Bài viết của phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 13-8-2016] Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tiếp tục đàn áp Pháp Luân Công trong nửa đầu năm 2016. Trong thời gian này, có tới 4.892 người bị bắt giữ và 1.939 người bị sách nhiễu vì đức tin vào giá trị tâm linh dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn.

Năm học viên Pháp Luân Công là mục tiêu bức hại đã bị qua đời trong vài giờ hoặc vài tuần sau khi bị chính quyền bắt giữ hoặc sách nhiễu.

Trong đó, 1.882 học viên (chiếm 38.5% trong tổng số 4.892 học viên bị bắt giữ) đã được trả tự do, các học viên còn lại vẫn tiếp tục bị giam giữ ở các trại giam hoặc trung tâm tẩy não khác nhau. Một số chính thức bị bắt giữ và truy tố.

Những học viên bị sách nhiễu thường bị yêu cầu ký vào cam kết từ bỏ Pháp Luân Công hoặc bị cưỡng ép lấy thông tin sinh trắc học của họ. Nhiều học viên chịu sự giám sát liên tục của cảnh sát. Một vài học viên đã bị giáng chức hoặc bị đình chỉ công tác vì từ chối tuân theo các cơ quan chức năng. Một vài học viên thậm chí còn phải bỏ trốn để tránh bị bức hại.

Gia đình của các học viên cũng phải chịu mối đe dọa và hăm dọa liên tục từ chính quyền. Trong khi một số dũng cảm ủng hộ các học viên trong gia đình họ, những người khác vì phải chịu áp lực nên đã làm bất cứ điều gì để ngăn cản các học viên tu luyện Pháp Luân Công. Kết quả là một số gia đình tan nát, vợ chồng ly hôn và trẻ em phải sống xa cách cha mẹ.

5 học viên qua đời một thời gian ngắn ngay sau khi bị bắt giữ hoặc sách nhiễu

Trong các học viên bị ảnh hưởng, có năm người qua đời một thời gian ngắn ngay sau khi bị bắt giữ hoặc sách nhiễu.

Một phụ nữ ở Hà Nam qua đời vài giờ sau khi bị bắt giữ

Bà Vương Tú Vân, 70 tuổi, sống tại tỉnh Hà Nam. Bà bị bắt giữ vào ngày 13 tháng 5 năm 2016 vì đệ đơn khởi kiện Giang Trạch Dân.

Bà qua đời vài giờ sau khi bị bắt giữ, và cảnh sát không có một lời giải thích về cái chết của bà cho thân nhân

Một người đàn ông đã qua đời sau 17 giờ bị cảnh sát bao vây quanh nhà và cắt điện nước sinh hoạt

Ông Lê Ngọc Cần, 68 tuổi, ở Thượng Hải, qua đời sau 17 giờ bị cảnh sát bao vây quanh nhà và cắt điện nước sinh hoạt. Ông Lê đã bị ngã vài ngày trước đó và vẫn đang nằm liệt giường khi cảnh sát tới sách nhiễu gia đình ông từ 10 giờ sáng ngày 19 tháng 1. Cảnh sát ra lệnh cắt mọi tiện ích sinh hoạt của gia đình họ sau khi không thể phá cửa.

Do bị cắt điện nước, ông Lê đã bị ngất chiều hôm đó. Vợ và các con ông đã cầu xin cảnh sát cho khôi phục lại điện nước trong nhà, nhưng cảnh sát từ chối.

Cảnh sát cũng không cho phép ai rời khỏi nhà. Do không được chăm sóc y tế kịp thời, ông Lê đã qua đời vào khoảng 3 giờ sáng ngày hôm sau.

Ác mộng của một thiếu niên: Mẹ bị giam giữ, cha qua đời trong nhà tù

Ông Cao Nhất Hỷ ở tỉnh Hắc Long Giang qua đời sau 10 ngày sau khi ông và vợ bị bắt giữ vì tu luyện Pháp Luân Công vào ngày 19 tháng 4 năm 2016. Theo gia đình ông thấy được cơ thể của ông, ngực nhô ra và bụng hõm xuống. Vẫn còn những dấu hiệu bị còng trên cổ tay ông. Ông qua đời khi mới 45 tuổi.

