Bài viết của Tĩnh Tịnh, một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 27-6-2016]
Chấp trước vào lợi ích cá nhân
Có một con hẻm nhỏ giữa nhà tôi và nhà hàng xóm. Hàng xóm của tôi là một bà lão sống một mình. Gia đình con trai bà sống trong thành phố và hai con gái của bà sống riêng trong cùng làng.
Năm 2008, chúng tôi cần làm một số công trình xây dựng cho nhà mình và đã tạm sử dụng con hẻm để chứa cát và đá. Hàng xóm của chúng tôi cũng vừa làm xong một số công trình xây dựng của họ và đã dùng con hẻm cho mục đích tương tự. Một chút đá dăm còn lưu lại sau khi họ làm xong.
Không lâu sau khi công việc của chúng tôi hoàn thành, con trai của hàng xóm có vẻ rất không vui và bảo tôi qua nói chuyện. Tôi thắc mắc tại sao anh có vẻ nghiêm trọng như vậy. Tôi mỉm cười và hỏi xem có chuyện gì.
Anh thốt lên: “Hãy xem cô đã làm gì đây! Cô đã dùng đá của chúng tôi mà thậm chí còn không hỏi chúng tôi. Đó là cả một xe tải đá. Tôi nghĩ cô là người tốt. Sao cô lại làm điều như vậy?”
Anh ta tiếp tục la mắng tôi và không cho tôi cơ hội trả lời. Mặt của tôi cảm thấy nóng và mắt đẫm nước mắt. Tôi chưa từng bị nói chuyện kiểu này trước đây.
Tuy nhiên, tôi đã không cãi lại sau khi nghĩ đến Pháp của Sư phụ:
“Chư vị cũng tranh cũng đấu giống như người thường, thì chư vị chính là người thường; nếu chư vị còn hơn cả hắn, thì chư vị lại còn chẳng bằng người thường như hắn.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)
Khi anh ta nói xong, tôi điềm tĩnh đáp lại: “Đó là lỗi của tôi. Có lẽ tôi đã đổ lẫn đá của tôi với đá của anh và sau đó lại dùng hết đá của anh. Đừng lo, tôi sẽ trả lại cho anh.”
Sau đó, tôi đưa cho mẹ của anh ta khoảng 200 nhân dân tệ và nghĩ rằng chuyện đã kết thúc.
Bà Hà, sống ở nhà đối diện, đến gặp tôi vào hôm sau. Tôi đã không thực sự buông bỏ được chấp trước vào sự việc với người hàng xóm và kể cho bà nghe câu chuyện.
Khi tôi kể cho bà hết những gì đã xảy ra, bà nhận xét: “Bà ấy đã cho con gái cả của bà xe đá [trước đó]. Tôi đã chứng kiến chuyện xảy ra. Chúng ta hãy đi nói chuyện với họ.”
Khi nghe điều này, tôi cảm thấy mình còn bị oan hơn nữa, và nghĩ mình đã bị lừa. Tôi phàn nàn một chút trong tâm, nhưng sau đó nhớ ra mình là một học viên là nên tuân theo lời Sư phụ giảng. Sự việc này xảy ra là vì tôi còn chấp trước vào lợi ích cá nhân.
Ngay khi phủ nhận những tư tưởng sai, tôi lập tức cảm thấy nhẹ nhõm.
Tôi nói với bà Hà: “Đừng lo. Tôi không còn giận nữa. Chuyện đã kết thúc rồi. Có lẽ bà ấy quên mình đã làm gì.”
Loại bỏ tâm tật đố
Một lần, khi tôi đang dùng bữa cùng chồng mình, anh ấy kể cháu trai mình bị ngã xe máy và bị thương rất nặng. Tôi hỏi: “Tôi chưa từng biết là cậu ấy có xe máy. Cậu ấy mua khi nào vậy?”
Chồng tôi không trả lời, vì vậy tôi nhắc lại câu hỏi. Cuối cùng, anh ngập ngừng nói với tôi rằng bố anh đã mua chiếc xe đó giá 8.000 nhân dân tệ. Tôi và con trai tôi dường như là những người duy nhất không biết chuyện.
Tôi nghĩ thật không công bằng, vì con trai của tôi không nhận được gì cả. Tôi biết suy nghĩ như vậy là không đúng và biểu hiện cho tâm tật đố của mình.
Sư phụ giảng:
“Vấn đề tâm tật đố rất nghiêm trọng, bởi vì nó liên quan trực tiếp đến vấn đề chúng ta có thể tu viên mãn được hay không. Nếu tâm tật đố không dứt bỏ, thì hết thảy các tâm người ta tu luyện được đều biến thành yếu nhược. Có một quy định, rằng trong tu luyện nếu người ta không vứt bỏ được tâm tật đố thì không đắc chính quả, tuyệt đối không đắc chính quả.” (Bài giảng thứ bảy, Chuyển Pháp Luân)
Tôi cần buông bỏ chấp trước của mình, vì vậy tôi chỉ nói với chồng mình rằng tôi đã không biết và cho qua chuyện. Một hôm khác, khi ăn cơm cùng con trai mình, tôi nhắc lại câu chuyện và giải thích cho cháu. Cháu cũng không cảm thấy khó chịu.
Nếu không tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, có lẽ tôi đã xử lý vấn đề theo cách khác. Bây giờ, tôi là một học viên, Pháp của Sư phụ đã chỉ dẫn mỗi bước đi của tôi.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/6/27/330071.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/8/14/158265.html
Đăng ngày 4-9-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.