[Minh Huệ] Từ sau tháng Bảy 1999 khi cuộc bức hại tà ác bắt đầu công khai trên toàn quốc, thì để giảng rõ sự thật và vạch trần hàng loạt những vu khống do tập đoàn họ Giang lợi dụng các kênh truyền tin của nhà nước để bày đặt và quảng bá, các đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc dẫu đang trong hoàn cảnh khó khăn đã tự phát hình thành các điểm vào mạng Internet và các điểm tư liệu, tải xuống từ Minh Huệ Net (www.minghui.org) những tin tức và tư liệu giảng chân tượng liên quan đến Pháp Luân Công. Năm năm qua, các điểm tư liệu đã lần lượt được các đệ tử tại Trung Quốc lập ra ngày càng nhiều. Rất nhiều các bạn đồng tu ở các điểm tư liệu thực thi những việc mà bản thân các đệ tử Đại Pháp cần làm một cách âm thầm lặng lẽ, thanh tỉnh, kiên trì và không hề vương chút danh lợi nào hết. Họ nỗ lực thuần tịnh bản thân mình và đi rất tốt trên con đường tu luyện Chính Pháp của mình. Họ đã có tác dụng tuy vô hình, nhưng vô cùng tốt đẹp và hoà điệu với việc chứng thực Pháp và cứu độ thế nhân của chỉnh thể các đệ tử Đại Pháp trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, ở các điểm tư liệu với hoàn cảnh tu luyện đặc thù như vậy, hoàn cảnh công tác đặc thù như thế, có một số học viên cá biệt vẫn lấy cái tâm của con người để nhìn nhận cuộc bức hại, vẫn lầm lẫn việc phản đối bức hại của các đệ tử Đại Pháp giống như một dạng thức đấu tranh chính trị của người thường, chứ không hiểu rằng phản đối bức hại chính là việc thanh trừ bức hại mà người tu luyện cần làm. Họ lấy công việc thay cho tu luyện. Do vậy một thời gian dài họ đã không làm tốt việc học Pháp, tu tâm, cũng như bổn phận hàng ngày mà mỗi người tu luyện cần nghiêm túc đối đãi và cung kính thực hành. Nhiều địa phương đều có một số lượng nhỏ các học viên như vậy, đã làm khá nhiều việc quá sai so với tiêu chuẩn tâm tính về hành vi của các đệ tử Đại Pháp, vì thế đã làm cho điểm tư liệu ở địa phương đó bị phá hoại, làm cho các đệ tử Đại Pháp khác bị bắt giữ, thậm chí trong đó đã dẫn đến việc bức hại một số đệ tử đến chết.
Căn cứ theo tình hình mà chúng tôi được biết, nguyên nhân dẫn đến sự phá vỡ các điểm tư liệu rất phức tạp, nhưng phần nhiều là từ những hiện tượng trên danh nghĩa là làm công tác Đại Pháp nhưng lại vi phạm vào nguyên tắc của Đại Pháp. Có vị cá biệt còn lầm lẫn lấy những quan niệm đã biến dị của con người hiện đại cùng các tâm chấp trước của con người, lấy những việc dơ bẩn ấy mà coi như tốt đẹp lắm, thậm chí không chịu nghe theo ý kiến phê bình của người khác. Đồng thời, các bạn đồng tu khác cũng không kiên quyết ngăn trừ những sự việc vi phạm vào nguyên tắc của Đại Pháp, từ đó khiến cho các vị cá biệt kia càng có môi trường, cũng là trợ giúp tà ác có được cái cớ để phá hoại trên quy mô lớn các điểm tư liệu và bức hại các đệ tử Đại Pháp.
Trên nguyên tắc là có trách nhiệm với Đại Pháp, có trách nhiệm với chúng sinh, có trách nhiệm với các đồng tu và bản thân, ở đây chúng tôi xin nghiêm khắc chỉ rõ mốt số vấn đề tại các phương diện khác nhau, có tính tương đối phổ biến và nêu ra có tính cụ thể nhất định. Đây không phải là nhắm vào một cá nhân nào, mà chỉ mong những ai chưa làm được tốt nay kịp thời tỉnh ngộ, sao cho các đệ tử Đại Pháp chúng ta đều qua cơ hội này cảnh giác hơn, tự tu tỉnh, quy chính, qua đó thấy trân quý hơn nữa cơ duyên từ vạn cổ được tu luyện trong thời kỳ Chính Pháp này mà cùng nhau tinh tấn.