Vợ ông hiện vẫn bị giam trong tù, hai người con gái tuổi thành niên đã nghỉ học để đi tìm công lý cho cha mẹ.

Hai anh em qua đời cách nhau ba năm trong nhà tù

Anh Dương Trung Tỉnh qua đời trong vòng 11 ngày sau khi bị bắt giữ vào ngày 10 tháng 4 năm 2016 vì tu luyện Pháp Luân Công. Ba năm trước, anh Dương Trung Cảnh bị đánh đập đến chết, vì từ chối từ bỏ Pháp Luân Công.

Hai học viên này ở thành phố Thụy An, tỉnh Chiết Giang, anh em nhà họ Dương làm việc tại thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, tại đó họ bị mất đi sinh mệnh khi mới 38 tuổi vì thực hiện quyền hiến định về tự do tín ngưỡng.

Phụ nữ ở Hà Bắc qua đời hai tháng sau khi bị bắt giữ

Ngày 15 tháng 1 năm 2016, bà Diêm Quốc Diễm ở tỉnh Hà Bắc bị bắt giữ vì khởi kiện Giang Trạch Dân. Giám đốc trung tâm tẩy não đã gọi tới gia đình bà vào ngày 2 tháng 2, yêu cầu họ thanh toán 1.500 nhân dân tệ trước khi đến đón bà. Gia đình bà thấy bà nằm trên giường và bộ dạng rất yếu ớt. Bà mất tại nhà vào ngày 13 tháng 3.

42 trường hợp khác đã qua đời

Nửa đầu năm 2016 cũng chứng kiến cái chết của 42 học viên Pháp Luân Công khác, những người đã bị bắt giữ những năm trước đó. Cái chết của họ là do kết quả của việc bị tra tấn trong trại giam hay bị cảnh sát sách nhiễu trong thời gian dài.

Dưới dây là danh sách đầy đủ 47 trường hợp đã bị bức hại đến chết nửa đầu năm 2016.

29cdb20610cf7ba9e5952576eed7ab1e.jpg

Học viên trên khắp Trung Quốc trở thành mục tiêu bị bức hại

Có 4.892 học viên bị bắt giữ trên khắp Trung Quốc, bao gồm hầu hết các tỉnh và thành phố trực thuộc kiểm soát trung ương. Tỉnh Sơn Đông có số lượng bắt giữ nhiều nhất (968 vụ, chiếm 19,8%), sau đó là Liêu Ninh (574 vụ, chiếm 11,7%), Hà Bắc (422 vụ, chiếm 8,6%), Hắc Long Giang (369 vụ, chiếm 7,5%) và Cát Lâm (314 vụ, chiếm 6,4%).

62e2e0d5019b2f7d2e7d9829d7ee66b0.jpg

1.939 trường hợp bị sách nhiễu cũng trải khắp Trung Quốc, tỉnh Sơn Đông đứng đầu danh sách với 577 vụ, sau đó là Hà Bắc (383 vụ) và Tứ Xuyên (120 vụ).

19 tỉnh khác có số vụ sách nhiễu lên tới hai con số, các tỉnh còn lại duy trì ở 7 tỉnh với vụ sách nhiễu ở một con số.

Các học viên bị sách nhiễu và bắt giữ bao gồm người dân ở tất cả các tầng lớp xã hội, bao gồm giảng viên đại học, học sinh, bác sỹ, kỹ sư, nhân viên kế toán và doanh nhân.

6c9ad69ea44e8b91bc048f419d5fce95.jpg

Những vụ bắt giữ trực tiếp

Trong số các học viên, 682 học viên (chiếm 13,9%) bị bắt giữ vì đệ đơn khởi kiện cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Giang Trạch Dân, thủ phạm phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công năm 1999.

