[MINH HUỆ 6-3-2009] Vào ngày mùng 5 tháng ba năm 2009, Nhóm Công tác Nhân quyền Pháp Luân Công (NCTNQPLC) (www.falunhr.org) đã gửi “Hồ sơ về 10.194 trường hợp bị bức hại tại Olympic Bắc Kinh 2008” cho Liên Hợp quốc và chính phủ các nước thành viên. Bản danh sách này ghi lại những nạn nhân trong đợt Olympic Bắc Kinh vừa qua, là bằng chứng mạnh mẽ phơi bày mức độ leo thang về sự vi phạm nhân quyền của chế độ cuar ĐCSTQ dưới chiêu bài “an ninh cho Olympic”.

Mọi người đều biết rằng một trong những cam kết của đảng ĐCSTQ đối với phương Tây là sẽ cải thiện tình hình nhân quyền để đổi lại việc sẽ được làm chủ nhà Olympic. Nhưng trái lại, ĐCSTQ đã phớt lờ lời hứa này và lại sử dụng Olympic như một lý do để gia tăng sự đàn áp đẫm máu của chúng. Các nạn nhân bao gồm các học viên Pháp Luân Công (PLC), những người thỉnh nguyện vì các lý do cá nhân và những nhà hoạt động về nhân quyền. Trong số họ, các học viên PLC đã phải chịu sự tấn công nặng nề nhất. Nhà của họ bị lục soát, bản thân họ bị bắt giữ, bị giam cầm, bị tra tấn và thậm chí bị giết hại. Sự đàn áp nổ ra với lý do Olympic thật sự là một thảm hoạ nhân quyền khủng khiếp.

Trong khi vừa hạn chế việc truy nhập thông tin, ĐCSTQ cũng hối lộ những người nước ngoài bằng những lợi ích tài chính và tung hỏa mù cho các phương tiện truyền thông lớn làm họ không hiểu rõ về ảnh hưởng của thảm họa này đối với các nước dân chủ. May thay, vẫn còn một số người luôn mong tìm công lý đang theo dõi chặt chẽ cuộc bức hại này, và nhiều tổ chức nhân quyền đã yêu cầu mở các cuộc điều tra. Tuy nhiên, họ lại thiếu những bằng chứng đủ mạnh và có tính hỗ trợ. Bản danh sách 10.194 người này đúng là một bằng chứng sinh động. Liên Hiệp quốc và các tổ chức nhân quyền của các nước khác nay đã có thể phơi bày sự bức hại của ĐCSTQ được tiến hành như thế nào dưới chiêu bài Olympic.

Kết luận của bản Hồ Sơ (thư mở) có viết: “Chỉ riêng số học viên Pháp Luân Công bị bức hại đã lên trên 1 vạn người, trong đó nhiều người đã bị tra tấn đến chết chỉ trong vòng vài giờ sau khi bị bắt. Do sự phong tỏa thông tin, nên tình huống thực sự chắc còn tồi tệ hơn nhiều.”

Bức thư mở cũng chỉ ra rằng, vào tháng 4 năm 2007, Bộ Công an đã phát ra một tài liệu mật liệt kê Pháp Luân Công là một trong số 11 nhóm bị giám sát chặt chẽ và bị cấm tham gia Olympic. Từ tháng 6 năm 2007 cho đến khi kết thúc Olympic vào năm 2008, và sau đó, ĐCSTQ vẫn tiếp tục bắt bớ các học viên Pháp Luân Công tại sở làm, tại nhà riêng, từ ký túc xá và tại lớp học. “Họ không thể nào đe dọa đến Olympic từ những chỗ mà họ bị bắt. ‘Đảm bảo an ninh cho Olympic’ chỉ là cái cớ để tăng cường bức hại Pháp Luân Công.”

Danh sách này chỉ bao gồm khoảng thời gian từ cuối tháng 7 năm 2007 cho đến ngày 24/8/2008, thời điểm khi Olympic kết thúc, nhưng trong thực tế, sự bức hại còn kéo dài cho đến lúc kết thúc Olympic dành cho người khuyết tật, vào ngày 22/9/2008 và còn sau đó nữa. Những học viên bị giam giữ đã phải nhận những bản án rất nặng.

