Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ tại tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc

[MINH HUỆ 15-2-2017] Từ ngày 20 tháng 7 năm 1999 khi Giang Trạch Dân, cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, ra lệnh đàn áp Pháp Luân Công, ĐCSTQ đã tuyên truyền nhằm hợp thức hóa chiến lược đàn áp vô cùng tàn bạo của nó, trong đó có vụ “1.400 trường hợp tử vong.”

Cái chết của Tân Phượng Cầm, một nông dân ở tỉnh Hắc Long Giang qua đời vì bệnh ung thư, được liệt vào danh sách 1.400 trường hợp này và được sử dụng làm bằng chứng tại phiên tòa xét xử ông Lý Xương cùngba thành viên khác của Hiệp hội Nghiên cứu Pháp Luân Công.

Tử vong do ung thư

Bà Tân, 43 tuổi, sống ở làng Hữu Hảo, thành phố Nột Hà, tỉnh Hắc Long Giang. Tháng 10 năm 1998, bà bị chuẩn đoán mắc bệnh ung thư vòm họng giai đoạn cuối và cùng năm đó đã qua đời vào ngày 21 tháng 12.

Tại thời điểm bệnh được chuẩn đoán, nhiều người biết rằng bà Tân Phượng Cầm đã biết bệnh ung thư của mình đã chuyển sang giai đoạn cuối. Một người quen của bà ở Khu Tự trị Mạc lực Đạt ngõa Đạt oát (Morin Dawa Daur), Mông Cổ đã giới thiệu Pháp Luân Công cho bà. Tuy nhiên, bà Tân đã nghi ngờ và từ chối tu luyện vì bệnh ung thư này đã khiến bà phải chịu những cơn đau đớn khủng khiếp. Bà đã tìm mọi cách để điều trị y tế.

Lúc bấy giờ, bà được đưa tới Bệnh viện Nhân dân Thành phố Nột Hà, căn bệnh ung thư của bà không thể chữa trị được nữa. Chưa đầy hai tháng sau khi bệnh được phát hiện, bà đã qua đời.

Thu thập thông tin

Ngay sau cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4 năm 1999, Sở Cảnh sát Thành phố Nột Hà, cũng như các thành phố khác ở Trung Quốc, đã cử cảnh sát mặc thường phục theo dõi các nhóm luyện Pháp Luân Công và ghi chép lại số lượng người cũng như tên tuổi của họ. Họ bí mật thu thập thông tin của từng người để có thể sử dụng như bằng chứng chống lại Pháp Luân Công, bất kể người đó đã ngừng tu luyện hay chưa.

Mọi thông thu thập được được trình lên Ủy ban Pháp chế và Chính trị cũng như các cơ quan an ninh cấp cao. Mặc dù đã qua đời vào năm 1998 nhưng tên của bà Tân Phượng Cầm vẫn bị liệt vào danh sách này.

Dàn dựng truyền hình

Phòng 610 tỉnh Hắc Long Giang đã quyết định lấy trường hợp của bà Tân làm ví dụ. Chồng và con gái bà Tân đã bị Phòng 610, Ủy ban Pháp chế và Chính trị, cũng như Sở Cảnh sát Thành phố Nột Hà đe dọa. Con gái bà đã bị lừa và bị ép cung cấp lời khai trên một chương trình truyền hình rằng mẹ cô bị chết vì Pháp Luân Công không cho người tu luyện uống thuốc. Bằng chứng này được sử dụng để gây kích động hận thù trong công chúng đối với Pháp Luân Công.

Theo tin nội bộ, Vu Hồng Nhạn, cựu Phó Tổng Thư ký của Ủy ban Pháp chế và Chính trị Thành phố Nột Hà, đã đề nghị chồng bà Tân, ông Khương Chánh An, tới Bắc Kinh cùng với ông ta để làm chứng cho vụ án chống lại bốn thành viên của Hiệp hội Nghiên cứu Pháp Luân Công.

Ông Vu cũng muốn bác sỹ của bà Tân tại Bệnh viện Nhân dân Thành phố Nột Hà làm nhân chứng thứ hai. ông Vương Chấn Sanh, giám đốc bệnh viện, nói với bác sỹ Giang rằng ông sẽ được tặng một chuyến thăm quan miễn phí tới thủ đô Bắc Kinh, nhưng đổi lại ông phải đồng ý trả lời phỏng vấn cho kênh Truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV; tất cả những gì họ cần bác sỹ Giang thực hiện là làm chứng rằng bà Tân đã từ chối không uống bất kỳ viên thuốc nào vì bà ấy tu luyện Pháp Luân Công. Sau khi phát hiện ra ý đồ của chuyến đi này, bác sỹ Giang đã từ chối với cớ ông phải ở nhà chăm sóc con cái.

Ông Vương đã gọi điện cho bác sỹ Trương Hiểu Vĩ, một bác sỹ trẻ khoa tim mạch của bệnh viện, để hỏi xem cô ấy có đồng ý thực hiện chuyến đi này không. Bác sỹ Trương vừa mới tốt nghiệp trường y và chưa từng gặp bà Tân. Tuy nhiên, ngay lập tức cô ấy đã đồng ý tới Bắc Kinh và cung cấp lời khai làm chứng trên truyền hình. Sau khi bác sỹ Trương nghe điện thoại, cô nói với đồng nghiệp của mình rằng cô rất vui khi được đến Bắc Kinh vì cô chưa bao giờ tới đó.

Vu Hồng Nhạn đã dẫn theo chồng của bà Tân, ông Khương Chánh An và bác sỹ Trương Hiểu Vĩ tới Bắc Kinh. Theo các nguồn tin, họ đã được bố trí một chỗ ăn ở bí mật và không được phép ra ngoài.

Bằng việc giữ trong nhà, họ được hướng dẫn chi tiết việc làm thế nào để có thể trả lời tất cả các câu hỏi liên quan tới cái chết của bà Tân. Họ không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải nói những gì mà họ bị yêu cầu phải nói. Trong phiên xét xử các thành viên của Hiệp hội Nghiên cứu Pháp Luân Công, họ đã ra tòa để cung cấp “lời khai làm chứng”. Nhìn vào băng hình này nhiều người đã nhận ra rằng, bác sỹ Trương Hiểu Vĩ bước vào phòng xử án với bộ dạng cúi đầu và toàn thân ủ rũ.

Sau khi bác sỹ Trương trở lại làm việc, các đồng nghiệp của cô hỏi han về việc cô làm nhân chứng và chuyến đi Bắc Kinh. Cô trông rất bối rối và tránh đề cập tới chuyện này. Sau chuyến đi, cô ấy trông rất trầm uất.


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/2/27/162331.html
Đăng ngày 6-3-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share