[MINH HUỆ 13-09-2003] “Ích kỷ” thấm vào toàn bộ quá trình tu luyện của tôi; mới đây tôi có thể nhìn thấy sự ích kỷ trong rất nhiều lĩnh vực.

Khi gặp vấn đề, tôi biết tự mình nhìn vào trong, nhưng rất nhiều lần tôi luôn luôn không tự trách mình và vẫn tìm cớ để nắm giữ những chấp trước còn sót lại của con người.

Đôi khi một lời nói từ người khác hay là một sự việc động chạm đến chấp trước của tôi và làm tâm tôi chấn động, gây cho tôi bực mình. Tôi tự hỏi bản thân tại sao tâm tôi đang rung động. Tôi nhìn vào trong bản thân và nhận ra rằng tôi có một vài chấp trước cá nhân. Tôi kiên trì ý kiến bản thân và muốn kiếm được lợi ích cá nhân từ nó.

Bây giờ tôi nhận ra rằng trong cách tôi đối xử với các học viên, rất nhiều lần tôi sử dụng ý kiến cá nhân của riêng tôi để giúp họ ngộ ra, tuy nhiên tôi không làm điều này dựa trên quan điểm của họ. Tôi thật sự không coi những việc của học viên khác như những việc của cá nhân mình.

Đôi khi tôi bị mắc kẹt trong những vấn đề và sự hiểu biết cá nhân. Tôi nghĩ về được mất cá nhân đầu tiên và lập tức quên mình là một người tu luyện và quên rằng tôi nên nghiêm túc đối xử với bản thân theo các tiêu chuẩn của Pháp.

Trong quá trình tu luyện thực tế của tôi, tôi thấy rằng tất cả suy nghĩ và ý kiến của mình trộn lẫn với sự ích kỷ cá nhân như là sự cần thiết phải thực sự tu luyện bản thân, cần chứng thực Pháp, cần học Pháp, cần liên tục thăng tiến, v.v… Mọi thứ đều liên quan tới “tôi” và tôi không thực sự hoàn toàn quên chính bản thân mình và đồng hóa với Pháp.

Thực tế, chúng ta không có sự “ích kỷ” này trong bản tính nguyên thủy của mình. Nhưng chính xác là vì chúng ta dính mắc tới lợi ích cá nhân của chính mình mà chúng ta mê lạc trong thế giới con người.

Tôi biết một cách sâu sắc rằng Đại Pháp là uy nghiêm và mọi tầng thứ đều có tiêu chuẩn riêng của nó. Trong quá trình tu luyện của tôi, tôi liên tục loại bỏ “sự ích kỷ” ở các tầng thứ khác nhau. Mỗi khi tôi vứt bỏ một lớp của sự ích kỷ, tôi luôn luôn tìm thấy một lớp khác mà tồn tại ở một nơi khác. Tôi nhận ra rằng “sự ích kỷ” này đã thấm qua mọi tầng của cựu vũ trụ và cũng đã gây ra sự giải thể và thoái hóa của cựu vũ trụ.

“Ích kỷ” giống như một cái khóa mà giam hãm trí huệ và khả năng của một người. Nếu ích kỷ tồn tại, thì người đó sẽ bị chiếm lĩnh bởi quan niệm con người của họ và sẽ theo đuổi lợi ích cá nhân. Nếu một người tiếp tục từ bỏ ích kỷ, người đó sẽ có thể liên tục đạt tới những tầng thứ cao hơn.

Để xứng đáng với vai trò là một đệ tử Đại Pháp thì khi gặp phải một vấn đề, điều đầu tiên xuất hiện trong tâm chúng ta là Pháp. Chúng ta nên luôn luôn nghĩ về người khác trước và nhớ lại những gì Sư Phụ dạy. Nếu chúng ta có thể hiểu vấn đề dựa trên Pháp và đặt ý kiến và lợi ích của riêng mình qua một bên, thì chúng ta có thể được chính lại bởi Pháp và hoàn toàn vứt bỏ chấp trước của mình.

Chúng ta chỉ nên làm các việc theo lời Sư Phụ. Sư Phụ đã giảng trong kinh văn, “ Vô lậu trong Phật tính” (trong Tinh tấn yếu chỉ),

“Tôi cũng muốn nói rằng, bản tính của quý vị trong quá khứ về căn bản là vị ngã và ích kỷ. Từ nay trở đi, bất kể quý vị làm điều gì, hãy nghĩ đến người khác trước, như thế để thực ngộ được vô ngã và vị tha. Từ nay trở đi, dẫu quý vị làm gì, hãy quan tâm đến người khác—thậm chí đến cả thế hệ tương lai—cùng với sự ổn định vĩnh cửu của Đại Pháp.”

___________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2003/9/13/57333.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2003/9/29/40803.html
Đăng ngày: 07-07-2009;Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share