1. Vi phạm nguyên tắc là không được thu tiền và vấn đề lạm dụng tiền vật dành cho tư liệu giảng chân tượng
Có một số vị cá biệt đã mượn cớ công tác tại điểm tư liệu để tìm đến thu tiền từ đồng tu các nơi. Thậm chí còn có người lạm dụng tiền dành cho điểm tư liệu để tiêu xài hoang phí cho cá nhân. Những việc ấy đều vi phạm nghiêm trọng vào nguyên tắc của Đại Pháp.
Có học viên có trách nhiệm cầm tiền để làm tư liệu, nhưng khi mua sắm lại không biết tiết kiệm, mua đắt giá cao, tuỳ ý đi lại bằng những phương tiện tốn kém, không tận dụng hợp lý phòng ốc thuê làm điểm tư liệu, hoặc chi trả tiền thuê phòng ốc đến hàng mấy nghìn đồng (nhân dân tệ), cũng như phí phạm, chưa dùng hết đã bỏ những vật dụng trong sinh hoạt hay vật tư này khác, v.v.
Có người còn lấy những nhận thức kiểu như “cứ làm công tác Đại Pháp thì có thể dùng tiền Đại Pháp” làm đắc ý lắm.
Thực ra hễ suy xét cho bình tĩnh, thì người tu luyện nào cũng thấy rõ cả. Bản thân Đại Pháp không hề tồn trữ tiền vật, chỉ có tu luyện; điều này là bất biến như kim cương kiên cố. Các đệ tử Đại Pháp khi làm những việc giảng rõ sự thật, hoặc làm những việc khác cần làm trong tu luyện Chính Pháp, thì chẳng phải đang làm cho chính bản thân mình hay sao? Chẳng phải tự mình tự nguyện làm để cứu độ chúng sinh hay sao? Các việc đệ tử Đại Pháp làm đều là những việc của mình trên con đường chứng thực Pháp của bản thân đệ tử Đại Pháp. Nói một cách chặt chẽ, đều không thể nói đó là “việc của Đại Pháp” được. Trong hoàn cảnh đặc thù là đối mặt với cuộc bức hại này, thì việc các đệ tử Đại Pháp ăn tiêu dè sẻn dành dụm tiền làm tư liệu là có liên quan đến tương lai của rất nhiều chúng sinh. Do vậy đã là người thực tâm tu luyện, đã tự thân tự nguyện bước ra chứng thực Pháp, thì lẽ nào lại còn so đo trao đổi với các bạn đồng tu khác, thậm chí cả với Đại pháp? Đó đâu phải là hình ảnh về hành vi và tâm tính của đệ tử Đại Pháp! Hơn nữa, nguồn chu cấp cho các điểm tư liệu từng địa phương đều rất eo hẹp, điều kiện sinh hoạt của các đồng tu phần đông đều chỉ trông chờ vào đồng lương, các khoản thu đều rất thấp, cả năm dành dụm cũng chỉ tích cóp được vài đồng vậy thôi…
2. Sao nhãng học Pháp trong thời gian lâu, đã lấy ‘nhiệt tình’ và ‘công việc’ thay chỗ cho tu luyện tâm tính, nên đã xem nhẹ vấn đề nguyên tắc tu luyện trong Đại Pháp
Ví dụ, tại một số nơi sau khi điểm tư liệu ban đầu bị phá hoại rồi, thì do một số người rất nhiệt tình, nên người ấy lại tiếp tục tham dự vào công tác ở điểm tư liệu, thậm chí còn trở thành ‘người phụ trách’ của điểm tư liệu mới. Kết quả là một số người chi tiêu hoang phí tiền bạc dành để làm tư liệu, thậm chí một số người mượn cớ này khác để thu tiền từ đồng tu, chính những người ấy vẫn cứ làm công tác tư liệu mãi. Lại đi vào vết xe đổ vi phạm các nguyên tắc tu luyện trong Đại Pháp. Một số học viên cho rằng nhiệt tình làm việc, và làm được nhiều việc, ấy là tu giỏi. Họ lẫn lộn giữa việc công tác và tu luyện, dẫn khởi các thứ tâm của người thường, vẫn không bình tĩnh mà nhận ra rằng cần phải duy trì bảo hộ các nguyên tắc tu luyện trong Đại Pháp như thế nào.