Những người khác bị báo cáo hoặc bị cảnh sát bắt giữ vì phân phát tài liệu thông tin về cuộc bức hại, hoặc bị bắt giữ trong các cuộc tụ họp của học viên.

Bắt giữ theo nhóm

Nhiều học viên Pháp Luân Công nằm trong danh sách đen của cảnh sát, và hoạt động thường ngày của họ bị giám sát. Họ thường bị bắt giữ trong khi gặp những học viên khác.

Ngày 21 tháng 1 năm 2016, hàng chục học viên đã bị bắt giữ trong lúc tụ họp cùng nhau. Họ bị giam tại trại tạm giam trước khi bị chuyển đến Trại giam Tongzhou. Chỉ một học viên được trả tự do tại ngoại.

Ngày 10 tháng 5 năm 2016, 11 học viên ở Hàm Dương, tỉnh Thiểm Tây bị bắt giữ trong khi học Pháp tập thể. Cảnh sát đã giữ họ tại đồn cảnh sát qua đêm. Sáu học viên được trả tự do vào sáng hôm sau, và năm học viên còn lại bị giam giữ.

Bắt giữ và bức hại lặp lại nhiều lần

Trong số các học viên là mục tiêu bị bức hại vì đức tin vào nửa đầu năm 2016, một số người bị bức hại lặp lại nhiều lần trong suốt 17 năm qua.

Ngày 27 tháng 2 năm 2016, ông Dương Đức Tân, ở huyện Vạn Tái, tỉnh Giang Tây, bị bắt giữ khi ông đến thăm người mẹ 80 tuổi của ông. Từ khi chính quyền Cộng sản bắt đầu chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công vào năm 1999, ông Dương đã bị giam cầm phi pháp hơn 10 năm, bao gồm ba năm trong trại lao động cưỡng bức và hơn bảy năm trong tù.

Ngày 12 tháng 5 năm 2016, ông Đằng Thế Quân, ở Đồ Môn, tỉnh Cát Lâm bị bắt giữ tại nhà riêng sau tám năm đi từ nơi này tới nơi khác để trốn khỏi bị đàn áp. Trước vụ bắt giữ mới đây nhất của ông Đằng, ông đã bị bắt giữ rất nhiều lần, bị kết án trong trại lao động hai lần, và bị giam tại trung tâm tẩy não ba lần. Ông bị tra tấn tàn bạo vì từ chối từ bỏ đức tin vào Pháp Luân Công.

Để tránh bị sách nhiễu, ông buộc phải rời khỏi nhà và sống trên đường phố sau khi ông được trả tự do từ trại lao động vào năm 2008. Tám năm sau, ông lại bị bắt giữ một lần nữa. Hiện ông được trả tự do tại ngoại vì huyết áp cao.

Ông Tần Úy là một họa sỹ tại Bắc Kinh, ông bị bắt giữ lần thứ tám vào ngày 18 tháng 5 năm 2016 trong khi phân phát Cửu Bình. Ông hiện bị giam giữ và bị buộc tội “lợi dụng tổ chức tà giáo phá hoại việc thực thi pháp luật”. Trước đó, ông đã bị cầm tù năm năm rưỡi vì tu luyện Pháp Luân Công. Ông bị sốc dùi cui điện vào mặt, không được ngủ trong nhiều tháng và phải chịu nhiều hình thức tra tấn khác nhau.

Bị cảnh sát ngược đãi trong lúc bắt giữ

Cảnh sát thường sử dụng vũ lực và bạo lực khi bắt giữ các học viên. Nhiều trường hợp người thân trong gia đình không tu luyện cũng bị liên lụy.

