Bài viết của Đạn Phong Trần, một học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 22-02-2017] Khi chính quyền cộng sản Trung Quốc phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công và tuyên bố ‘nhổ tận gốc’ môn tu luyện này cách đây 18 năm, có mấy ai dám bênh vực cho Pháp Luân Công.

Đến nay, sau 18 năm, với sự kiên định và nỗ lực ôn hòa của học viên Pháp Luân Công nhằm phơi bày và phản đối cuộc bức hại vẫn đang tiếp diễn, ngày càng có nhiều người hiểu ra sự thật. Mọi người giờ sẵn sàng đứng lên vì các học viên, kể cả luật sư bào chữa.

Kháng nghị ôn hòa

Dù phải mạo hiểm với việc bị bắt giữ hoặc cầm tù, các học viên Pháp Luân Công đã từ chối từ bỏ đức tin của mình, tiếp tục hành xử theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Họ tiếp tục thể hiện chuẩn mực đạo đức cao với sự từ bi vĩ đại, và đối xử tốt với mọi người.

Các học viên đã phơi bày cuộc bức hại với thế giới và thức tỉnh lương tri của mọi người. Họ luôn dung nhẫn và ôn hòa cho dù phải hy sinh lớn đến đâu.

Trong những năm bức hại, các học viên không hề đáp trả như những người bị áp bức, họ không lấy bạo lực đấu với bạo lực, mà cũng không hề báo thù những người bức hại họ.

Niềm hy vọng cho đất nước

“Các học viên Pháp Luân Công là niềm hy vọng cho Trung Quốc, sự tái sinh của giá trị truyền thống và đạo đức Trung Quốc”, luật sư Dư Văn Sinh cho biết khi tới biện hộ cho các học viên là anh Chu Hướng Dương và vợ anh là Lý San San trong phiên xử ở Tòa án quận Đông Lệ vào ngày 13 tháng 9 năm 2016.

Anh Chu, một kỹ sư, bị kết án chín năm tù giam vào năm 2003 vì tu luyện Pháp Luân Công. Trong thời gian ở tù, ông bị tra tấn tới thập tử nhất sinh, những vẫn kiên định vào đức tin của mình.

Mặc dù án tù dài hạn, bạn gái của anh lúc đó, là cô Lý San San cũng là một học viên, vẫn chờ đợi để cưới anh. Cô đã làm mọi thứ có thể để cứu anh ra, để rồi chính cô cũng bị bắt và hai lần bị kết án vào trại lao động cưỡng bức. Sau khi anh Chu được thả, cô vẫn còn bị giam.

Ngay sau khi cặp đôi đoàn tụ sau cả thập kỷ chia ly, cả hai lại bị bắt lại vào năm 2015 và bị kết án vào năm 2016, người thì bảy năm, người thì sáu năm tù giam.

Duy hộ công lý

Luật sư Lưu Liên Hà cho biết: “Hiểu biết ban đầu của tôi về Pháp Luân Công là đó chẳng qua là các bài tập thể dục. Tôi không biết mặt tâm linh của môn tu luyện này. Nhưng một trong các thân chủ của tôi đã thay đổi hoàn toàn ấn tượng của tôi về Pháp Luân Công trong một phiên xử.”

Luật sư đang nói về học viên Trương Hồng Nho khi một cán bộ tòa án tìm cách thuyết phục ông Trương từ bỏ đức tin của mình trong phiên xử.

Cán bộ tòa án nói: “Anh đã vào tuổi tứ tuần rồi, mà còn bị kết án 11 năm. Anh vẫn độc thân, và mẹ anh, giờ đã ngoài 70, đang cần anh chăm sóc. Nếu anh từ bỏ tu luyện, ít nhất anh cũng có thể chăm sóc mẹ anh.”

Ông Trương nói: “Người ta không thể sống mà không có đức tin. Tôi không hề hối hận. Tôi sẽ chịu đựng bất cứ cái gì dành cho tôi vì đức tin của mình.”

Luật sư thuật lại: “Tôi rất ấn tượng với điều anh ấy nói. Anh ấy rất hiền hoà và bình tĩnh khi nói vậy. Không hề than phiền, hay tức giận. Tôi rất cảm động đến nỗi khi đến lượt tôi phát biểu, tôi bỗng nghẹn lại và không thể nói gì.”

Các luật sư đánh giá cao chuẩn mực đạo đức cao thượng của các học viên, và họ hiểu rằng đó là kết quả của tu luyện Pháp Luân Công.

Luật sư Dư Văn Sinh nói trong phiên xử ông Chu Hướng Dương và bà Lý San San: “Hàng ngàn công dân vô tội đã bị kết án phi pháp chỉ vì họ tin vào Chân-Thiện-Nhẫn.”

Ông tiếp tục, “Bào chữa cho các học viên Pháp Luân Công, thực tế, chính là bảo vệ công lý và pháp quyền. Đó cũng là bảo vệ các giá trị phổ quát Chân-Thiện-Nhẫn. Đây là dùng pháp luật để đấu tranh vì công lý.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/2/22/343401.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/3/5/162398.html
Đăng ngày 8-3-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share