Có một trường hợp rất điển hình: Tại địa phương nọ, sau khi điểm tư liệu được bắt đầu thiết lập và đưa vào vận hành từ năm 2000; năm 2001 bị phá hoại dẫn đến khoảng mười đồng tu bị bắt, tổn thất đến mười mấy vạn đồng nhân dân tệ, các đồng tu bị kết án tù hoặc tống vào trại lao động. Tất cả đều là vì một học viên tại điểm tư liệu đó đã mua một chiếc máy in phun, nhưng sau đó lại lấy giá mua cao hơn giá thị trường cho bạn đồng tu. Như vậy học viên này đã vi phạm nghiêm trọng tiêu chuẩn trong hành xử của một đệ tử Đại Pháp theo Chân Thiện Nhẫn. Nhưng các đồng tu quanh đó đã không triệt để khắc phục cho học viên này, thậm chí có người còn khen ngợi nịnh bợ chỉ vì học viên kia đã làm được nhiều việc, tưởng rằng thế nghĩa là tu luyện tốt. Học viên kia cũng lấy làm tự mãn lắm, không tỉnh táo lý trí mà nhận ra rằng mình đang vi phạm một cách nghiêm trọng vào nguyên tắc trong tu luyện Đại Pháp. Vấn đề đó đã trực tiếp dẫn đến học viên đó bị bức hại. Trong khi bị tà ác bức hại, đã không chịu nổi và tiết lộ về các đồng tu khác và về điểm tư liệu, kết cục là hầu hết các đồng tu tại điểm tư liệu đó đều bị bắt.
Về sau tại vùng đó có một số đồng tu đã vận động được một loạt các học viên cùng bước ra, lập điểm tư liệu mới, và giảng chân tượng ở vùng đó trở nên phong phú hơn, giảng chân tượng trên quy mô lớn đồng thời vạch trần tà ác, và hình thế giảng chân tượng ở đó rất tốt đẹp. Đến khi điểm tư liệu này càng ngày càng lớn, thì cái tâm chấp trước vào công việc của nhiều học viên cũng trỗi dậy.
Lần này có một học viên chuyên lên mạng Internet (học viên này đã tham gia từ điểm tư liệu trước) có quan hệ tình cảm không minh bạch với một học viên nữ lớn tuổi. Hai người này từ lâu không học Pháp, cũng không luyện công. Khi các bạn đồng tu tách hai vị này ra bằng cách phân công công tác, thì học viên nam kia muốn bỏ điểm tư liệu không làm nữa. Hai người này chi tiêu hoang phí tiền vật của điểm tư liệu, về các phương diện đều có vấn đề. Nữ học viên kia thường uống rượu (đây là điều tối kỵ, hoàn toàn không phải là hành vi của người tu luyện Đại Pháp, trong cuốn Chuyển Pháp Luân đã giảng rất rõ), đã thế lại hay rủ rê nam học viên kia uống cùng. Qua các biểu hiện như thế, đã thấy rõ hai vị này đã đi quá xa khỏi tiêu chuẩn một đệ tử Đại Pháp. Nhưng ở đó có mỗi học viên nam kia là thạo việc lên Internet, nên các đồng tu khác ở nơi đó vẫn giữ anh ta lại. Chỉ vì mong hoàn thành công tác nhất thời nên đã không chiểu theo nguyên tắc của tu luyện trong Đại Pháp khi làm việc. Kết quả sau đó hai vị này đã bị bắt. Do một thời gian lâu không tu tâm luyện công, đạo đức sa sút, khi bị tà ác dụ dỗ và uy hiếp đã lộ hết về các đồng tu tại điểm tư liệu. Tà ác đã đã chộp lấy thông tin nội bộ này để nghe lén điện thoại, cùng nhiều thủ đoạn khác, rốt cuộc chỉ trong không đầy ba, bốn tháng mà bắt đi gần hết những bạn đồng tu tại điểm tư liệu này, tổn thất về vật chất lên đến cả trăm nghìn đồng nhân dân tệ. Tất cả các đồng tu nào bị bắt trong đợt ấy đều bị kết án tù rất nặng hoặc cho vào trại lao động.
Vùng đó lại lập ra điểm tư liệu thứ ba, và cũng rơi vào sai lầm như hai lần trước, cũng là không có ngay chính trong việc chi tiêu tại điểm tư liệu, quá chú trọng công tác mà không chú trọng học Pháp. Điểm tư liệu này hoạt động được một năm rồi cũng bị phá hoại, các đồng tu bị tà ác bắt và vin vào cớ đó để giam cầm. Người vị kết án tù cao nhất lên đến 12 năm.
