Bài viết của một phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 24-04-2016] Ngày 23 tháng 04 năm 2016, các học viên Pháp Luân Công đã tổ chức một sự kiện trên Quảng trường Brisbane, ở Queensland, Úc để kỷ niệm 17 năm cuộc thỉnh nguyện ôn hòa ngày 25 tháng 04 năm 1999 tại Bắc Kinh. Họ giương các biểu ngữ, phát tờ rơi, nói với mọi người về Pháp Luân Công và cuộc bức hại ở Trung Quốc, đồng thời thu thập chữ ký phản đối cuộc bức hại. Một số học viên còn biểu diễn các bài công pháp của Pháp Luân Công. Vào buổi tối, các học viên tổ chức thắp nến tưởng niệm [các nạn nhân bị thiệt mạng trong cuộc bức hại].

Quảng trường Brisbane nằm ở trung tâm thành phố Queensland. Sự kiện này được tổ chức vào ngày thứ Sáu là ngày đông người qua lại, gồm cả người dân địa phương và du khách. Nhiều người đã dừng chân đọc các tấm áp phích, nghe các học viên giải thích các vấn đề, và đã ký tên phản đối cuộc bức hại.

85cc92759e5f4168dfbe1f725353ec13.jpg

Ký đơn thỉnh nguyện phản đối cuộc bức hại

41c595b36f514d7ff505acdd27105f69.jpg

Người qua đường dừng chân tìm hiểu Pháp Luân Công

347b454d8cfa6467bdc74a026896cbc7.jpg

Biểu diễn các bài công pháp của Pháp Luân Công

Nhiếp ảnh gia: “Cuộc bức hại thật quá tàn nhẫn. Nó phải chấm dứt!”

Zoe, một nhiếp ảnh gia đến từ Iran, hết sức bàng hoàng và phẫn nộ sau khi tìm hiểu về cuộc bức hại. Cô cho biết: “Cuộc bức hại thật quá tàn nhẫn và khủng khiếp. Nó phải chấm dứt!” Cô đã ký đơn kiến nghị đưa Giang Trạch Dân ra công lý, và mong muốn cuộc bức hại sẽ sớm kết thúc. Sự ôn hòa và lý trí của các học viên trong các nỗ lực phơi bày cuộc bức hại đã khiến cô xúc động. Cô muốn làm một chủ đề ảnh về vấn đề này. Cô đã chụp rất nhiều ảnh của luyện công tập thể sau khi hỏi ý kiến các học viên.

Chủ quán cà phê: “Mọi người trên toàn thế giới đều cần phải lên tiếng để chấm dứt cuộc bức hại này!”

ffd8d3f1cff6dddfa835f65874964d7e.jpg

Cô Vivi đến từ Columbia ký đơn kiến nghị và chụp hình cùng một học viên.

Cô Vivi đến từ Columbia đang điều hành một quán cà phê. Cô đã trò chuyện với một học viên tới hơn một giờ đồng hồ, rồi lấy các tờ rơi, và ký đơn kiến nghị. Cô nói: “Tất cả mọi người trên toàn thế giới đều cần phải biết đến vấn đề này (tội ác mổ cướp nội tạng sống). Cần phải phơi bày tội ác của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ra cho cả thế giới. Mọi người trên khắp thế giới đều nên lên tiếng để chấm dứt cuộc bức hại này!”

Cô vui vẻ nhận một bông hoa sen gấp bằng giấy và chụp ảnh lưu niệm với các học viên trước khi rời đi.

Người dân Trung Quốc mới nhập cư: “Cảm ơn các bạn. Tôi thoái”

Một người Trung Quốc khoảng hơn 60 tuổi mới từ Thượng Hải đến nhập cư, vì bị lừa dối bởi những tuyên truyền của ĐCSTQ bôi nhọ Pháp Luân Công nên lúc đầu còn bài bác các thông tin về Pháp Luân Công tại quầy thông tin của các học viên. Ông tỏ ra thất vọng và nói: “Trung Quốc hiện nay rất phát triển. Rất nhiều người đã ra nước ngoài rồi. Làm sao mà các vị lại có thể nói rằng Trung Quốc không tốt cho được?” Một học viên đã kiên nhẫn giải thích cho ông biết về cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc, và giải thích với ông rằng ĐCSTQ không thể đánh đồng với Trung Quốc được. Ông đã không nghe, không muốn nhận bất cứ tài liệu thông tin nào cả.

