Bài viết của Thư Tĩnh và Mục Văn Thanh

[MINH HUỆ 27-10-2016] “Lần cuối cùng em trai tôi gọi điện cho tôi là vào ngày 19 tháng 4 năm 2003. Kể từ đó tôi không có thông tin gì của cậu ấy nữa,” anh Hoàng Vạn Thanh kể tại buổi mít-tinh ở phía trước Lãnh sự quán Trung quốc ở San Francisco hôm 25 tháng 10.

Đây là một hoạt động trong chuỗi các sự kiện ở San Francisco với sự tham gia của hàng nghìn học viên Pháp Luân Công. Hơn 4.000 học viên đã tổ chức đại lễ diễu hành hôm 22 tháng 10, và khoảng 6.000 người đã tham dự Pháp hội Giao lưu Tâm đắc Tu luyện diễn ra ngày 24 tháng 10.

Tiếp tục sứ mệnh còn dang dở

Cả Vạn Thanh và em trai Hoàng Hùng cùng bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp năm 1996. Một năm sau, Vạn Thanh đến Hoa Kỳ để làm nghiên cứu sinh. Vạn Thanh kể: “Khi cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Giang Trạch Dân phát động bức hại Pháp Luân Đại Pháp vào tháng 7 năm 1999, Hùng đang học tại trung tâm đào tạo máy tính ở Bắc Kinh. Giống như bao học viên khác, Hùng đã đi đến các cơ quan chính quyền để kháng nghị cho Pháp Luân Đại Pháp.”

2016-10-26-sf-chinese-consulate_06--ss.jpg

Anh Hoàng Vạn Thanh không có thông tin gì về người em trai, anh Hoàng Hùng trong suốt 13 năm nay. Anh Hùng bị giam giữ và bị cảnh sát truy nã vì tu luyện Pháp Luân Đại Pháp

Tháng 2 năm 2000, khi đó Hoàng Hùng 22 tuổi, bị bắt giữ ở Bắc Kinh, sau đó anh bị giam giữ 18 tháng trong một trại lao động. Sau khi được trả tự do khỏi nhà tù, hộ khẩu của anh đã bị hủy, và anh buộc phải rời khỏi nhà để tránh bị bức hại thêm nữa.

Trong suốt thời gian đó, anh Hùng tìm cách để gọi điện cho Vạn Thanh hết lần này đến lần khác. Anh đi đến nhiều nơi và nói với mọi người về chân tướng Pháp Luân Đại Pháp và việc chính quyền Cộng sản ngược đãi các học viên ra sao. Với những kỹ năng máy tính đã được trang bị, anh Hùng đã làm hơn 5.000 đĩa DVD để nói với người dân câu chuyện chân thực về Pháp Luân Đại Pháp. Không bao lâu sau, anh bị bắt, nhưng anh đã trốn thoát được.

Ở Thượng Hải, anh Hùng đã làm hơn 5.000 đĩa DVD nữa và bị cảnh sát truy nã. Tuy nhiên, anh đã đến được Vân Nam ở miền Nam Trung Quốc và tiếp tục nỗ lực nâng cao nhận thức cuộc bức hại. Ngoài việc làm đĩa DVD, anh cũng cố gắng gửi thông điệp trên diện rộng bằng cách can thiệp tín hiệu truyền hình. Kể từ lần cuối cùng anh gọi điện cho Vạn Thanh đến nay đã 13 năm, vẫn chưa có tin tức gì về anh.

“Em trai tôi hy vọng rằng có thêm nhiều người dân Trung Quốc có thể hiểu chân tướng Pháp Luân Đại Pháp, không mù quáng mà tin theo tuyên truyền của chính quyền Cộng sản Trung Quốc. Tôi phải tiếp tục sứ mệnh còn dang dở này,” Vạn Thanh nói.

Cha mẹ bị bức hại, các con gái kêu gọi giúp đỡ

Bà Vương Tiêu, một học viên ở San Franciso, nói rằng cả gia đình bà, cha mẹ và em trai đều tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. “Năm 2010, họ bị bắt, rồi bị giam giữ và tra tấn trong trại giam chỉ vì có đức tin.” Cụ thể là cha bà, bị cầm tù bốn năm và bị cưỡng bức lao động. Giấy phép hành nghề luật sư của ông cũng bị thu hồi. Mẹ bà bị quản thúc tại nhà sau khi được trả tự do và thường xuyên bị cảnh sát sách nhiễu. Cơ quan nơi em trai bà công tác cũng bị ép phải sa thải cậu ấy. Yêu cầu cấp hộ chiếu để họ đến thăm bà đều bị từ chối.

