Nhật báo Ottawa Citizen đăng tin: Ðệ tử Pháp Luân Công yêu cầu Bộ trưởng Tư pháp Canada cho phép được tố cáo, buộc tội các nhân viên, cán bộ Trung quốc tại Canada.

Như đã được báo cáo vào ngày 15 tháng Ba, 2004, tờ Ottawa Citizen đăng tải bài báo viết bởi Greg McArthur “Ðệ tử Pháp Luân Công thỉnh nguyện Cotler: Họ muốn Bộ trưởng Tư pháp cho được xử án các nhân viên Trung quốc”

Một người đàn ông cư ngụ tại Ottawa nói rằng trong thời gian ông bị giam 6 tháng tại Trung quốc và ông đã bị tra tấn vì ông ta tu luyện Pháp Luân Công, ông ta yêu cầu bộ trưởng Tư pháp Canada tiên phong trong vấn đề tư pháp để nhân dân Canada có thể đưa ra toà 45 tên công an và nhân viên chính phủ – kể cả cựu chủ tịch Giang Trạch Dân.

Kunlun Zhang, một công dân Canada và là một điêu khắc gia đã từng bị giam trong trại cải tạo lao động vào năm 2001, là yêu cầu Bộ trưởng Tư pháp Irwin Cotler cho phép ông ta được sử dụng các Ðiều luật về Tội ác để ông ta có thể đưa những tên tội phạm đã từng tra tấn ông ra toà án Canada.

Ông Zhang yêu cầu Ông Cotler cho phép luật sư hình sự Lawrence Grênspon và một chuyên gia luật nổi tiếng thế giới David Matas được đại diện ông tại toà. Nếu được cho phép, các luật sư này có thể yêu cầu xin trát toà để bắt giam các tên trong chính quyền Trung quốc mà đã bắt buộc tẩy não ông Zhang .

Mặc dầu việc tra tấn xảy ra tại Trung quốc, điều luật cho phép tố cáo các tội đó tại Canada vì ông Zhang là công dân Canada.

Nếu Ông Cotler đồng ý, các luật sư sẽ làm việc để trục xuất những tên tra tấn – một số tên ông Zhang có ghi lại khi ông ta bị tra tấn.

“Thật rất khó khăn nhớ lại những ngày đau đớn đó” ông ta nói qua một người thông dịch.

“Ðối với các đệ tử Pháp Luân Công, Trung quốc là một nhà tù vĩ đại. Các đệ tử Pháp Luân Công đang gánh chịu những đòn tra tấn dã man chưa từng thấy trong lịch sử, và họ không biết kêu cứu với ai. Là một công dân Canada, tôi có cơ hội này.

Văn phòng Bộ trưởng Cotler chưa có ý kiến gì về vấn đề này.

Bởi vì chưa có vị bộ trưởng Tư pháp nào được yêu cầu những vấn đề tương tự như vậy, thật khó mà phỏng đoán kết quả của trường hợp này, Ông Matas nói như vậy.

Trục xuất hay bắt giam những tội phạm như vậy cũng khó khăn, ông Matas có ý như vậy, nhưng nếu chính phủ cho phép tố cáo, xử án những trường hợp như vậy cũng là rất quan trọng.

Những trường hợp khác cũng xảy ra tại Canada như William Sampson, Maher Arar và Zahra Kezemi chứng minh rằng chính phủ Canada cần phải hành động sớm hơn, ông ta nói như vậy.

“Bị tra tấn như vậy, thường những người Canada nghĩ rằng nó không có thể xảy ra cho công dân Canada” ông Matas nói.

Dưới chế độ Giang Trạch Dân, Pháp Luân Công, một nhóm thiền tập, bị cấm đoán vào năm 1999.

* * * * *

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2004/3/16/46101.html.

Dịch ngày 17-3-2004; đăng ngày 19-3-2004; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share