Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc Đại lục
[MINH HUỆ 18-7-2016] Nhiều học viên tín Sư tín Pháp mà không hề có bất kỳ ngờ vực nào trong tâm. Tuy nhiên, có những học viên băn khoăn tín Sư thực sự là gì, và chúng ta nên làm gì để thực sự kính Sư kính Pháp. Tôi đã tập trung suy nghĩ về những vấn đề ấy một thời gian, và tôi muốn chia sẻ thể ngộ của mình cùng các bạn đồng tu.
Những đệ tử gương mẫu
Tôn sư trọng đạo vốn là văn hóa truyền thống cổ xưa của dân tộc Trung Hoa.
Nhan Hồi, một đệ tử mộ đạo của Khổng Tử, rất siêng năng và hiếu học. Ông là một người cởi mở, có đức hạnh xuất chúng, và rất có kỷ luật. Ông thể hiện sự tôn kính đối với người thầy của mình và siêng năng cần cù ngày này qua ngày khác.
Nhan Hồi rất khiêm tốn và nói rằng mặc dù ông không thông minh, nhưng ông khắc cốt ghi tâm và tuân theo những điều mình được dạy. Nhan Hồi sau đó được coi là một đệ tử gương mẫu bởi vì ông thể hiện sự tôn kính sâu sắc của mình đối với Khổng Tử.
Thiểu Chính Mão phản đối Khổng Tử và cổ xúy các tà thuyết. Nhiều đệ tử của Khổng Tử đã bị học thuyết của ông ta làm dao động.
Khi được hỏi tại sao không tham gia các lớp học của Thiểu Chính Mão, Nhan Hồi đã trả lời: “Một ngày là thầy, suốt đời là cha. Thầy Khổng Tử tuân theo thiên mệnh, khơi dậy từ bi và chuẩn mực đạo đức, dạy cho con người chính đạo. Có rất nhiều điều tôi vẫn cần phải học. Tại sao tôi lại rời bỏ thầy được?”
Có một câu chuyện cổ khác kể về việc Tăng Tử thể hiện sự tôn kính của mình đối với Khổng Tử. Tăng Tử là một người phụ giúp cho Khổng Tử.
Khổng Tử đã hỏi Tăng Tử liệu đã từng nghe về những nguyên tắc mà các vị hoàng đế nhân đức dùng để dạy dỗ người trong thiên hạ chưa. Tăng Tử ngay lập tức đứng dậy, bước sang một bên, và trả lời với sự kính trọng sâu sắc: “Con không được thông minh, nên xin thầy hãy dạy cho con những nguyên tắc đó.”
Hành động thể hiện sự tôn kính của ông đối với người thầy được xem là vô cùng chuẩn mực, và ông là một tấm gương để những người khác noi theo.
Không tôn kính Sư phụ và Đại Pháp
Trước khi cuộc bức hại bắt đầu, các học viên đã thu được rất nhiều lợi ích từ Pháp Luân Đại Pháp. Sư phụ tịnh hóa thân thể họ và chịu đựng vô vàn gian khổ để bảo hộ cho họ. Tuy nhiên, một số người đã từ bỏ Đại Pháp sau khi cuộc bức hại bắt đầu. Một số người bắt đầu tu luyện những trường phái khác, và một số viết những tuyên bố phê phán Pháp Luân Công, và những người khác thì viết tuyên bố từ bỏ tu luyện dưới áp lực tra tấn hay đe dọa. Một số lăng mạ Sư phụ và Đại Pháp khi cảnh sát ra lệnh, và một số người khác đã phản bội Sư phụ, bán đứng đồng tu vào những thời khắc then chốt.
Sư phụ từ bi của chúng ta không thừa nhận cuộc bức hại các học viên, nhưng cựu thế lực có thể theo sau những học viên này và các Thần hộ Pháp sẽ không dễ dàng tha thứ cho họ, vì Thần là xét nhân tâm, và vì các Thần đều đã chứng kiến tất cả những khổ nạn và hi sinh mà Sư phụ phải chịu đựng để cứu độ chúng ta.
Nhiều học viên đăng tải nghiêm chính thanh minh trên mạng internet để thừa nhận những việc làm sai trái của họ, nhưng họ chỉ làm những việc ấy một cách hình thức chứ không phải vì họ thực sự ăn năn.
Một số học viên bị giam giữ vài lần. Ngay sau khi bị giam giữ, họ hứa sẽ từ bỏ Pháp Luân Đại Pháp. Sau khi được thả, họ quay trở lại với Đại Pháp. Tuy nhiên, họ tiếp tục lặp lại những sai lầm ấy và không hướng nội để tìm ra mình đã sai ở đâu.
