Bài viết của một học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 22-6-2016] Nhiều luật sư ở Trung Quốc đã minh bạch chân tướng về Pháp Luân Công khi giải quyết các trường hợp liên quan tới môn tu luyện này. Một số người tin rằng Pháp Luân Công là hi vọng trở về một xã hội văn minh của quốc gia này.

Nhân viên gương mẫu Vương Yến Hân được thả sau hai năm tù giam

Học viên Pháp Luân Công Vương Yến Hân đã được thả vào ngày 21 tháng 3 năm 2016 sau khi bị giam cầm trong hai năm.

Luật sư của cô biết cô Vương là một người tốt, nhưng không thể giúp cô được, vì hệ thống pháp luật cộng sản.

Cô Vương Yến Hân từng mở một cửa hàng ở tại Trung tâm mua sắm Giai Mộc Tư. Cô đã được trao tặng chứng nhận “nhân viên kiểu mẫu” cấp thành phố và cấp tỉnh rất nhiều lần. Cô luôn ca ngợi Pháp Luân Công, vì môn tu luyện dạy cô trở thành người có ích cho xã hội.

Cô giành được giải thưởng “nhân viên gương mẫu xuất sắc nhất cấp quốc gia” năm 2014. Tại lễ trao giải tại Trung tâm mua sắm Giai Mộc Tư, một lần nữa cô lại ca ngợi Pháp Luân Công.

Cô nói trong suốt buổi lễ trao giải: “Tôi tuân theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp, những nguyên lý đã chỉ dẫn tôi trở thành một người tốt.” Mọi người vỗ tay nhiệt liệt.

2014-4-8-minghui-jiansanjiang-08.jpg

Cô Vương Yến Hân

Xóa bỏ ấn tượng sai lầm

Anh Thường Bá Dương, luật sư của cô Vương, không hiểu tại sao cô Vương lại bị kết án hai năm tù.

Anh Thường nói: “Tôi biết cô Vương và những học viên Pháp Luân Công khác là người tốt. Đó là một nhóm người tuyệt vời và tất cả đều là những người tốt bụng. Họ có tiêu chuẩn đạo đức cao và mang lại lợi ích cho xã hội. Những người như vậy lại bị đàn áp, tôi cảm thấy rất buồn và muốn giúp họ.”

Luật sư Trương Duy Ngọc nói: “Tôi đã gặp một số học viên vì trường hợp của cô Vương. Tôi cũng biết chân tướng về môn tu luyện và biết rằng môn tu luyện không phải như những gì chính phủ đã công bố. Tôi đã có ấn tượng sai lầm như vậy. Sau khi nói chuyện và quan sát các học viên, tôi nhận ra rằng tất cả họ đều là những người tốt bụng và chân thành. Đó là ấn tượng sâu sắc nhất của tôi về họ. Tuyên truyền của nhà nước đang xúc phạm và gây hiểu nhầm một nhóm người vô cùng tốt.”

Tu luyện Pháp Luân Công vì những nguyên lý ngay chính

Tại sao Pháp Luân Công lại thu hút nhiều người tu luyện như vậy? Tại sao các học viên lại có đức tin kiên định vào môn tu luyện như vậy và không từ bỏ dù đối mặt với cuộc bức hại?

Học viên Trần Đông Mai, một cựu nhân viên của Nông trường Thang Nguyên, đã bị giam giữ hai năm tại nhà tù Thanh Long Sơn. Cô là bị đơn giống như trường hợp của cô Vương.

2014-4-8-minghui-jiansanjiang-10.jpg

Cô Trần Đông Mai

Cô Trần nói với luật sư của cô: “Tôi từng rất nóng tính. Bà của tôi bảo tôi giống một con hổ còn chồng tôi như một con dê. Chúng tôi tranh cãi như chó với mèo và tôi sẽ không dừng lại cho tới khi chồng tôi phát khóc. Tôi cũng đối xử với những người khác như vậy.”