Học viên có tên là David Yu đã kể lại trải nghiệm bốn năm tù giam của mình, anh bị giam hai năm ở một trại lao động cưỡng bức và bị tra tấn chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công. Người đàn ông mới nhập cư này đã có chút xúc động nhưng vẫn nói: “Tôi được Đảng trả lương hưu. Tôi không thể thoái Đảng được.”

Học viên có tên là Annie đã nói với ông: “Lương hưu mà bác hưởng không phải là do Đảng cấp cho bác. Đó là kết quả mà bác đã đóng góp cho đất nước. Đảng đâu có làm việc trong trang trại hay các nhà máy. Làm sao mà nó kiếm tiền cơ chứ? Chính là nó lấy tiền của dân. Nếu không có Đảng, bác có thể còn nhận được nhiều hơn ấy chứ.”

Cô tiếp tục: “Thoái Đảng và các tổ chức liên đới của nó là thoái trong tâm bác. Bác thoái bằng hóa danh cũng được. Bác không cần phải đến cơ quan trước đây để thoái đâu. Như thế, lương hưu của bác sẽ không bị ảnh hưởng gì.”

Người đàn ông này cuối cùng đã xúc động trước sự chân thành và lòng tốt của các học viên. Ông nói đi nói lại: “Cảm ơn các bạn. Tôi thoái, tôi thoái!”

8a9353cd1c0e62ebd992dc2000ef06a9.jpg

Thắp nến tưởng niệm ở Brisbane kỷ niệm 17 năm cuộc thỉnh nguyện ôn hòa ngày 25 tháng 4 năm 1999.

Dưới ánh đèn đường đẹp lung linh của Brisbane, các học viên đã tổ chức buổi thắp nến để kỷ niệm 17 năm cuộc thỉnh nguyện ôn hòa ngày 25 tháng 4 và tưởng nhớ những đồng tu đã thiệt mạng trong cuộc bức hại. Đó là lời nhắc nhở mọi người rằng cuộc đàn áp vẫn đang diễn ra, đồng thời kêu gọi đưa Giang Trạch Dân ra công lý và chấm dứt cuộc bức hại này.

Bối cảnh

Ngày 25 tháng 4 năm 1999, hơn 10.000 học viên Pháp Luân Công tới Văn phòng Kháng cáo Trung ương tại Bắc Kinh để yêu cầu thả 45 học viên bị bắt giữ tại Thiên Tân, một thành phố cách Bắc Kinh khoảng 60 dặm về phía Đông. Cuộc thỉnh nguyện ôn hòa kết thúc ngay trong ngày hôm đó, sau khi Thủ tướng Chu Dung Cơ chấp thuận yêu cầu của các học viên. 45 học viên bị bắt tại Thiên Tân đã được trả tự do. Năm nào cũng vậy, mỗi khi ngày 25 tháng 4 đến gần, các học viên Pháp Luân Công trên khắp thế giới lại tổ chức hoạt động để kỷ niệm sự kiện ôn hòa này.

Ngày 20 tháng 7 năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), bất chấp sự phản đối của các ủy viên thường vụ khác của Bộ Chính trị, đã phát động cuộc đàn áp bạo lực đối với Pháp Luân Công.

Cuộc bức hại đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 17 năm qua. Nhiều người bị tra tấn chỉ vì đức tin của mình và thậm chí bị giết để lấy nội tạng. Giang Trạch Dân phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc bức hại tàn bạo này.

Dưới sự chỉ đạo của cá nhân Giang Trạch Dân, ngày 10 tháng 6 năm 1999, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, “Phòng 610”. Tổ chức này vượt trên các lực lượng cảnh sát và hệ thống tư pháp trong việc thực thi chỉ đạo của Giang đối với Pháp Luân Công theo chính sách: “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể”.

Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền đệ đơn kiện hình sự truy tố kẻ cựu độc tài này. Luật pháp cũng cho phép người dân đệ đơn tố cáo mà không cần dùng tên thật. Nhiều học viên khuyến khích mọi người chung sức giúp tố cáo những tội ác của Giang và chấm dứt cuộc bức hại.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/4/24/327065.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/4/26/156429.html

Đăng ngày 3-5-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share