3. Một số trường hợp cá biệt không hề đạt tiêu chuẩn một đệ tử Đại Pháp
(a) Không giữ đạo đức trong sinh hoạt cá nhân
Tại điểm tư liệu ở địa phương nọ có học viên cá biệt vi phạm nguyên tắc Đại Pháp, xuất hiện vấn đề quan hệ nam nữ dẫn đến việc ba điểm tư liệu bị phá hoại, toàn bộ năm học viên vướng vấn đề này đều bị bắt hết. Biểu hiện của sự việc là một học viên trong số đó sau khi hay tin một học viên khác bị bắt, liền định lấy tiền để chuộc ra, kết quả đã để tà ác theo dõi chính bản thân mình. Chỉ qua hơn một tháng, tà ác đã mò ra được sự liên hệ với điểm tư liệu và các địa chỉ của học viên khác. Bấy giờ đã có học viên phát hiện rằng hiện đang có cảnh sát theo dõi, nhưng chưa kịp thông báo cho người khác thì đã bị bắt. Rốt cuộc số các học viên bị bắt trong đợt đó lên đến gần 20 người, trong đó toàn bộ những học viên liên quan đến điểm tư liệu đều bị bắt, kết cục là hiện nay ở vùng đó chỉ khôi phục được sự cung ứng các kinh văn mới và các bài của Minh Huệ cho vùng ngoại thành, còn việc giảng chân tượng trở nên rất kém, cũng như gây nhiều khó khăn trong việc triển khai công tác vạch trần bức hại.
Sư phụ đã dạy chúng ta:
“Tại lịch sử hoặc tại không gian cao tầng, mà xét [một] người có thể tu hay không, [thì] coi những thứ dục vọng và sắc của người ấy [là] rất chủ yếu; do vậy chúng ta thật sự phải coi những thứ ấy thật nhẹ. Tuy nhiên chúng ta tu luyện tại người thường, không yêu cầu chư vị đoạn tuyệt hoàn toàn với nó; ít nhất trong giai đoạn này, chư vị phải coi nó thật nhẹ, không được lại giống như trước đây. Làm người luyện công thì cần phải như vậy. Hễ trong khi luyện công mà xuất hiện can nhiễu này, can nhiễu khác, [thì] chư vị phải tìm xem nguyên nhân [ở] bản thân mình, chư vị còn điều gì chưa vứt bỏ được không.” — Chuyển Pháp Luân
“Đến tận bây giờ vẫn còn có người trong sinh hoạt cá nhân hoàn toàn vẫn là hành vi không phải của người tu luyện; [với những người] như vậy, dẫu chư vị đã thực hiện được bao nhiêu [công tác] đi nữa thì cũng không thể viên mãn” — Giảng Pháp tại Pháp hội Chicago 2004
Ngay cả đối với người thường, về phương diện quan hệ nam nữ, thì trong lịch sử cả đông phương và tây phương cũng vậy, chư Thần đều đã đặt ra quy phạm đạo đức rất nghiêm túc và rõ ràng cho con người. Một người kia dẫu chỉ phạm tội một lần [về phương diện này] thì cũng bị xã hội nhìn nhận là vi phạm quy định của Thần, làm bại hoại phong tục. Và người đó trọn đời sẽ không gột sạch được tội lỗi và nhục nhã mà mình gây ra.
Nhưng đạo đức nhân loại hôm nay đã suy đồi thái quá, đã không còn tiêu chuẩn gì nữa. Rất nhiều con người thế gian đã hầu như mất hết chính niệm về phương diện quan hệ nam nữ rồi. Kể cả một số học viên mặc dù vô cùng may mắn được đắc Pháp tại thời kỳ lịch sử vô cùng đặc thù này, do qua một thời gian lâu không tĩnh tâm học Pháp, học Pháp không nhập tâm, qua một thời gian lâu dùng tâm người thường để đối đãi với Đại Pháp và tu luyện, chứ không biết lấy tiêu chuẩn Chân Thiện Nhẫn để đề cao cảnh giới tư tưởng của mình. Tuy rằng đây là thiểu số, nhưng các vùng đều có.
Rất nhiều sự thật đã chỉ rằng, những người có hành vi không phù hợp theo tiêu chuẩn tâm tính của đệ tử Đại Pháp, không những làm cho người khác bị bức hại nghiêm trọng, mà còn gây ra những tổn thất nghiêm trọng không thể cứu vãn cho các điểm tư liệu, cho công tác giảng chân tượng, và cho việc thanh trừ tà ác và cứu độ chúng sinh!