Trân quý và tôn kính việc học Pháp
Sư phụ đã giảng:
“Nhưng điều kiện là trong lúc không có việc gì trọng yếu, trong tình huống không có ảnh hưởng gì lớn đối với người khác; [khi ấy] bỏ mọi việc khác để học Pháp là đúng. Ví dụ như khi học Pháp cần gắng hết sức không cho can nhiễu, [có thể] chuyển điện thoại sang chế độ “tin nhắn”. (Giảng Pháp tại Pháp hội Atlanta năm 2003)
Sư phụ đã nói chúng ta không trả lời điện thoại trong khi học Pháp, bởi vì không có gì là nhỏ trong tu luyện. Tuy nhiên, nhiều học viên đối đãi với các sách Đại Pháp một cách rất tùy tiện. Trong khi học Pháp, họ uống nước, nói chuyện, và không tôn kính việc học Pháp. Họ không biết rằng trên thiên thượng khi các Thần học Pháp, họ đều quỳ xuống và nâng sách lên ngang ngực với sự tôn kính sâu sắc.
Trang phục phù hợp
Đầu của một bạn đồng tu bị đau do một tai nạn và liên tục chảy máu. Anh ấy nhớ rằng mình là một học viên và đã không đi bệnh viện để điều trị. Khi về nhà, anh ấy thắp hương dâng Sư phụ, nhưng đầu của anh vẫn tiếp tục chảy máu. Anh ấy băn khoăn không biết tại sao.
Sau đó anh ấy nhận ra rằng mình đã không thể hiện sự tôn kính đúng mực đối với Sư phụ khi chỉ mặc quần soóc và không mặc áo. Ngay lập tức anh ấy thay trang phục phù hợp hơn và lại thắp hương cho Sư phụ. Sau đó đầu của anh ấy đã không còn chảy máu nữa.
Trân quý các sách Đại Pháp
Một học viên lớn tuổi ở địa phương chúng tôi rất tinh tấn làm ba việc. Tuy nhiên, ông ấy lại trải qua nghiệp bệnh nghiêm trọng và tính mạng gặp nguy hiểm.
Một đồng tu khai thiên mục đã tới thăm ông ấy và nhận ra rằng nghiệp bệnh của ông là kết quả của việc không thể hiện sự tôn kính đúng mực đối với Sư phụ và Pháp.
Ông ấy học Pháp tại bàn ăn và sau khi đọc xong, ông tùy tiện đặt cuốn sách sang một bên và bắt đầu ăn cơm, và vô tình cuốn sách đã bị đồ ăn làm vấy bẩn.
Thực sự thể hiện lòng tôn kính
Chúng ta sống trong thời đại mà những giá trị và văn hóa truyền thống đã bị hủy hoại và đạo đức xã hội đã bại hoại. Chúng ta phải không ngừng xem xét những hành vi và cách hành xử của bản thân mình.
Các học viên phải lưu ý ngay cả những chi tiết nhỏ nhất, bởi vì không có gì xảy ra trong tu luyện là nhỏ cả. Chỉ đến lúc đó một người mới có thể đồng hóa với Đại Pháp và quay trở về với chân ngã của mình. Chỉ bằng cách xem những mong muốn của Sư phụ là mong muốn của chúng ta, nguyện vọng của Sư phụ là nguyện vọng của chúng ta, và thực sự viên dung những điều Sư phụ muốn, thì đó mới có thể được xem là thực sự tôn kính Sư phụ và thực sự tín Sư tín Pháp.
Chỉ cúi đầu quỳ lạy, dâng hương và trái cây không có nghĩa là thực sự tôn kính Sư phụ.
Milarepa, nhân vật chính trong một chuyện cổ Tây Tạng, được sư phụ yêu cầu xây dựng lại những tòa tháp sau khi anh ấy được ra lệnh phá hủy chúng. Sư phụ thường xuyên đánh đập và lăng mạ anh. Tuy nhiên Milarepa vẫn giữ vững đức tin đối với sư phụ và thể hiện sự tôn kính sâu sắc.
Là các đệ tử Đại Pháp, chúng ta đã thực sự làm tốt việc tín Sư tín Pháp, và thể hiện sự tôn kính của chúng ta chưa? Chúng ta đã thực sự tuân theo những lời dạy của Sư phụ chưa? Chúng ta có thể thành thật với bản thân là làm bất kỳ điều gì cũng không phải hổ thẹn với lương tâm không?
Trân quý cơ duyên quý giá
Sư phụ đã an bài con đường tu luyện cho chúng ta và ban cấp cho chúng ta tất cả mọi thứ, trong đó có cả sinh mệnh của chúng ta. Vậy thì, tại sao chúng ta lại không thể vứt bỏ được những tâm chấp trước của bản thân? Chúng ta có thể lên thiên quốc mà mang theo những chấp trước người thường của mình được không?
Những việc gì chúng ta đã làm mà không dựa trên Pháp? Chúng ta tật đố và cản trở công tác của nhau, tranh cãi ai đúng ai sai, và không phối hợp với nhau. Chúng ta không vượt qua khảo nghiệm hoặc tạo nên đột phá bởi vì chúng ta cứ mãi ôm giữ những chấp trước của mình.
