Bài viết của Trịnh Ngữ Yên, phóng viên báo Minh Huệ.

[MINH HUỆ 17-10-2016] Ngày nay, các bạn trẻ có nhiều cách để tham gia vào các hoạt động xã hội hữu ích và có ý nghĩa. Đối với một số sinh viên đại học Đài Loan, lựa chọn của họ là đến Hồng Kông để thông tin cho du khách Trung Quốc về chân tướng của Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện hòa bình bị vu khống và bị cấm tại Trung Quốc suốt 17 năm qua.

Mùa hè năm ngoái, Nolan Cao, nghiên cứu sinh của Đại học Quốc gia Thành Công, và Terry Trác, sinh viên Đại học Quốc gia Đài Loan cùng năm sinh viên khác đã đến Hồng Kông. Trong suốt chuyến đi của mình, họ đã phân phát tài liệu giảng chân tướng về Pháp Luân Công cho khách bộ hành và vạch trần các thủ đoạn tuyên truyền mang tính thù địch của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Khi trở về, Nolan và các bạn của anh đã sản xuất một bộ phim tài liệu về chuyến đi của họ có tựa đề “Dũng cảm nơi tiền tuyến: Trải nghiệm của chúng tôi ở Hồng Kông” (bằng tiếng Trung và có phụ đề tiếng Anh). Bộ phim đã nhận được nhiều phản hồi tích cực của trường Đại học Quốc gia Thành Công và được chọn là một trong năm bộ phim lọt vào chung kết Giải thưởng Phim Vàng cho Giáo dục tổ chức hồi tháng Ba vừa qua.

68ff303de35b16648ae445ab6e9e0bf2.jpg

”Dũng cảm nơi tiền tuyến: Trải nghiệm của chúng tôi ở Hông Kông”, bộ phim tài liệu của Nolan Cao (bên trái) và Terry Trác (bên phải) là một trong năm bộ phim được lựa chọn tham dự chung kết Giải thưởng Phim Vàng cho Giáo dục

Bộ phim tài liệu này là một trong 129 bộ phim đăng ký tham dự cuộc thi do Bộ Giáo dục tổ chức, và được đánh giá rất cao. Một ủy viên trong ban giám khảo nói với Nolan rằng bộ phim của anh rất đặc biệt: “Những người dự thi khác chọn chủ đề dựa trên sở thích của họ, nhưng bạn thì dựa vào đức tin của mình. Bạn có một mục tiêu rất rõ ràng và đã đặt toàn bộ tâm lực vào đó.”

Một động lực đáng ngưỡng mộ

Hồi học năm thứ nhất, trong một trận đá bóng, Nolan đã bị đứt dây chằng ở bàn tay. Khi nằm nhà chịu đau đớn, anh nhớ ra quyển sách mà mẹ đã giới thiệu cho anh vài năm trước đây – Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của Pháp Luân Công.

Nolan rất thích đọc cuốn sách và bắt đầu tập các bài công pháp. Tháng 8 năm 2012, anh tham dự lễ cắm trại chia sẻ kinh nghiệm tu luyện Pháp Luân Đại Pháp lần thứ 13 dành cho học viên trẻ Đài Loan được tổ chức tại Đại học Quốc gia Thanh Hoa.

Sau khi hiểu rõ hơn về nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Công và cách áp dụng nguyên lý này trong cuộc sống hàng ngày, anh đã đề cao trong tu luyện và bắt đầu tổ chức các sự kiện tại trường mình để nói cho nhiều người hơn nữa về pháp môn tu luyện này.

Được biết Bộ Giáo dục đang bắt đầu chương trình quốc tế hóa các trường đại học, Nolan đã trình lên nhà trường một bản kế hoạch trong đó trình bày rõ nguyện vọng sang Hồng Kông để thông tin cho công chúng biết về Pháp Luân Công và sự vi phạm nhân quyền đang diễn ra ở Trung Quốc. Nhà trường đã phê duyệt kế hoạch của anh và trợ cấp 8.000 Đài tệ (tương đương với 250 Đô la Mỹ) với hy vọng Nolan có thể sản xuất một bộ phim về trải nghiệm của mình khi ở Hồng Kông.