(b) Vấn đề ăn ở một thời gian dài tại nhà học viên khác
Sư phụ nhiều lần răn dạy chúng ta rằng bất kể làm việc gì thì cũng phải nghĩ đến người khác. Nhưng có học viên cá biệt do lánh nạn bức hại mà phải lưu lạc, thế rồi ăn ở mãi tại nhà học viên khác mà không đi, hoàn toàn không còn nghĩ gì đến sự bất tiện tại nhà người ta. Bạn đồng tu gợi ý họ đi chỗ khác, thì họ không những không tỉnh ngộ ra, mà lại quay lại nói rằng bạn đồng tu cần vứt bỏ chấp trước.
Thậm chí còn có người lợi dụng thiện tâm của bạn đồng tu để để đòi hỏi từ ăn mặc cho đến tiền bạc, hoặc lạm dụng cương vị là người truyền tư liệu mà tiêu xài hoang phí tiền vật dành cho tư liệu, hoặc đến người phụ trách để yêu cầu tiền bạc (lấy cớ như chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt, chi phí ăn ở, mua quà cho trẻ, v.v.). Có liên lạc viên đã biết rõ về tình huống này, nhưng do chấp trước vào chữ ‘tình người’ nên vẫn dung túng.
Sư phụ từ lâu đã từng nghiêm túc chỉ rõ và yêu cầu sửa sai cho những vị còn có những hành vi trên:
“Để thuận tiện sao cho có nhiều người hơn nữa tu luyện Đại Pháp, hiện nay chủ yếu là theo [cách] tu ngay trong xã hội người thường, rèn luyện ngay khi còn công tác hoặc trong hoàn cảnh khác của người thường, chỉ có người xuất gia mới đi vân du. Tuy nhiên hiện nay có một số người lấy danh nghĩa là đệ tử Đại Pháp, đi khắp nơi trong nước, vô cớ ở tại gia đình các học viên, ăn uống, đòi hỏi, dụ dỗ lừa phỉnh, lợi dụng tấm lòng lương thiện của các học viên, để lọt vào giữa các đệ tử Đại Pháp … … tại sao những người kia không nghe theo lời tôi, cứ đi khắp các nơi trong nước, vì sao ăn uống, đòi hỏi, những thứ của học viên khác, thế mà còn bảo học viên kia cần xả bỏ chấp trước; đó có phải là điều tôi dạy chư vị đâu? Thậm chí có người, ở tại nhà của học viên hàng mấy tháng liền, đó chẳng phải là trắng trợn can nhiễu phá hoại đến tu luyện của học viên hay sao? Tôi nghĩ rằng những người kia cần trả hết đủ số cho những gì ăn uống ở nhà người ta, nếu không thì Đại Pháp sẽ không dung.” — Một đòn nặng, kinh văn 6-1997 trong Tinh tấn yếu chỉ
(c) Chấp trước vào tự ngã, gây ra hoặc kích động mâu thuẫn
Vì chấp trước vào tự ngã, cố chấp vào bản thân, nên một số học viên đã tiến hành bài xích và can nhiễu đến đồng tu nào từng phê bình họ. Họ gây ra những trở ngại một cách hữu ý hay vô ý, thậm chí còn lấy các bài trên “tập san Minh Huệ” làm phương tiện cụ để công kích những đồng tu khác, gây ra khó khăn trong phối hợp công tác, và kích động mâu thuẫn.
Có người bị ‘nhân tâm’ đới động, đã hoàn toàn có tâm thái và hành vi của người thường vốn rất gay gắt trong mâu thuẫn, đã quay lưng lại hẳn với đồng tu đã phê bình họ và những điều phối viên, thậm chí đến mức còn nói rằng đồng tu và người điều phối kia là đặc vụ. Trong khi tà ác đang tiến hành bức hại tại Trung Quốc hiện nay, có một số học viên do học Pháp tu tâm chưa vững vàng nên rất nhậy cảm với hai chữ ‘đặc vụ’, hễ nghe thấy liền nghi ngờ lắm, nhất là một số học viên không có hành xử theo tâm tính được quy định trong Pháp, đã lan truyền những tin đồn ác ý đó rất nhanh, tạo nên phá hoại lớn cho công tác làm tư liệu, làm sự tình vốn đã phức tạp lại trở nên rắc rối hơn nữa.
