Bài viết của phóng viên Minh Huệ tỉnh Sơn Đông

[Minh Huệ 6-5-2016] “Cuộc bức hại cũng khiến người mẹ già của tôi bị kết án tù ba năm và bà đã bị giam giữ tại Nhà tù Tế Nam cùng với tôi…. Lính canh đã bắt mẹ phải chứng kiến cảnh họ tra tấn tôi. Họ đã dùng tình mẫu tử để tra tấn tôi và lợi dụng tình yêu thương của mẹ để nỗ lực ép buộc tôi phải từ bỏ tu luyện… Khi bà nghe thấy tiếng gào thét đầy đau đớn của tôi hết lần này đến lần khác khi đang bị tra tấn, nghe thấy những tiếng đánh đập huỳnh huỵch rất mạnh hoặc nhìn thấy con gái bất tỉnh hết lần này đến lần khác vì bị tra tấn, tất cả những điều này đã khiến bà nhiều lần bị suy sụp tinh thần. Chúng như những vết dao cứa nát trái tim bà.”

Đây là lời kể của cô Tất Kiến Hồng ở tỉnh Sơn Đông trong đơn kiện Giang Trạch Dân – cựu lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vào tháng 6 năm 2015. Giang Trạch Dân đã phát động cuộc bức hại tàn bạo Pháp Luân Công năm 1999, khiến cô Tất bị kết án 12 năm tù và bị tra tấn tàn bạo.

Cô Tất Kiến Hồng

Cô Tất bị bắt giữ vào tháng 10 năm 2006 vì sản xuất tài liệu giảng chân tướng Pháp Luân Công. Cô đã bị kết án bí mật 12 năm tù và bị tống giam trong Nhà tù nữ Tế Nam vào tháng 4 năm 2007. Gia đình cô đã không được thông báo về nơi giam giữ cô và không biết chuyện gì đã xảy ra với cô.

Đánh đập tàn bạo

Cô Tất đã viết trong đơn kiện: “Một buổi sáng sớm trong tháng 8 năm 2007, năm đến sáu tù nhân bất ngờ xuất hiện và đánh đập tôi vì tôi không từ bỏ đức tin của mình. Tôi đã bị mất cảm giác ở chân và không thể kiểm soát được việc đi vệ sinh của mình…

“Họ đưa tôi đến bệnh viện. Khi bác sỹ tiến hành điện trị liệu cho tôi, họ đã cố tình đưa chiếc đèn lại rất gần chân tôi. Da chân tôi bị đốt cháy và nhiều chỗ đã bị phồng rộp lên thành một mảng lớn. Họ đã ép tôi phải bước đi, nhưng tôi không thể đi được vì chân tôi đã mất hết cảm giác. Tôi ngã mạnh xuống sàn và các vết phồng rộp bị vỡ ra. Họ đã kéo tôi lên và sau đó lại để tôi ngã xuống, họ cứ làm như vậy nhiều lần.

“Khoảng 10 tù nhân lại tiếp tục đánh đập tôi một lần nữa vì tôi không từ bỏ đức tin của mình. Tôi đã bị đánh cho đến khi bị ngã gục xuống. Tù nhân Châu đã đá vào miệng tôi và giẫm đạp lên đầu tôi; tù nhân Tạ đã dùng giày của mình đánh vào mặt tôi; tù nhân Tống thì đá vào ngực tôi; tù nhân Đoạn bóp cổ tôi; một tù nhân khác thì véo chân tôi, khiến tôi không thể thở được. Họ đánh đập thâm tím chân tôi và túm tóc tôi. Một tù nhân vừa hét vừa đánh tôi: “Giang Trạch Dân đã nói rằng dù đánh những người tu luyện Pháp Luân Công như cô đến chết thì sẽ tính là tự sát, chúng tôi không phải chịu trách nhiệm. Đánh cô càng nhiều thì chúng tôi có thể được giảm án và chúng tôi có thể được về nhà sớm hơn.”

Bị kéo lê và đánh đập đến thâm tím

“Tôi đã bị tra tấn cho đến khi lâm vào tình trạng nguy kịch. Họ muốn đưa tôi tới bệnh viện nhưng tôi đã từ chối. Trước đó họ đã cố gắng tống tiền gia đình tôi 6.000 nhân dân tệ tiền viện phí. Sau đó họ lôi tôi vào một chiếc ô tô. Da ở phía lưng tôi bị rách toạc ra, mắt trái bị thâm tím do bị đánh đập và tôi không thể nhìn rõ được nữa.

Da lưng tôi bị nhiễm trùng, máu và mủ dính vào quần áo tôi. Sau đó, tù nhân Lưu Tân Ảnh kéo quần áo ra khỏi người tôi, và họ đánh mạnh vào lưng tôi. Quần áo lại dính vào người tôi và sau đó cô ta lại kéo nó ra một lần nữa, cô ta vừa làm như vậy vừa chửi rủa tôi.“

Phải chịu đựng giá rét

“Để phản đối việc bức hại, tôi đã bắt đầu tuyệt thực. Thời tiết lúc đó là vào mùa đông và nhiệt độ hạ thấp xuống -10°C. Tôi đã bị bắt phải ngồi ở ngoài ban công với cửa sổ mở mà không có áo khoác. Các tù nhân bức thực, đá và đánh đập tôi.

“Toàn thân tôi đau đớn do bị đánh đập. Tôi không thể trở mình khi ngủ. Đôi lúc tôi đã phải hô lớn “Pháp Luân Đại Pháp hảo” khi không thể chịu đựng nổi những cơn đau khủng khiếp đó. Sau đó các tù nhân đã đổ nước lạnh vào người tôi. Cơ thể tôi run lên vì lạnh.”

Cô Tất phải thức dậy từ 5 giờ 30 sáng và sau đó bị kéo ra ngoài ban công để hứng chịu giá rét. Cô không được phép đi ngủ cho đến tận nửa đêm. Cơ thể cô chỉ còn da bọc xương. Khi tình trạng của cô trở nên nguy kịch thì cô mới được đưa đến bệnh viện.

Khi tình trạng của cô khá hơn, cô lại tiếp tục bị bắt phải đứng cả ngày và không được phép ngủ. Bắp chân cô đã bị sưng to đến mức còn to hơn cả đùi của cô.

“Khi họ thấm mệt vì liên tục đánh đập tôi thì họ bắt đầu giẫm đạp lên ngón chân tôi. Da trên ngón chân giữa của tôi bị rách ra và bị nhiễm trùng. Nó bắt đầu mưng mủ. Hiện giờ tôi vẫn còn vết sẹo trên ngón chân đó.”

Bối cảnh

Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), bất chấp sự phản đối của các ủy viên thường vụ khác của Bộ Chính trị, đã phát động cuộc đàn áp bạo lực đối với Pháp Luân Công.

Cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 17 năm qua. Nhiều người bị tra tấn chỉ vì đức tin của mình và thậm chí bị giết để lấy nội tạng. Giang Trạch Dân và đồng phạm phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc bức hại tàn bạo này.

Dưới sự chỉ đạo của cá nhân Giang Trạch Dân, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, “Phòng 610”, vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng cảnh sát và hệ thống tư pháp trong việc thi hành chỉ đạo của Giang đối với Pháp Luân Công theo chính sách: bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.

Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền đệ đơn kiện hình sự truy tố kẻ cựu độc tài này.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/5/6/327390.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/5/19/157065.html

Đăng ngày 19-6-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share