2016-10-26-sf-chinese-consulate_07--ss.jpg

Bà Vương Tiêu nói rằng cha mẹ và em trai bà đều bị bắt giữ chỉ vì họ tu luyện Pháp Luân Công

Cô Lưu Đan Thanh là một giám đốc marketing của một công ty về khoa học công nghệ ở vùng Vịnh San Francisco. Cha cô, ông Lưu Học Mẫn, nguyên là nhân viên của Tập đoàn Dầu khí và Hóa chất Sinopec ở mỏ dầu Thắng Lợi tỉnh Sơn Đông, bị bắt và giam giữ 15 tháng vì tu luyện Pháp Luân Công. Sau khi được trả tự do, tháng 7 năm 2015 cha cô lại bị bắt giữ một lần nữa và bị kết án tù hồi tháng 8 năm 2016.

“Hôm nay tôi đến đây với mong muốn nhân cơ hội này để chân thành kêu gọi cộng đồng quốc tế sẽ chú tâm hơn đến sự việc và giúp giải cứu cha tôi cũng như giúp chấm dứt tội ác tàn bạo này,” cô Lưu nói.

2016-10-26-sf-chinese-consulate_01--ss.jpg

Một học viên lên tiếng cho cha mẹ mình, những người đang bị ngược đãi ở Trung Quốc vì tu luyện Pháp Luân Đại Pháp

Một trường hợp nối tiếng, cô Vương Hiểu Đan (Danielle Vương) kể về câu chuyện của gia đình mình với những người tham dự mít-tinh qua điện thoại. Cha cô, ông Vương Trị Văn, nguyên là một điều phối viên của Hội Nghiên cứu Pháp Luân Đại Pháp trước kia. Chính quyền đã bắt giữ ông vào đúng ngày cuộc bức hại khai màn, ngày 20 tháng 7 năm 1999, và ông bị kết án 15 năm tù giam. Ngay cả khi đã được trả tự do năm 2014, cảnh sát vẫn sách nhiễu và theo dõi ông 24/24 giờ.

“Tôi cùng chồng mình đã hoàn thiện mọi thủ tục giấy tờ trong tháng Tám vừa qua để cha tôi đến Mỹ thăm chúng tôi. Nhưng ở sân bay ở tỉnh Quảng Đông, hải quan đã hủy hộ chiếu và ngăn cản ông xuất ngoại. Đó là một sự việc đau buồn với chúng tôi, và kể từ đó chúng tôi vẫn chưa tìm ra cách để giải quyết sự việc này.” Cô hy vọng rằng nhiều người hơn nữa có thể giúp cha cô và các học viên Pháp Luân Đại Pháp đang bị ngược đãi khác ở Trung Quốc được trả lại tự do vốn có của họ.”

Người qua đường: Cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp thật “khủng khiếp”

Anh Emil, một du khách người Pháp, cùng bạn gái xem buổi mít-tinh. Sau khi biết rằng người thân của nhiều học viên Pháp Luân Đại Pháp đang bị giam giữ trong thời gian dài hoặc là đã mất tích hơn 10 năm qua, anh nói rằng anh không sao hình dung nổi điều như vậy lại có thể tồn tại trong thời đại ngày nay. “[Cuộc bức hại] này thật khủng khiếp. Tôi sẽ truy cập Internet để kiểm tra thông tin này và tôi sẽ ký tên thỉnh nguyện trực tuyến để ủng hộ các bạn.”

Ông Omar, một bác sỹ, đã biết đến tội ác mổ cướp tạng từ các học viên còn sống đang bị cầm tù chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công của ĐCSTQ. “Cấy ghép tạng chỉ được tiến hành khi những người hiến tạng tự nguyện. Còn không, nó phải bị cấm chỉ,” ông Omar nói.

Cô Zara Hayes, một huấn luyện viên ba-lê, chưa từng biết đến cuộc bức hại này ở Trung Quốc. Cô nói rằng không một ai hay một chính phủ nào có quyền được giết hại người khác để lấy tạng. “Cho dù động cơ của việc này là vì tiền, quyền lực, hay lòng tham, thì nó cũng đều phải chấm dứt. Là con người, chúng ta phải yêu thương quan tâm lẫn nhau.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/10/27/336842.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/10/28/159719.html

Đăng ngày 31-10-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share