(d) Tự tâm sinh ma, không tu khẩu gây ra sơ hở về phương diện an toàn
Một số học viên không nghiêm túc chiểu theo yêu cầu của Đại Pháp mà tu luyện bản thân mình, một thời gian lâu không học Pháp hoặc học rất ít, hoặc không luyện công, không chú trọng phát chính niệm. Lúc bình thường vẫn tự cho rằng mình tu cao lắm, dùng thiên mục để coi xét các bạn đồng tu, rồi nói rằng người này thế nọ thế kia. Có người đã bị tự tâm sinh ma, bị can nhiễu đến mức lý trí không còn tỉnh táo, tự xưng rằng đã khai thiên mục rồi, rằng đã “khai ngộ xong rồi”, v.v. rằng trong các học viên thì chỉ họ mới có thể thấy được chân tượng và thực chất. Hiển nhiên họ đang ở trạng thái không phù hợp với Pháp. Lại còn những học viên dấu diếm tâm chấp trước rất mạnh và nhân tình còn nặng nề của mình, cũng là các học viên học Pháp không sâu.
Một số điểm tư liệu có học viên tu khẩu không tốt, không chú ý cho an toàn của bản thân mình, cứ tuỳ tiện tiết lộ thông tin về điểm tư liệu ra ngoài, còn nói cả thông tin về bạn đồng tu nào thường lên Internet cho người khác biết, khiến cho ở vùng đó có nhiều người không liên can đến công tác tư liệu mà cũng biết địa chỉ của điểm tư liệu, vô hình chung khiến sự an toàn của điểm tư liệu bị nguy hiểm.
4. Lời cảnh tỉnh
Trong mấy năm qua, những bài học và tổn thất tại điểm tư liệu ở các nơi đã có quá nhiều và quá sâu sắc, đám hắc thủ của cựu thế lực vẫn đang dùi vào ba chỗ sơ hở — danh, lợi, tình — những vị có vấn đề đều là do chấp trước vào danh-lợi-tình còn mạnh quá gây nên lỗi lầm.
Một trong những nguyên nhân chính gây ra tình huống như thế này là vì các học viên quanh chỗ có điểm tư liệu đã không tu luyện tâm tính đúng mức, đã thế lại không học Pháp một thời gian lâu, mọi người không thật sự chiểu theo Đại Pháp mà tự xét mình. Cần ghi nhớ những bài học nói trên.
Có một số học viên biểu hiện không bình tĩnh, không lý trí, khi gặp vấn đề lại không nghe theo lời khuyên, đến khi có sự cố xảy ra rồi cũng không nghiêm túc tự xét mình, mà lại đổ tại là do các khâu trong công tác chưa được tốt, cho rằng quy trình công tác mà tốt là mọi việc sẽ tốt, như thế tương đương với việc phủ định rằng các đệ tử Đại Pháp khi chứng thực Pháp trong thời kỳ Chính Pháp nhất định cần có nhân tố tu luyện tâm tính.
Thực tế chứng minh rằng, thực hiện nhiều công tác hoàn toàn không thay thế cho tu luyện được, lòng nhiệt tình không thay cho tu tâm tính được. Bất kể là ai, đã làm nhiều công tác đến đâu, nhưng một thời gian lâu không có chiểu theo tiêu chuẩn Đại Pháp mà tu luyện tâm tính bản thân mình cho thật nghiêm túc, thì đều khó tránh khỏi dẫn đến tổn thất về các phương diện khác nhau, nhất là vào hoàn cảnh rất căng thẳng hiện nay tại Trung Quốc.
Một đệ tử Đại Pháp dù có làm công tác giảng chân tượng được tốt đến đâu, thì đó cũng mà một trong những việc mà các đệ tử trong thời kỳ Chính Pháp cần phải làm. Nhưng nếu đã phạm phải những việc mà đệ tử Đại Pháp tuyệt đối không nên làm — ví như làm huỷ hoại hoàn cảnh giảng chân tượng ở địa phương đó, hoặc bán đứng đệ tử Đại Pháp, thậm chí làm cho đệ tử Đại Pháp bị bức hại đến chết — từ đó đã phạm tội đối với Chính Pháp, tội lớn như núi như trời, thì khó mà bồi thường nổi. Học viên nào khi thực thi mà vi phạm nguyên tắc của Đại Pháp, thì trên thực tế chính là tự huỷ hoại đường tu của tự mình.
