Bài viết của học viên ở New Zealand

[MINH HUỆ 09-07-2009] Sáng 18 tháng 7 năm 2009, các học viên Pháp Luân Công ở New Zealand sẽ tổ chức một vài sự kiện ở Quảng trường Elizabeth, khu buôn bán kinh doanh ở Auckland để tượng niệm những học viên bị ĐCSTQ bức hại đến chết và kêu gọi sự quan tâm của người dân New Zealanders tới tội ác cũng như việc vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ ở Trung Quốc.

2009-7-8-nzsupport-01--ss.jpg
Các vị lãnh đạo chính trị ủng hộ Pháp Luân Công

Các nhà lãnh đạo chính trị ở New Zealand lên tiếng ủng hộ Pháp Luân Công

Ông Murray McCully, Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao; Ông Peter Dunne, Bộ trưởng Bộ Doanh thu kiêm Chủ tịch Đảng chính trị Hoa Kỳ tương lai; Tiến sĩ Pita Sharples, Bộ trưởng Bộ công vụ Maori; Ông Keith Locke, Thượng nghị sĩ Đảng Xanh đồng thời là phát ngôn viên cho Bộ Ngoại vụ; Tiến sĩ Paul Hutchison, thành viên Đảng Quốc gia và Chủ tịch Ủy ban Y tế; Ông John Banks, Thị trưởng Auckland; Bà Maryan Street, Thượng nghĩ sĩ Đảng Lao động; Ông Te Ururoa Flavell, Thượng nghị sĩ đảng Maori cùng một số Bộ trưởng, Nghị sĩ và Thị trưởng khác đã viết thư bày tỏ sự ủng hộ và chào đón các học viên Pháp Luân Công, đồng thời thể hiện mối quan tâm về cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc.

Ông Keith Locke, Thượng nghị sĩ Đảng Xanh kiêm phát ngôn viên Bộ Ngoại vụ, tuyên bố, trong thời gian tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm đau buồn cuộc bức hại Pháp Luân Công, ông sẽ thay mặt Đảng Xanh gửi lời chào tới toàn bộ học viên Pháp Luân Công. Đảng Xanh sẽ tiếp tục đấu tranh cho tự do tín ngưỡng của các học viên ở Trung Quốc nói riêng và nhân quyền của người Trung Quốc nói chung.

Bà Maryan Street, Thượng nghị sĩ Đảng Lao động bày tỏ hiểu biết của mình về tầm quan trọng của sự kiện các học viên Pháp Luân Công tổ chức.

Bộ trưởng Bộ Doanh thu, ông Peter Dunne, tuyên bố sự ủng hộ của bản thân đối với lời tổng kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại của ĐCSTQ.

Chủ một đài phát thanh nổi tiếng: Học viên Pháp Luân Công đã cho thấy sự dũng cảm vĩ đại quyết tâm không chịu thỏa hiệp

2009-7-8-nzsupport-02--ss.jpg
Ông Barry Wilson, chủ tịch Hội đồng thành phố Auckland

Ông Barry Wilson, một luật sư nói tiếng trong lĩnh vực nhân quyền, là chủ tịch Hội đồng thành phố Auckland, đồng thời là thành viên trong Ủy ban điều tra cuộc bức hại Pháp Luân Công (CIPFG) cho biết rất nhiều Thượng nghị sĩ và Thị trưởng của Auckland bày tỏ những lời mong ước tốt đẹp nhất tới Pháp Luân Công, điều này có nghĩa họ hiểu rõ về cuộc bức hại. Hiệp định thương mại tự do buộc chính phủ New Zealand phải cẩn trọng hơn trong giao dịch với Trung Quốc. Người New Zealand e ngại rằng những Hiệp định này có thể khiến chính phủ không đưa ra tiếng nói ủng hộ vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc. Ông Wilson nói rõ, những người đứng đầu chính phủ nên đọc “Bản báo cáo về tình trạng mổ cắp nội tạng học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc” của David Matas và David Kilgour; và tận dụng mọi cơ hội để đề xuất vần đề nhân quyền tại Trung Quốc.

Học viên Pháp Luân Công đã thể hiện sự can đảm vĩ đại quyết tâm không chịu thỏa hiệp. Họ không sợ chính quyền ĐCS mà đứng lên bảo vệ niềm tin của mình. ĐCSTQ đã tra tấn và phỉ báng họ. Thậm chí nó còn mổ cặp nội tạng của học viên đang còn sống để kiếm lời.