Với sự giúp đỡ của các thành viên trong gia đình, Nolan đã đi mua thiết bị và học cách quay phim. Một vài người bạn cũng đồng ý cùng anh sang Hồng Kông.

140a75ffed7ce9007102ea12ded2fd5e.jpg

4d58080c8dfaefe54270d71ac2ff774a.jpg

Phân phát tài liệu giảng chân tướng cho du khách Trung Quốc

Gia nhập ĐCSTQ ư? Không bao giờ!”

Bị ĐCSTQ tuyên truyền, nhiều du khách Trung Quốc cho rằng các học viên Pháp Luân Công được trả tiền để đi nói cho người khác biết về Pháp Luân Công. “Anh được trả bao nhiêu tiền để làm việc này?” một du khách hỏi.

“Không một xu nào cả”, Nolan trả lời. “Tôi đã được hưởng lợi về cả thể chất và tinh thần từ việc tu luyện Pháp Luân Công, và tôi chỉ muốn nói cho người khác biết về điều đó. Tất cả chúng tôi đều là tình nguyện viên.” Sau đó, người du khách đã nói chuyện với Nolan và cảm ơn anh vì đã nỗ lực giảng cho họ về chân tướng của Pháp Luân Công.

Một người đàn ông trung tuổi tiến đến đọc các tấm áp phích giảng chân tướng của Pháp Luân Công. Vợ ông muốn ngăn cản nhưng ông vẫn tiến bước và nói: “Các tư liệu giảng chân tướng này rất có ý nghĩa.” Cuối cùng, ông ra nói chuyện với Nolan và chia sẻ rằng ông đã thoái xuất khỏi ĐCSTQ. “ĐCSTQ luôn tham nhũng và lừa dối. Tôi sẽ không bao giờ gia nhập vào hàng ngũ của họ!”

Tiếng nói từ trái tim

Jacky Trần, một nghiên cứu sinh của Đại học Quốc gia Formosa, biết đến Pháp Luân Công qua cha mẹ mình. Anh chia sẻ rằng thực hành tu luyện Pháp Luân Công giúp anh trở nên cởi mở hơn và luôn sẵn sàng đương đầu với thử thách.

9f5c1485470f285def1352a62e6bbfa4.jpg

Jacky Trần và một số sinh viên Đại học Quốc gia Formosa ngồi tĩnh tọa

Đầu năm ngoái, Jacky làm việc ở một nhà máy cơ khí và nhận được hơn 20.000 Đài tệ (tương đương với 630 Đô la Mỹ). Với số tiền kiếm được cộng thêm trợ cấp của bố mẹ, anh đã sang Hồng Kông và tham gia dự án của Nolan.

“Cuộc sống ở đây rất bận rộn nhưng cũng rất có ý nghĩa,” Jacky giải thích. Từ khi tu luyện Pháp Luân Công, anh luôn đối xử với những người xung quanh bằng thiện tâm và luôn muốn nói chuyện với các du khách Trung Quốc. “Họ đã bị ĐCSTQ tẩy não, vì vậy tôi cần giảng rõ chân tướng về Pháp Luân Công cho họ.”

Vài lần, Jacky gặp những du khách bị câm và khiếm thính. Sau khi đọc tài liệu giảng chân tướng, họ rất xúc động và đã dùng ngôn ngữ cử chỉ để nói chuyện với nhau. Một học viên hiểu ngôn ngữ của họ nói với Jacky rằng họ rất vui vì đã minh bạch chân tướng.

Đó là những khoảnh khắc đáng nhớ nhất mà Jacky đã trải nghiệm khi ở Hồng Kông. “Tiếng nói từ trái tim họ đã cho tôi biết rằng những gì chúng tôi làm ở đây là rất quan trọng.”

Xem tiếp Phần 2


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/10/17/336410.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/10/18/159592.html

Đăng ngày 20-11-2016; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share