Cần cảnh giác. Ai khi thực hiện công việc mà vi phạm nguyên tắc của Đại Pháp thì nhất định phải bình tĩnh tâm lại mà học Pháp cho tốt, từ học Pháp cho thật tốt và tu luyện tâm tính của mình cho thật tốt, đi lại trên con đường của mình. Đó chính là thể hiện rằng có thể biết thật sự quý tiếc chính mình hay không, biết trân quý Đại Pháp hay không, và có biết kiên định tín tâm vào Sư phụ hay không. Các học viên khác, cũng nên tự xét mình nữa, xét xem tại sao sự việc như vậy đã phát sinh tại vùng lân cận nơi mình ở, xét xem trong ngôn ngữ hành vi đã đúng đắn chưa, xét xem vấn đề căn bản trong tu luyện của mình đã giải quyết được đến đâu, từ đó đề cao bản thân. Chính Pháp sẽ không vĩnh viễn tiếp tục mãi thế này, cơ hội cũng sẽ không phải cứ chờ đợi mãi. “Đừng mê vào những chuyện chấp trước thế gian; Hãy kiên định Chính niệm; Từ xa xưa đến nay; Đều chỉ vì một lúc này thôi” [1]. Mọi người nhất định phải biết quý tiếc mới được.
5. Kiến nghị
(a) Với quan điểm tu luyện Chính Pháp, hãy bảo trì sự vận hành của các điểm tư liệu và điểm vào Internet tại Trung Quốc: (https://vn.minghui.org/article/383.html)
Dẫu rằng tà ác vẫn liên tục hành ác cho đến tận lúc cuối khi chưa bị triệt để tiêu trừ, dẫu việc kiến lập và vận hành các điểm tư liệu gặp nhiều khó khăn đến đâu, dẫu rằng vẫn còn rất rất nhiêu sinh mệnh của các con người thế gian cần chúng ta cứu, thì tiêu chuẩn thuần chính mà Đại Pháp vũ trụ đặt ra cho chúng ta là bất động như kim cương, sẽ không thể vì chút khó nạn trước mắt mà hạ thấp yêu cầu đối với người tu luyện.
Vậy nên, đối với các đệ tử Đại Pháp làm công tác tại điểm tư liệu, chúng ta nên thấy rằng cũng cần có yêu cầu rõ ràng về tâm tính: nhất định phải có tâm thái của một đệ tử tu luyện chân chính thì mới có thể thực sự tham dự vào công tác tại điểm lên mạng Internet và điểm tư liệu. Đối với ai mà có trạng thái tu luyện không tốt, hoặc đã có một quãng thời gian không tu tiến kịp, thì mọi người cần khuyên giải vị ấy tạm hoãn, tĩnh tâm trở lại học Pháp một thời gian đi đã. “Nín lặng mà tự tỉnh ngộ ra thêm chính niệm; Tự xét rõ chỗ thiếu sót mà tinh tấn hơn lên” [2].
Sư phụ đã từng giảng “Một người tu luyện là một người vứt bỏ các tâm chấp trước của người thường” [3]. Tại thời kỳ tu luyện cá nhân, thì “Trạm và tổng trạm phụ đạo ở các nơi, cho đến [Phật] học hội đều có trách nhiệm với Đại Pháp, [và] có quyền thay thế bất kỳ phụ đạo viên hay trạm trưởng nào; do vậy, tuỳ lúc có thể căn cứ theo tình huống khác nhau mà thay thế người phụ trách. Bởi vì người phụ trách trước hết [phải] là người tu luyện, là đến [với Đại Pháp] để tu luyện, chứ không phải đến để làm chức vụ gì đó; vậy nên nhất định sẽ có [điều chỉnh] lên hoặc xuống; làm [chức vụ] phụ trách nhân cũng là để tu luyện, và không làm [chức vụ] phụ trách nhân thì cũng vẫn tu luyện được như thế; nếu như ai khi bị thay thế mà trong tâm không dứt đi được, thì chẳng phải đó chính là tâm chấp trước đang khởi tác dụng sao? Đó chẳng phải chính là một cơ hội để bỏ cái tâm đó đi? Vì vậy, nếu vẫn không vứt được cái tâm đó, thì lại càng thuyết minh rằng việc thay thế là đúng; tu luyện với tâm chấp trước làm [chức vụ] phụ trách nhân là có mục đích rất bất thuần, do đó tôi nhắc nhở các đệ tử! Chư vị không thể nào viên mãn được nếu không bỏ tâm chấp trước này.” [3] Khi tu luyện trong thời kỳ Chính Pháp cho đến tận hôm nay, thì công tác tại các điểm tư liệu (không tính các điểm tư liệu chỉ do một học viên làm) có ảnh hưởng vĩnh viễn vượt khỏi [phạm vi] tu luyện cá nhân và chứng thực Pháp của cá nhân; do đó các đệ tử Đại Pháp làm công tác tại các điểm tư liệu cần lấy tâm tính làm thước đo để xem một học viên có thích hợp và đạt tiêu chuẩn làm công tác tại điểm tư liệu hay không. Điểm tư liệu cũng nên là sự thể hiện hoàn chỉnh về cảnh giới tâm tính của người tu luyện trong Đại Pháp. Đó chính là có trách nhiệm với bản thân, có trách nhiệm với các điểm tư liệu, và có trách nhiệm với dân chúng quanh vùng.
