pháp. Sau khi chính lại bản thân, tôi tiếp tục làm ba việc như đã định.
Tôi biết mọi thứ xảy ra đều có nguyên do, tôi nhân cơ hội này để đề cao bản thân, cơn đau đã nhanh chóng biến mất. Một số đồng tu đã đối đãi với những việc như thế này như bị bệnh, nó có thể kéo dài đến tận nửa năm. Tôi nghĩ vấn đề này là do ngộ Pháp không đúng.
Sư phụ giảng:
“Chư vị học Đại Pháp rồi, thì vô luận chư vị gặp tình huống tốt hay tình huống xấu, thì đều là hảo sự.” (Giảng Pháp tại Pháp hội San Francisco năm 2005)
Chúng ta đối với Pháp lý mà Sư phụ giảng có thể hiểu được đến đâu, tin tưởng đến mức độ nào, cũng sẽ quyết định quá trình vượt quan.
Có lần, một đồng tu đang làm hạng mục giảng chân tướng thì đột nhiên bị đau đầu dữ dội. Cô đau đớn đến nỗi nằm lăn lộn trên sàn nhà, không thể đứng dậy đi lại và cũng không nhìn thấy gì. Cô đã sợ hãi đến mức quên mất mình là một học viên. Đến bệnh viện, bác sĩ nói rằng cô bị bốn loại ung thư và bị nhiễm trùng đường tiểu.
Người nhà cô bắt đầu khóc lóc, nhưng cô ấy lại mỉm cười vì cô đã nhớ đến Sư phụ và Đại Pháp. Cô nói với gia đình: “Chỉ có Sư phụ mới có thể cứu tôi”. Đúng lúc đó, khi bác sĩ chuẩn bị chích vào bụng cô thì triệu chứng đột nhiên biến mất. Kỳ tích này khiến bác sĩ và các y tá ngạc nhiên không nói nên lời, cũng khiến cho người thân chứng kiến được uy lực phi thường của Đại Pháp.
Sự việc này là do nhân tâm ỷ lại vào y học trị bệnh của người thường nên mới vào bệnh viện, nhưng khi bệnh viện không cách nào trị liệu liền nghĩ đến Sư phụ. Cũng vì có thể tin tưởng vững chắc vào Đại Pháp, nhìn thấu được nghiệp bệnh giả tướng trên thân thể, giao phó hết cho Sư phụ, cô mới có thể từ trong tuyệt vọng của người thường mà vượt qua, cũng nhanh chóng xuất viện. Nhưng thực ra cũng là đi một đoạn đường vòng, đoạn đường quanh co này là do nhân tâm tạo thành.
Sư phụ đã giảng:
“Chúng ta giảng rằng, tốt xấu xuất tự một niệm của người ta, sai biệt ở một niệm ấy đưa đến hậu quả khác nhau.” (Bài giảng thứ tư – Chuyển Pháp Luân)
Nên mới nói có nhiều chuyện tốt, bởi vì tâm bất chính nên biến thành chuyện xấu. Rất nhiều việc nhìn bề ngoài là việc xấu, nhưng chỉ cần chúng ta đề cao tâm tính thì sẽ biến thành chuyện tốt. Đệ tử Đại Pháp trong lúc vượt quan, cần buông bỏ tự ngã. Muốn hành vi của mình không gây ảnh hưởng phụ diện cho những thế nhân có thể đắc cứu thì cần chứng thực Đại Pháp, như vậy mới có thể vượt quan một cách tốt đẹp. Đây cũng là quá trình tu luyện, cũng là phủ định an bài của cựu thế lực từ căn bản.
3. Đối đãi với các đồng tu đang vượt quan nghiệp bệnh
Các đệ tử Đại Pháp là một chỉnh thể. Phát chính niệm cho những học viên đang bị nghiệp bệnh can nhiễu đóng một vai trò tích cực. Tuy nhiên, chúng ta không thể bỏ qua ảnh hưởng tiêu cực của những quan niệm người thường. Khi một đồng tu ở địa phương tôi có những triệu chứng nghiêm trọng, hàng chục học viên phát chính niệm cạnh ông hàng giờ mỗi ngày, bất kể nắng mưa. Cuối cùng vị đồng tu này vẫn qua đời.
Chúng ta cần phải có một hiểu biết rõ ràng rằng các đồng tu đang trong ma nạn không được miễn tu luyện cá nhân, và họ phải tu luyện bản thân mình để vượt qua ma nạn, bất kể đó là bức hại bởi cựu thế lực hay là nghiệp lực cá nhân. Không ai có thể tu luyện thay cho họ. Nếu chúng ta đối đãi với họ theo cách đặc biệt nào đó và trở nên lo lắng cho tình hình sức khỏe của họ, đó chẳng phải là đối đãi với sự tu luyện trong thời kỳ chính Pháp bằng quan niệm người thường? Có nhiều đồng tu có nhân tâm như vậy sẽ càng khiến gia tăng khó nạn.
Các đồng tu và tôi đã học được bài học đau đớn từ những kinh nghiệm trong quá khứ. Đối đãi bằng quan niệm người thường với các đồng tu đang trải qua ma nạn nghiệp bệnh sẽ tạo ra sơ hở cho cựu thế lực dùi vào. Chúng ta có thể giúp đồng tu đang trong ma nạn dùng Pháp lý mà đạt được đề cao, tu bỏ nhân tâm, dùng chính niệm phá trừ can nhiễu của cựu thế lực.
Về chính niệm, tôi nghĩ chúng ta lúc lúc bình thường tư tưởng và hành vi phù hợp với yêu cầu của Pháp, đó là chính niệm. Nhưng một số đồng tu nghĩ rằng phát chính niệm thời gian càng lâu càng tốt. Tôi nghĩ đây là lý giải chưa tốt Pháp lý mà Sư phụ giảng về phát chính niệm. Đệ tử Đại Pháp phải nghe lời của Sư phụ, Sư phụ giảng như thế nào thì chúng ta làm như thế, không được cắt bớt, cũng không được cải biến.
Trên đây là thể ngộ tu luyện của cá nhân tôi. Nếu có điều gì chưa đúng xin từ bi chỉ rõ.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/12/8/338651.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/12/30/160503.html
Đăng ngày 9-3-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.