Bà Liễu Cách Tân, học viên ở Bắc Kinh, bà bị báo lên cảnh sát vì nói với mọi người về Pháp Luân Công. Trong khi cảnh sát bắt giữ bà Liễu, cảnh sát trên xe đã đánh con trai 4 tuổi của bà, cháu Tiểu Vũ, khiến mặt, đầu gối, hai cánh tay cháu bị bầm tím.

f549f5f20781d4e4301e9e46fbeeb177.jpg

995e2e16fdd368cb93758e67b6e75c5f.jpg

9e93ebc3e421a80132de5af4535a9f37.jpg

Ngày 3 tháng 6, cả mẹ và con trai bị đưa tới đồn cảnh sát. Trong khi bà Liễu bị thẩm vấn, thì cậu con trai nhỏ của bà bị đưa tới một phòng khác và bị chất vấn về công việc của bố cháu, ông cũng tu luyện Pháp Luân Công và cảnh sát còn hỏi về nơi ở của họ.

Cậu bé 4 tuổi được gia đình đưa về nhà sau 36 tiếng giam giữ kinh hoàng. Mẹ cháu vẫn bị tạm giam tại trại giam khoảng một tháng và được trả tự do vào ngày 4 tháng 7.

Một trường hợp khác, bà Viên Lợi Cầm 81 tuổi, bị cảnh sát túm lấy và ném xuống sàn nhà khi bà đến phân cục cảnh sát để yêu cầu trả tự do cho con trai và con gái bà, hai người bị bắt giữ vào ngày 10 tháng 5 năm 2016 cùng chín học viên khác.

Bà Viên túm lấy chân của cảnh sát Lôi và khó khăn đứng dậy. Ông Lôi đã kéo và đá bà một lần nữa, khiến vùng bụng bà chấn thương nặng. Hôm sau, bà không thể duỗi thẳng lưng và khó khăn khi đứng lên ngồi xuống.

e06f7eccc19e1149d7f89f7f2e04f3ff.jpg

Bà Viên Lợi Cầm, 81 tuổi, bị ném xuống sàn nhà và bị các cảnh sát đá, khiến vùng bụng của bà bị thương nghiêm trọng

Bắt giữ trong những “Ngày nhạy cảm”

Dưới cái gọi là “Chính sách Duy trì Ổn định”, liên quan tới “duy trì vững chắc” cho Đảng, cảnh sát thường xuyên gia tăng sách nhiễu và bắt giữ các học viên Pháp Luân Công trong những ngày nhạy cảm về chính trị, ví như các cuộc họp Đại hội Nhân dân Toàn quốc, các sự kiện thể thao lớn, hoặc những ngày kỷ niệm lớn liên quan đến Pháp Luân Công.

Ông Triệu Minh, 56 tuổi, là một nha sỹ ở thành phố Hành Thủy, tỉnh Hà Bắc, ông bị bắt giữ vào ngày 11 tháng 3 và bị tạm giam tại Trại giam Hành Thủy hơn một tháng trong suốt thời gian diễn ra các phiên họp toàn thể thường niên của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (NPC) và Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (NCPPCC).

Ông Triệu có thể đã bị đưa tên vào trong danh sách đen của Phòng 610 vì đệ đơn khởi kiện Giang Trạch Dân vì tội phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999.

Giam giữ tại nhà và cắt bỏ các dịch vụ tiện ích

Khi các học viên từ chối hợp tác với cảnh sát, cảnh sát sẽ giam học viên tại nhà của họ và cắt nước, điện và những tiện ích khác.

Ví như trường hợp của bà Vương Văn Quân, từ ngày 23 tháng 3 năm 2016, 20 cảnh sát đã thay phiên nhau quan sát nhà của bà trong năm sau khi bà từ chối tới đồn cảnh sát để nói chuyện. Cảnh sát đã cắt điện và gas nhà bà, chặn toàn bộ hàng hóa và nước được vận chuyển tới, và từ chối cho phép bất cứ ai tới thăm bà.

Tùy tiện giam giữ

Mặc dù một vài học viên được trả tự do ngay sau khi họ bị bắt giữ, nhưng phần lớn các học viên vẫn bị giam trong trại giam, đôi khi trong một vài tháng hoặc vài năm, mặc dù thời gian giam giữ hợp pháp đã mãn hạn từ lâu.

