Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc

[MINH HUỆ 18-11-2016] Một cư dân ở Cáp Nhĩ Tân đang bị cầm tù đã bị đánh trong những tháng gần đây vì cự tuyệt từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công – một pháp môn tu luyện tâm linh bị chính quyền cộng sản Trung Quốc bức hại.

Ông Tôn Khai Thanh bị báo cảnh sát và bị bắt vào ngày 29 tháng 9 năm 2014 vì phát tài liệu về Pháp Luân Công. Ông được cho tại ngoại sau 43 ngày vì bị tiêu chảy cấp tính. Người đàn ông đã về hưu 65 tuổi này bị bắt lại vào tháng 12 năm 2015 và ngay sau đó bị kết án 4 năm rưỡi tù giam.

Các lính canh tại Nhà tù Hô Lan đã cố gắng buộc ông Tôn phải từ bỏ niềm tin của ông nhưng không thành công. Sau đó, họ đã ngược đãi ông theo nhiều cách khác nhau.

Đây không phải là lần đầu tiên ông Tôn bị giam giữ và bị tra tấn. Trong 16 năm qua, ông liên tục bị bắt giữ vì niềm tin của mình. Ông đã ba lần bị giam giữ với thời gian tổng cộng là 5 năm tại Trại lao động cưỡng bức Trường Lâm Tử và đã bị thương nặng do bị tra tấn tại đây.

Ông Tôn đã đệ đơn kiện hình sự cựu độc tài Trung Quốc Giang Trạch Dân vào tháng 6 năm 2015 vì đã ra lệnh bức hại Pháp Luân Công khiến ông bị bắt và bị tra tấn.

Dưới đây là trích đoạn từ đơn kiện hình sự của ông.

Bị tra tấn trong lần bị bắt đầu tiên

Lần đầu tiên tôi bị bắt là vào ngày 7 tháng 11 năm 2000 khi đang luyện công ở quảng trường Thiên An Môn. Cảnh sát đã còng tay tôi vào một cái cây ở sân Đồn cảnh sát Vĩnh Định suốt một đêm.

Những tù nhân chào đón tôi bằng những cú đánh đập và những hình thức ngược đãi khác khi tôi bị chuyển tới Trại tạm giam Vãng Môn Đầu. Họ dội nước lạnh lên người tôi rồi sau đó lại làm tôi bỏng bằng nước sôi. Lưng của tôi bị bỏng nghiêm trọng.

Các lính canh và tù nhân sau đó thay phiên nhau đứng lên đùi tôi và dùng giày của họ nghiến lên da thịt tôi. Họ cũng dùng điếu thuốc đang cháy dở để đốt các ngón tay của tôi. Như thế vẫn chưa đủ, họ còn dùng một tấm bảng gỗ đánh vào mông tôi tới khi nó tím bầm. Sau đó họ xát bột ớt lên những vết thương của tôi.

Sau đó tôi bị đưa trở lại Cáp Nhĩ Tân, bị giam giữ thêm 50 ngày nữa và bị phạt 4.000 Nhân dân tệ. Trường học đình chỉ công việc của tôi khi tôi được thả và chỉ cho tôi một khoản trợ cấp nhỏ đến năm 2004.

Lần đầu tiên bị giam giữ trong trại lao động cưỡng bức

Tôi bị kết án 2 năm giam giữ tại trại lao động cưỡng bức vào tháng 11 năm 2001.

Đội trưởng Vương Chiêm Khải ra lệnh cho nhiều tù nhân treo tôi lên giường tầng vào ngày 20 tháng 1 năm 2002. Khi tôi tuyệt thực để phản đối, họ đã dùng dùi cui điện để sốc điện tôi và bức thực tôi bằng tinh bột bột ngô trộn với muối. Mồm miệng tôi đầy máu và tôi liên tục nôn mửa mỗi khi bị bức thực.

Tôi bị treo lên lần nữa vào tháng 6 năm 2002 liên tục trong 3 ngày khi tôi phản đối việc các lính canh phỉ báng Pháp Luân Công. Hai tháng sau, tôi bị biệt giam và bị giữ ở đó trong gần 1 tháng.

