[MINH HUỆ 10-05-2016] “Lính canh đã dùng các mẩu thuốc lá làm tôi bị bỏng và đánh đập tôi dã man. Xương sườn của tôi bị vỡ, mông của tôi bị đánh nhừ và tôi bị đi tiểu ra máu.”

“Nửa đêm, họ chuyển tôi đến bệnh viện. Trên đường đi, họ thường xuyên kiểm tra xem tôi còn thở hay không. Khi bác sỹ hỏi chuyện gì đã xảy ra với tôi, họ nói dối rằng vết thương đó do tôi tự gây ra.”

Trên đây là một đoạn trích từ đơn kiện của ông Bạch Hoành Viễn đối với Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ra lệnh đàn áp tàn bạo Pháp Luân Công.

Ông Bạch, 44 tuổi, từ thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, kể lại những tra tấn mà ông đã phải trải qua trong trại tạm giam Đại Cảng ở Thiên Tân sau khi ông bị bắt vào tháng 6 năm 2000. Sáu tháng sau khi bị tra tấn, ông đã bị kết án ba năm lao động cưỡng bức.

Trong suốt 17 năm đàn áp Pháp Luân Công, ông Bạch đã bị bắt bốn lần, bị quản thúc tại nhà trong sáu tháng, và bị kết án đưa đến trại lao động cưỡng bức hai lần. Ông đã ở bên bờ vực của cái chết hai lần do bị tra tấn dã man trong trại tạm giam.

Ông Bạch đã đệ đơn kiện hình sự Giang Trạch Dân lên Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao vào ngày 12 tháng 6 năm 2015, yêu cầu Giang phải chịu trách nhiệm về sự tra tấn, giam cầm, và bỏ tù ông trong những năm qua.

Năm 2008, khi ông bị giam giữ tại trại lao động cưỡng bức Bạch Miếu, lính canh đã còng tay ông sau lưng, dùng ghế dựa chèn cổ ông lại khiến ông nghẹt thở, bức thực ông bằng nước muối đậm đặc, sốc điện ít nhất tám lần vào các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể ông và đã để lại những vết thâm tím trên khắp người ông. Lính canh còn buộc ông phải dùng thuốc phá hủy thần kinh.

Sau mười ngày bị tra tấn, ông Bạch rơi vào tình trạng hôn mê sâu. Ông bị suy hô hấp và suy thận, sau đó ông được đưa đến phòng chăm sóc đặc biệt. Lính gác lo sợ phải chịu trách nhiệm nếu ông chết nên đã yêu cầu gia đình đưa ông về nhà.

Ông tỉnh lại sau khi về nhà vài ngày, nhưng gia đình phát hiện ra ông đã bị liệt. Ông không ngừng rên rỉ vì đau đớn, ông bị nôn ra máu, toàn thân thâm tím và nát nhừ. Nghiêm trọng nhất là ông bị mất trí nhớ, biểu đạt lời nói vô cùng khó khăn, nói không thành câu, ý thức không thanh tỉnh.

Dưới sự chăm sóc tận tình của gia đình, sức khỏe của ông dần dần hồi phục, nhưng lời nói và cử động của ông còn rất chậm. Cảnh sát lại tiếp tục thường xuyên đến nhà sách nhiễu ông.

Năm 2012, ông Bạch lại bị bắt khi đang đi trên đường. Cảnh sát đã lục soát nhà và thẩm vấn ông. Họ tra tấn bằng cách treo ông lên và kéo căng tay chân của ông ra. Hai tuần sau khi bị bắt giam, ông bị chuyển đến một trung tâm tẩy não và tiếp tục bị ngược đãi.

9b0a9cabd95a4727988658d8630064cb.jpg

Tái hiện cảnh tra tấn: Nướng cừu (treo ngược người trên một cái gậy)

Bối cảnh

Vào năm 1999, cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân đã gạt bỏ ý kiến của các thành viên khác trong Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị để phát động cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công.

Cuộc bức hại đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 17 năm qua. Nhiều người bị tra tấn vì đức tin của họ và thậm chí bị giết để lấy nội tạng. Giang Trạch Dân phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc đàn áp tàn bạo này.

Dưới sự chỉ đạo của ông ta, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, “Phòng 610” vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này đứng trên lực lượng cảnh sát và hệ thống tư pháp để thực thi các chỉ thị của Giang Trạch Dân về Pháp Luân Công: bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.

Luật mới của Trung Quốc hiện cho phép công dân nước này là nguyên đơn trong các vụ án hình sự. Cho đến nay nhiều học viên Pháp Luân Công đã sử dụng quyền khiếu nại hình sự này để kiện cựu độc tài Giang Trạch Dân.

Các báo cáo liên quan:

Ông Bạch Hoành Viễn bị liệt do bị tra tấn trong trại lao động cưỡng bức Bạch Miếu tại thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam

Ông Bạch Hoàng Viễn tại thành phố Trịnh Châu bị bắt, hiện không rõ ông đang ở đâu


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/5/10/328084.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/5/15/157009.html

Đăng ngày 5-6-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share