(b) Tư liệu là một khâu cực kỳ quan trọng trong công tác giảng chân tượng, mọi người đều cần có trách nhiệm
Công tác tư liệu thực ra không đòi hỏi trình độ kiến thức cao, hay là đặc quyền của học viên nào có hiểu biết kỹ thuật tính toán; các đệ tử Đại Pháp chỉ cần có chính niệm, dụng tâm cho tốt, và muốn học hỏi, thì đều có thể làm được sau một thời gian ngắn. Những chướng ngại tự ti như “thiếu kiến thức” hay như “học không vào” đều là những quan niệm và nghiệp tư tưởng được hình thành ở nơi người thường mà thôi. Mạng lưới Minh Huệ là một ‘tuyến xuyên suốt’ có thể ‘hoa nở khắp nơi’, nghĩa là không gì là không thể làm được. Nếu kiên trì và quyết tâm thì đều có thể đột phá khỏi giới hạn bản thân mình. Trong Đại Pháp đã có đầy đủ hết thảy trí huệ và lực lượng mà chúng ta cần.
Đồng thời, các đệ tử Đại Pháp nào nếu không trực tiếp liên quan đến điểm tư liệu, thì cũng nên biết làm sao phát huy tác dụng hộ Pháp, không vi phạm các nguyên tắc của Đại Pháp gây ra tiết lộ thông tin. Nhất định phải vứt bỏ triệt để cách nghĩ rằng lòng nhiệt tình và công tác có thể thay thể tu luyện tâm tính, không được coi năng lực công tác và hiểu biết kỹ thuật của người thường là tiêu chuẩn chọn người làm công tác tại điểm tư liệu, như vậy là để tránh những tổn thất về các phương diện khác nhau cho công tác giảng chân tượng địa phương.
(c) Một lần nữa nhắc về nguyên tắc lập các điểm tư liệu nhỏ, nhưng nhiều như ‘hoa nở khắp nơi’
Ban biên tập Minh Huệ trước nay vẫn nói rằng lập các điểm tư liệu thì nên theo nguyên tắc ‘hoa nở khắp nơi’, và điều đó cũng hợp với nguyên tắc ‘Đại Đạo vô hình’ của Đại Pháp, hơn nữa đây cũng là yêu cầu của Sư phụ. Mỗi học viên tại Trung Quốc đều cần bước ra dụng tâm làm tư liệu, phản đối bức hại, giảng chân tượng. Như thế tà ác sẽ không cách nào tập trung bức hại một thiểu số các đệ tử Đại Pháp, không cách nào thông qua việc phá hoại một số các điểm tư liệu là có thể phá hoại công tác Đại Pháp của cả một vùng. Nếu như mỗi gia đình chúng ta đều là điểm tư liệu, các đệ tử Đại Pháp tại các điểm tư liệu đều tự giác lấy việc giảng rõ sự thật làm một hình thức tu luyện đặc thù khi cứu độ thế nhân, qua đó liên tục đề cao tâm tính bản thân, như thế chẳng phải là chúng ta đang thanh trừ bức hại, và phá trừ an bài của cựu thế lực hay sao!
* * *
Chúng ta cần có trách nhiệm với Đại Pháp, có trách nhiệm với chúng sinh, có trách nhiệm với bạn đồng tu và có trách nhiệm với bản thân mình. Đó là nguyên tắc. Nhắc nhở cùng nhau: hãy biết trân quý cơ duyên vạn cổ là chúng ra hôm nay được tu luyện trong thời kỳ Chính Pháp, cùng nhau tinh tấn, hãy đi thật tốt trên con đường tu luyện Chính Pháp của mình.
Ban biên tập Minh Huệ (www.minghui.org)
5-6-2004
Tham chiếu:
[1] “Nguyên khúc mai”, bài thơ trong tập Hồng Ngâm 2 của Sư phụ
[2] “Lý trí tỉnh giác”, bài thơ trong tập Hồng Ngâm 2 của Sư phụ
[3] “Tu luyện và phụ trách”, bài kinh văn trong tập Tinh tấn yếu chỉ của Sư phụ
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2004/6/6/76500p.html.
Dịch và đăng ngày 14-6-2004; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.