Sau khi đưa tôi ra khỏi phòng biệt giam, các lính canh ép buộc tôi ngồi trên ghế với chân tay bị trói trong 1 tuần và tôi không được đi vệ sinh trong thời gian đó. Đầu tháng 9 năm 2002, các lính canh sử dụng các hình thức tra tấn khác với tôi. Họ buộc tôi phải ngồi xổm trong suốt 18 giờ mỗi ngày trong hơn 40 ngày. Tôi chỉ được phép đi vệ sinh 2 lần và nghỉ trong 3 bữa ăn mỗi ngày.

Một tù nhân tên là Dương Hiểu Đông đánh tôi bằng một ghế băng nhỏ, dùng kim đâm tôi, dùng bật lửa đốt tôi, dùng phi tiêu sắc nhọn chọc tôi, đánh tôi bằng ống cao su, và thậm chí còn xoắn bộ phận sinh dục của tôi. Anh ta cũng đổ nước lạnh vào cổ tôi và bôi dầu mù tạt vào lỗ mũi tôi.

Một tù nhân khác còn đặt một bàn chải đánh răng giữa ngón trỏ và ngón giữa bàn tay trái của tôi. Sau đó anh ta buộc chặt hai ngón tay của tôi và xoắn bàn chải. Các ngón tay tôi lập tức chảy máu.

Các lính canh sau đó đã buộc tôi phải ở trong một căn phòng mở toang cửa sổ. Nhiệt độ ngoài trời là âm 20 độ C, nhưng không có đệm lót. Tôi phải chịu cái giá lạnh khủng khiếp. Thậm chí đến tận bây giờ, tôi vẫn phải mặc nhiều lớp áo giữa mùa hè và chân tôi vẫn bị sưng.

Thêm hai lần bị giam trong trại lao động cưỡng bức

Tôi bị bắt vào tháng 9 năm 2004 và ngay sau đó bị giam giữ 2 năm trong trại lao động cưỡng bức.

Một năm sau khi tôi được thả, tôi lại bị bắt lần nữa và bị đưa tới Trung tâm tạm giam quận Nam Cương. Tại đây các tù nhân đã đánh tôi 3 lần trong vòng 20 giờ đầu tôi đến trại. Cổ họng tôi bị thương nặng sau khi họ buộc vào cổ tôi một vòng xích. Sau đó việc nói chuyện và nuốt của tôi đều rất khó khăn.

Chính quyền kết án tôi 1 năm giam giữ trong trại lao động cưỡng bức vào tháng 5 năm 2008. Tôi lại bị tra tấn tại Trại lao động cưỡng bức Trường Lâm Tử.

Đội trưởng Dương Kim Đường đã từng buộc tôi phải ngồi bất động trên ghế với tay chân bị trói chặt trong 8 ngày liền. Sợi dây trói cứa vào cổ tay cổ chân tôi. Họ dội nước lạnh làm tôi tỉnh lại mỗi khi tôi ngất đi.

Bối cảnh

Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là Tổng Bí thư ĐCSTQ, bất chấp sự phản đối của các ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khác, đã phát động cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công.

Cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 17 năm qua. Nhiều người bị tra tấn bởi niềm tin của họ và thậm chí bị giết để cướp nội tạng. Giang Trạch Dân và đồng phạm phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc đàn áp tàn bạo này.

Dưới sự chỉ đạo cá nhân của Giang Trạch Dân, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, “Phòng 610”, vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng công an và hệ thống tư pháp trong việc thi hành chỉ đạo của Giang đối với Pháp Luân Công theo chính sách: bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.

Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền đệ đơn kiện hình sự truy tố kẻ cựu độc tài này.

Các bài viết liên quan:

Một người đàn ông bị cầm tù ở Hắc Long Giang tuyệt thực để phản đối sự đánh đập của lính canh

Ông Tôn Khai Thanh tuyệt thực để phản đối bức hại tại Trại lao động cưỡng bức Trường Lâm Tử

Các biện pháp tra tấn các học viên Pháp Luân Công tại Trại lao động cưỡng bức Trường Lâm Tử ở thành phố Cáp Nhĩ Tân


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/11/18/337825.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/11/28/160124.html

Đăng ngày 25-12-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share