Tại tỉnh Hà Bắc, từ ngày 14 tháng 1 đến ngày 20 tháng 1 năm 2016 có 11 học viên bị bắt giữ vì đệ đơn khởi kiện Giang Trạch Dân. Sau giới hạn 15 ngày tạm giam đã kết thúc, cảnh sát vẫn từ chối trả tự do cho họ, trừ khi họ đồng ý viết đơn tuyên bố từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công và gia đình của họ phải trả tiền phạt và chi phí ăn uống.

Ngày 14 tháng 6 năm 2016, ông Vương Trung Hiền từ thành phố Yên Đài, tỉnh Sơn Đông đến nhà tù đón vợ, bà Vương Hảo Hồng, bà đã bị giam giữ bảy năm. Thay vì về nhà cùng với vợ, chính ông Vương lại bị bắt giữ và giam giữ tại Trung tâm tẩy não Lĩnh Nam. Ông bị chuyển tới trại giam Chiêu Viễn vào ngày 21 tháng 6 và gia đình bị từ chối tới thăm.

Ngày 5 tháng 8, khi gia đình ông tới Đội An ninh Nội địa yêu cầu trả tự do cho ông Vương, họ đã nói ông Vương đã bị chuyển tới Trung tâm Tẩy não Lĩnh Long. Hiện không rõ tình huống của ông Vương.

Ngược đãi trong trại giam

Nhiều học viên bị đánh đập và tra tấn tàn bạo trong trại giam vì không từ bỏ đức tin của họ.

Ba học viên Pháp Luân Công gần đây được trả tự do ở Bắc Kinh đã thuật lại sự tra tấn tàn bạo mà họ phải chịu tại trại giam, bao gồm bị đánh đập liên tục, tay bị trói bằng dây gai, và bị hạn chế sử dụng nhà vệ sinh. Lính canh cũng ép họ tắm nước lạnh và phải mặc đồ lót bị ướt, bất chấp thời tiết lạnh giá ở Bắc Kinh và thiếu lò sưởi trong trại giam.

Ngoài ra, trong trại giam các học viên Pháp Luân Công thường xuyên phải chịu tra tấn về thể xác bao gồm bị treo lên trên, thiếu ngủ, sốc bằng dùi cui điện, và bức thực.

Ngoài sự tra tấn về thể xác, còn có trường hợp bị cảnh sát ép tiêm thuốc không rõ nguồn gốc, gây ra nhiều triệu chứng khác nhau, bao gồm teo cơ, mờ mắt, mất trí nhớ và sụt cân.

Ông Trịnh Khai Nguyên, 78 tuổi, là giáo viên nghỉ hưu ở quân Hợp Xuyên, Trùng Khánh, ông bị bắt giữ vào ngày 12 tháng 6 và bị nhân viên Phòng 610 đưa tới Trung tâm tẩy não Ngũ Tôn.

Khi ông tuyệt thực để phản đối việc ngược đãi, cảnh sát đã lấy máu ông và tiêm thuốc không rõ nguồn gốc xung quanh phần gan và lách của ông. Ông nhanh chóng bị teo cơ và đau đớn vô trên toàn bộ cơ thể trong một thời gian dài. Hiện ông nằm liệt giường, gầy gò, và chế độ ăn uống bị giới hạn bằng chất lỏng.

Cưỡng bức thu thập mẫu máu và ADN

Năm 2014, cảnh sát ở tỉnh Quý Châu, Tứ Xuyên, Liêu Ninh và Hà Bắc đã bắt đầu ép lấy mẫu máu và ADN từ các học viên tại nhà của họ hoặc trong thời gian họ bị giam giữ. Một vài cảnh sát đề cập tới việc thiết lập một cơ sở dữ liệu ADN của các học viên.

Việc cưỡng ép trích mẫu máu tiếp tục đến năm 2016. Ngoài các tỉnh ở trên, học viên tại Sơn Đông, Hồ Bắc, Quảng Châu, Trùng Khánh, Bắc Kinh, Giang Tô, đều được báo cáo rằng cảnh sát lấy mẫu máu của các học viên.

Tại tỉnh Tứ Xuyên, tám học viên đã bị bắt vì khởi kiện Giang Trạch Dân và họ bị lấy mẫu máu tại đồn cảnh sát vào ngày 23 tháng 6 năm 2016.