Chúng tôi phải nhấn mạnh rằng không có cách nào để làm cho bản danh sách này có thể phản ánh chính xác mức độ bức hại. Do sự hạn chế về tự do thông tin và sự bức hại diễn ra một cách bí mật, nên nhiều trường hợp bắt giữ mà được tiết lộ sau tháng 10 năm 2008 đều không được đưa vào danh sách vì tất cả các tên trong danh sách là được chỉnh lý trước đầu tháng 9 năm 2008. Một số báo cáo chỉ có con số ước lượng. Ví dụ, “vào 29 tháng 12 năm 2007, nhiều gia đình của các học viên đã bị lục soát tại Thành phố Asku, khu tự trị Xinjiang Uyghur”, “Trong lúc Hội Nghị lần thứ 17 vào năm 2007, khoảng hơn 1 chục học viên đã bị bắt giữ tại thành phố Jiaozhou, tỉnh Sơn Đông, nhưng chỉ có 7 cái tên được tiết lộ (https://www.minghui.org/mh/articles/2007/12/31/169363.html).” Do sự không chính xác của các con số, nên số lượng của các học viên không thể tính được hay liệt kê được chính xác.

Một số báo cáo khác mà đã không thể đưa lên trang web Minh Huệ, như “những vụ bắt giữ bí mật mà tôi đã ghi lại được trên đường phố Bắc Kinh.” Một người đã phát hiện ra “cô ấy”, có họ Lý, là một học viên Pháp Luân Công từ vùng Đông Bắc đã bị bắt vào ngày 24/4/2008. Trước khi nhân chứng kịp tải thông tin này lên trang Minh Huệ thì anh này đã bị bắt. Một học viên PLC khác đã chứng kiến cảnh sát bắt giữ các học viên mà đã phải dời khỏi nơi họ sống ở vùng Fuyuanmen tại quận Hải Điện của Bắc Kinh, nhưng cũng không thành công trong việc đưa thông tin này lên trang Minh Huệ. Những nạn nhân này cũng không có tên trong bản danh sách này.

Bản danh sách tên các nạn nhân này đã được thu thập và kiểm tra cẩn thận bởi Nhóm Công tác Nhân quyền Pháp Luân Công để đảm bảo tính chính xác. Các học viên Pháp Luân Công ở Trung Hoa lục địa đã phải nguy hiểm cả tính mạng của họ để có thể gửi được các thông tin này ra nước ngoài. Chúng tôi đã loại bỏ các thông tin trùng lặp, nhưng một số học viên vẫn bị bắt lại và bị giam giữ nhiều lần trong khoảng thời gian này, mà đây là một hiện tượng phổ biến trong cuộc bức hại của ĐCSTQ. Để phản ánh tính chính xác của tình huống này, chúng tôi đã ghi lại số lần bị bắt này (theo từng người).

Bức thư mở cũng đặc biệt chỉ rõ, “những thông tin thu thập được trong báo cáo này, để có được nó là cực kỳ khó khăn, nhiều người đã phải nguy hiểm cả tính mạng của họ và đã hy sinh rất to lớn để có thể chuyển những thông tin này đi. Nếu như những thông tin này có thể làm thức tỉnh những người mà vẫn đang từ chối lắng nghe lời kêu gọi nhân quyền hay những nhân viên mà đã đến Olympic Bắc Kinh, và giúp cho họ nghĩ lại về chỗ đứng nào mà họ định chọn trong lịch sử, thì những hy sinh này sẽ không uổng phí.”

Nhóm Công Tác Nhân Quyền của Pháp Luân Công đã gửi bản báo cáo này cho Tổ chức Nhân Quyền của LHQ, bộ ngoại giao của các nước, và các Tổ chức Nhân quyền lớn trên thế giới. Chúng tôi hy vọng rằng tất cả những ai mà đọc báo cáo này sẽ coi trọng nó, cất giữ nó, và sử dụng nó một cách rộng rãi để phơi bày tội ác của ĐCSTQ, để chấm dứt cuộc bức hại, để bảo vệ lương tâm, nhân quyền và công lý cho loài người.

Dưới đây là đường link để tải báo cáo này:

Bản tiếng Hán: https://www.falunhr.org/reports/PDFs/BeijingOlympicsPersecution_ch1.pdf

Bản tiếng Anh: https://www.falunhr.org/reports/PDFs/BeijingOlympicsPersecution.pdf


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/3/6/196666.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/3/14/105576.html
Đăng ngày 14-5-2009; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tuơng lai để sát hơn với nguyên bản

Hiệu chỉnh lần 1: 15-5-2009

Share