Vì chúng ta cứ ôm giữ những quan niệm người thường, mà Sư phụ, vì để không bỏ lại bất kỳ một đệ tử nào, đã phải chịu đựng những đau đớn và đau khổ vô cùng to lớn cho chúng ta. Sư phụ thực sự muốn nhìn thấy chúng ta đề cao tâm tính của mình và thăng tiến trong Pháp.
Nếu chúng ta không vứt bỏ những chấp trước người thường và không đặt Pháp ở vị trí ưu tiên hàng đầu, thì làm sao chúng ta có thể đề cao tâm tính của mình?
Một số học viên chiểu theo cách làm của người thường, mà không tuân theo các Pháp lý. Do đó, họ gặp khó khăn khi vượt quan, và để lỡ nhiều cơ hội đề cao tâm tính.
Mặc dù hàng ngày họ học Pháp, họ không thực sự tu luyện trong Đại Pháp và đang lãng phí thời gian quý giá.
Liên tục hướng nội
Một câu thành ngữ cổ dạy con người nên ‘Tĩnh lặng suy nghĩ về những thiếu sót của bản thân chứ đừng bàn tán về những khuyết điểm của người khác.’
Khi chúng ta không hướng nội và nói những điều chúng ta không nên nói, chúng ta không chỉ làm tăng thêm mâu thuẫn, mà còn tạo nghiệp, và cựu thế lực sẽ làm hại các đệ tử Đại Pháp. Quan trọng nhất, nếu chúng ta không hướng nội và tu luyện tâm tính, chúng ta chính là đang phá hoại việc Chính Pháp của Sư phụ.
Sư phụ đã giảng:
“Thiên địa nan trở Chính Pháp lộ
Chỉ thị đệ tử nhân tâm lan” (Ma phiền, Hồng Ngâm III)
Diễn nghĩa:
“Trời đất khó mà cản nổi con đường Chính Pháp
Chỉ là do nhân tâm của đệ tử làm vướng víu”
Là đệ tử của Sư phụ, chúng ta nên làm gì? Chúng ta nên lãng phí thời gian và sinh mệnh mà Sư phụ đã ban cấp cho mình để truy cầu danh, lợi, tình trong xã hội người thường, hay thực sự và kiên định làm tốt ba việc mà Sư phụ yêu cầu chúng ta làm? Chúng ta hãy cùng đọc bài thơ sau của Sư phụ.
“Chân thể niên thiểu thọ vô cương
Thân vô thời không chưởng thiên cương
Vi cứu đại khung truyền Thiên Pháp
Chúng sinh nghiệp trái nhất thân đương
Vô lượng chúng nghiệp thành cự nạn
Thanh ty ban bạch nhân thể thương
Liễu kết Chính Pháp hiển bản tôn
Hồng ân uy nghiêm trấn thập phương” (Hoàn nguyên, Hồng Ngâm III)
Diễn nghĩa:
Trở về [trạng thái] ban đầu
Chân thể trẻ tuổi có thọ vô hạn
Thân vô thời không nắm cả thiên cương
Vì cứu đại khung nên truyền Pháp của Trời
Nợ nghiệp của chúng sinh thì một mình gánh chịu
Nghiệp của vô lượng chúng sinh tạo thành nạn lớn
Tóc xanh nay ngả muối tiêu, thân thể thương tổn
Kết thúc Chính Pháp thì hiển ra bản tôn
Hồng ân uy nghiêm trấn khắp mười phương
Thực hiện hợp ước của chúng ta
Một số học viên đã nhìn thấy Sư phụ có rất nhiều hợp ước ký bởi các đệ tử Đại Pháp, những người đã tình nguyện hạ xuống thế giới người thường. Mỗi hợp ước được viết trên một cuốn giấy lụa. Mỗi cuộn giấy chỉ ra rõ ràng những việc một đệ tử Đại Pháp cần làm trong [thời kỳ] Chính Pháp, trong đó có phát chính niệm.
Các đệ tử Đại Pháp có những trách nhiệm khác nhau và ở cuối mỗi hợp ước có một dòng chữ được bôi đậm: “Giữ đúng lời hứa. Không bao giờ phá vỡ lời hứa.”
Những ai đã ký hợp ước mà không tham gia vào việc Chính Pháp sẽ phải chịu tội rất lớn, bởi vì họ đã không giữ lời hứa với Sáng Thế Chủ. Những hợp ước này có hiệu lực cho tới khi kết thúc Chính Pháp.
Có một chiếc “đồng hồ cát” đặt cạnh mỗi hợp ước và khi tất cả cát được chuyển sang phía bên kia, Chính Pháp sẽ kết thúc. Thực tế không còn lại nhiều thời gian nữa. Chúng ta thực sự cần phải bắt kịp!
Các đệ tử Đại Pháp đã trải qua vô vàn khó khăn và nguy hiểm trong nhiều đời của họ. Qua mỗi đời, Sư phụ đã bảo hộ họ, để họ có thể đắc Pháp vào đời này. Do đó, mỗi đệ tử không nên để lỡ mất thời gian quý giá này.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/7/18/331309.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/7/27/157995.html
Đăng ngày 20-8-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.