Ngày 25 tháng 2 năm 2016, bà Mao Huệ Lan bị bắt tại tỉnh Hồ Bắc trong khi phân phát các tờ rơi Pháp Luân Công. Cảnh sát chụp hình, ép bà điểm chỉ dấu vân tay và lấy mẫu máu của bà trước khi trả tự do cho bà về nhà.

Trưa ngày 16 tháng 3, bà Liệu Viện ở tỉnh Quý Châu khi đang đi trên đường về nhà thì bị một người đàn ông đi bộ đột nhiên nhảy tới và bắt chuyện với bà về khu vực cư trú của bà.

Khi họ đến gần nhà bà, nữ cảnh sát Hàn Lệ Bình xuất hiện và đẩy bà Liệu vào tường. Cô ta dùng tay và đầu gối ghìm bà Liệu xuống, hét người đàn ông nhanh chóng cầm kim tiêm tới chỗ cô ta. Ông ấy đã đâm vào tay bà Liệu bảy lần. Sau khi lấy được mẫu máu của bà, họ đã thả bà Liệu và chạy đi mất.

Phạt tài chính

“Bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể” là chính sách của Giang Trạch Dân đối với Pháp Luân Công khi Giang phát động chiến dịch đàn áp vào năm 1999.

Kết quả, cắt đứt nguồn tài chính của các học viên và đôi khi thành viên trong gia đình họ là một phương thức khác của quan chức Đảng Cộng sản thường sử dụng trong cuộc bức hại. Bao gồm tống tiền, tịch thu tài sản cá nhân trong khi lục soát nhà các học viên, sa thải công việc hay buộc thôi học, cách chức, chiếm tiền bồi thường, lương hưu, hay thậm chí cắt giảm thu nhập.

Lục soát nhà và tống tiền

Trong khi lục soát nhà các học viên, cảnh sát thường lấy đi những tài sản có giá trị của họ, bao gồm trang sức, tiền mặt và tiền gửi ngân hàng. Số tiền bị tịch thu và bị cảnh sát tống tiền trong nửa đầu năm 2016 lên đến con số gần hai triệu nhân dân tệ.

Trường hợp của ông Trương Cảnh Toàn và bà Lưu Kim Như ở thành phố Tứ Bình, tỉnh Cát Lâm, cảnh sát tịch thu 168.000 nhân dân tệ tiền mặt và những tài sản có giá trị khác như máy tính, điện thoại di động, và thậm chí cả xe máy, trong đợt bắt giữ họ vào ngày 16 tháng 6 năm 2016.

Tại Cẩm Châu, tỉnh Liêu Ninh, nhân viên Phòng 610 đã tống tiền 50.000 đến 80.000 nhân dân tệ từ gia đình các học viên, gia đình họ sợ các học viên phải chịu tra tấn trong tù. Gia đình hai học viên Trần Hữu Tân và Vương Bình đã phải trả một lượng tiền khổng lồ để đổi lấy sự tự do cho họ.

Trừng phạt tài chính

Như một cách để trừng phạt 14 người dân địa phương đã đệ đơn khởi kiện Giang Trạch Dân, ngày 18 tháng 4 “Phòng 610” huyện Đa Luân, Nội Mông Cổ đã ban hành một lệnh, theo đó có hai học viên bị cắt lương, hai người bị giáng chức, hai người bị sa thải ở nơi làm việc, và tám học viên đã nghỉ hưu không được nhận lương hưu.

Từ chối nhập học vào trường

Anh Quốc Giai Dục, vừa mới tốt nghiệp tại trường Đại học Khoa học Công nghệ Trung Quốc, đã bị từ chối nhập học chương trình thạc sỹ của anh tại trường đại học này vào tháng 1 năm 2016 do áp lực từ chính quyền địa phương. Anh đã kháng quyết nhưng không thành công.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/8/14/332902.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/8/30/158471.html

Đăng ngày 23-9-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share