Lời hứa của người Maori

2009-7-8-nzsupport-03--ss.jpg
AmatoAkarana-Rewi, tộc trưởng bộ lạc Maori

Amato Akarana Rewi, tộc trưởng bộ lạc Maori tuyên bố: “Tôi hi vọng ngày càng nhiều người New Zealand đứng ra bảo vệ Pháp Luân Công. Ở New Zealand, các học viên được an toàn, đây là lời hứa của người Maori.

Những người già ở New Zealand thường dạy bọn trẻ rằng chủ nghĩa cộng sản rất xấu xa. Lần đầu tiên xem DVD phơi bày việc mổ cắp nội tạng học viên Pháp Luân Công đang còn sống, chúng tôi đã khóc rất nhiều. Người dân Maori ủng hộ Pháp Luân Công và mong muốn được chia sẻ nỗi đau với các học viên. Trong đời này, tôi cảm thấy mình thật may mắn khi có cơ hội được ủng hộ Pháp Luân Công và công lý.

Khi cha tôi còn sống, ông thường dặn: ‘Nếu con bắt gặp người Trung Quốc đang gặp khó khăn, con phải giúp họ.’ Tôi hứa với cha sẽ làm vậy dù tôi không hiểu vì sao cho đến ngày tôi gặp các học viên. Ngày càng có nhiều người Maori tu luyện Pháp Luân Công. Một trong những người bạn của tôi bị mắc bệnh tim. Hai tuần một lần cậu ấy phải đến gặp bác sĩ của gia đình và kiểm tra máu. Cậu ấy còn bị phù nề và bệnh lãng tai. Nhưng chỉ sau 4 tuần luyện tập Pháp Luân Công, mọi triệu chứng bệnh tật đã biến mất. Vị bác sĩ cho rằng đó là phép màu nhiệm. Tôi hi vọng Pháp Luân Công sẽ lan truyền đến từng bộ lạc ở New Zealand và nhiều người Maori hơn nữa có thể hưởng lợi ích từ Nó.

Jia Jia: Học viên Pháp Luân Công là hình mẫu cho người Trung Quốc

2009-7-9-nzsupport-04--ss.jpg
Ông Jia Jia, cựu Đảng viên ĐCSTQ, nguyên Giám đốc Hiệp hội Khoa học và Công nghệ tỉnh Sơn Tây

Ông Jia nói: “ĐCSTQ đã bức hại Pháp Luân Công trong 10 năm. Các học viên vẫn tiếp tục giải thích sự thật và vạch trần những lời dối trá của ĐCS. Chính nhờ những lời bịa đặt này mà mọi người đều biết ĐCS xấu xa. Những người Trung Quốc có lương tâm đều hiểu Pháp Luân Công là chính nghĩa. Hiện nay Pháp Luân Công đã được biết đến trên thế giới. Rất nhiều người tu tập Nó.

Việc lan truyền sự thật về Pháp Luân Công sẽ làm người dân New Zealand thay đổi nhận thức từ chưa hiểu sang hiểu rõ và ủng hộ. Sự hỗ trợ của các cơ quan chính phủ đã biến nỗ lực chống lại cuộc bức hại trở thành một đề tài xã hội. Mới đây, Thủ tướng chính phủ, ông John Key đã gửi một bức thư khuyến khích 55 triệu người rút khỏi ĐCSTQ. Đây là một sự ủng hộ rất lớn.

ĐCSTQ sẽ sớm bị giải tán. Cuộc bức hại cũng sẽ sớm kết thúc. Với người Trung Quốc, họ buộc phải chọn lựa giữa một bên là chính nghĩa và công lý với một bên là ĐCSTQ. Lòng cam đảm quyết tâm không chịu thỏa hiệp của học viên Pháp Luân Công là mẫu mực cho người Trung Quốc. Các học viên vẫn lo cứu độ người khác dù chính bản thân họ đang bị bức hại. 20 tháng sau khi rút khỏi ĐCS và rời Trung Quốc, tôi đã có một kinh nghiệm sâu sắc. Khi ĐCSTQ tìm mọi cách để giết tôi, học viên Pháp Luân Công đã dùng chính mạng sống của mình để bảo vệ cho tôi. Đây chính là Tinh thần vĩ đại của Pháp Luân Công.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/7/9/204243.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/7/10/109048.html
Đăng ngày: 12-07-2009. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share