Sau khi đọc Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của Pháp Luân Công, tôi nhận ra rằng mình đã làm nhiều điều không tốt cho người khác. Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, không phải vì chữa bệnh khỏe người, mà vì tôi nhận thấy các bài giảng vô cùng tốt. Tôi tự nhủ rằng mình nên chiểu theo các nguyên lý trong cuốn sách và trở thành một người tốt.

Mặc dù không truy cầu chữa bệnh khỏe người, nhưng Pháp Luân Công đã chữa lành rất nhiều bệnh tật của tôi. Bây giờ tôi đối xử với mọi người một cách hòa ái.

Các học viên là những người tốt

Mẹ chồng của tôi phải nhập viện và nếu là trước đây tôi sẽ không chăm sóc bà, nhưng bây giờ tôi không ngần ngại. Cô y tá nói rằng tôi là người duy nhất mà cô từng gặp mà lại chăm sóc cho mẹ chồng.

Ngoài ra, cô cũng thừa nhận rằng cô có ấn tượng sai lầm về Pháp Luân Công và sợ các học viên. Tuy nhiên, nhờ tôi mà cô đã hiểu Pháp Luân Công thực sự là gì.

Cô nói: “Các học viên Pháp Luân Công khác với những người khác. Chị không chỉ nói chị nên làm gì, mà chị đã thực sự làm. Chị là một người thực sự tốt. Bây giờ thì tôi hiểu, nếu chị thu được lợi ích và trải nghiệm nhiều sự thay đổi kì diệu như thế, cả thân thể và tinh thần, không ai có thể ép buộc chị từ bỏ môn tu luyện.”

Nữ cảnh sát ngừng tra tấn và trở thành một học viên

Học viên Thôi Hội Phương đã từng là một cảnh sát tại Trại lao động Giai Mộc Tư. Cô từng tham gia vào việc tra tấn các học viên Pháp Luân Công bị cầm tù. Tuy nhiên, cách hành xử và lời nói của các học viên đã cải biến cô Thôi và cô đã trở thành một học viên.

2015-3-2-minghui-pohai-jiamusi-cuihuifang.jpg

Cô Thôi Hội Phương

Cấp trên của cô vô cùng sợ hãi và tức giận, nên đã bắt giam cô và cô bị Tòa án quận Tiền Tiến ở Giai Mộc Tư kết án hai năm tù vào ngày 20 tháng 11 năm 2015. Giang Thiên Dũng, một luật sư nhân quyền nổi tiếng ở Trung Quốc, đã xử lý trường hợp của cô.

Ông Giang nói: “Các học viên Pháp Luân Công tuân theo nguyên tắc Chân-Thiện-Nhẫn. Họ đối xử với những người khác rất tốt. Họ luôn luôn cân nhắc đến những mong muốn của người khác. Mặc dù bị bức hại, nhưng họ lại là hi vọng của đất nước Trung Quốc.”

Ông tiếp tục: “Tại sao pháp luật của chúng ta lại không bảo vệ quyền lợi của họ? Tại sao chúng ta thi hành pháp luật? Đất nước này còn có thể có hi vọng như thế nào được nữa?”

Vương Vũ, một luật sư nhân quyền khác, nói: “Tại tòa án, tôi được lệnh không được bào chữa hay nói lên chân tướng về Pháp Luân Công. Tại sao tôi lại không thể nói về Pháp Luân Công thực sự là gì? Không có luật nào cấm môn tu luyện này cả. Là một luật sư, dĩ nhiên tôi có thể nói. Tại sao thẩm phán lại đưa ra một quy định như thế?”

Luật sư nhân quyền Trương Duy Ngọc nói với những người vẫn đang tiếp tục bức hại Pháp Luân Công: “Chúng tôi lo lắng cho những người đã bắt giữ và kết án các học viên, bao gồm cảnh sát, viện kiểm sát, và những người làm việc trong hệ thống tòa án Trung Quốc. Chúng tôi lo lắng cho tương lai của các bạn. Tôi nghĩ khi Pháp Luân Công được minh oan, việc các bạn sẽ bị kiện là điều không thể tránh khỏi.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/6/22/330357.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/10/12/159503.html

Đăng ngày 5-11-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share