Ottawa hầu như làm ngơ không có hành động gì với các phái đoàn Trung quốc
Viết bởi John Turley-Ewart
National Post
Thứ Bảy, ngày 20 tháng Ba, 2004
[…]
Từ khi Pháp Luân Công bị cấm đoán vào năm 1999 bởi Giang Trạch Dân, cựu chủ tịch Trung quốc, chính quyền Trung quốc đã phát động một chiến dịch rầm rộ, quyết liệt để tận diệt Pháp Luân Công và các đệ tử mà Quốc hội Hoa kỳ đã nhấn mạnh rằng “chiến dịch này được thực hiện bởi các nhân viên của chính quyền và công an mọi cấp của Trung quốc, mà trận địa của họ là mọi tầng lớp trong xã hội Trung quốc”. Pháp Luân Công không những chỉ bị khủng bố tại Trung quốc, mà ngay cả tại Canada, Pháp Luân Công cũng là một mục tiêu của chiến dịch đó, ngay cả cơ quan phản gián Canada (CSIS) cũng đã báo trước cho chính phủ Canada về chiến dịch này cách đây mấy năm. Chiến dịch này được thực hiện bởi những nhân viên toà đại sứ hay lãnh sự quán Trung quốc tại Canada, mà họ dựa chính là vào các phương tiện báo chí, truyền thanh, truyền hình trong cộng đồng Hoa kiều tại địa phương, đang phục vụ cho chừng một triệu người Hoa tại Canada.
Chưa đầy một tuần sau biến cố ngày 11 tháng 9 năm 2001, thì tờ báo Hoa ngữ lớn nhất Canada là Sing Tao, mà công ty TorStar phát hành tờ Toronto Star, làm chủ một phần trong đó, đã đăng một bài báo phỉ báng mang tựa đề “Những phần tử Tôn giáo Quá khích đang tiêu diệt Thế giới”, mà trong bài đó phụ xướng lời kết tội của Bắc kinh, xem Pháp Luân Công như là Branch Davidians, một nhóm người Hoa kỳ mà David Koresh là giáo chủ tại Waco, Texas, cho đến khi y chống đối với cảnh sát vào tháng Hai năm 1993, đưa đến 86 người chết, mà trong đó có 17 trẻ em. Les Presses Chinoises tại Quebec, đã đăng tải một loạt bài từ tháng 11 năm 2001 đến tháng Hai năm 2002, phỉ báng rằng Pháp Luân Công là một “nhóm cuồng tín” và là “kẻ thù cuả toàn dân”, và vẫn tiếp tục in những bài tương tự như vậy cho đến khi toà án tại Quebec ra lệnh đóng cửa tờ báo.
Vào tháng Tám năm 2002, Hội Tiêu chuẩn về Truyền thông Canada phát hiện một đài truyền hình Hoa ngữ tại Vancouver, Talentvision, đã vi phạm 4 điều luật về Lương tâm nghề nghiệp của Hội Truyền hình Canada và Lương tâm của giới Báo chí vì đã chiếu những chương trình chống Pháp Luân Công được phát hành từ các đài truyền hình trung ương của chính phủ Trung quốc.
Trong một ví dụ gần đây của chiến dịch này, Phan Tân Xuân, Tham quán Lãnh sự của Trung quốc tại Toronto, là bị toà án Ontario kết tội là đã phỉ báng Joel Chipkar, một đệ tử Pháp Luân Công tại Canada, trong một lá thư cho tờ Toronto Star. Phan nói rằng Chipkar là một thành viên của “nhóm cuồng tín” cố tình “quấy rối, phát động chính sách ghét, kỳ thị”.
Keith Landy, chủ tịch của Hội đồng người Canada gốc Do thái, tin tưởng rằng nếu “Do thái” là thay vào “Pháp Luân Công” trong lá thư mà Phan đã viết cho tờ Toronto Star “thì có lẽ bạn sẽ nghe một sự kháng kiện rất mạnh mẽ trong cộng đồng rồi”.
Một lá thư có thể gây ra nhiều chấn động, nhất là về mặt chính trị mà tờ Toronto Star cũng đã đăng tải, cũng đủ chứng minh rằng chúng ta chẳng hiểu biết nhiều về chiến dịch rầm rộ mà chính phủ Trung quốc phát động nhằm nhắm thẳng vào những công dân Canada tu luyện Pháp Luân Công và vạch rõ chính sách thờ ơ của chính phủ Canada đối với chiến dịch khủng bố Pháp Luân Công của chính phủ Trung quốc tại Canada.
[…] (1)
Ownby (ông ta không phải là đệ tử Pháp Luân Công) [David Ownby là một giảng sư đại học về Trung quốc Sử tại Đại học Montreal và cũng là tác giả của quyển sách sắp ra của ông ta về Pháp Luân Công] tin tưởng rằng học thuyết của Pháp Luân Công hơi hướng thẳng vào nội tâm, nhưng Pháp Luân Công không hề có một biểu tượng nào về khuynh hướng của một cái gì, vì không có từ nào tốt hơn, mà thường thường được mô tả là “cuồng tín”. Ông Lý Hồng Chí khuyến khích các đệ tử sống tại thế giới này, không tách rời ra khỏi xã hội nhân loại. Ông ta và các đệ tử không tin tưởng vào cái gọi là thiên đường. Ông không bắt các đệ tử nộp tiền cho mình, và ông ta cũng không bao giờ can thiệp vào đời sống riêng tư của các đệ tử. Thật ra, Ownby nghĩ rằng những tiêu chuẩn đạo đức mà ông Lý Hồng Chí dạy cho đệ tử sẽ là cho các đệ tử Pháp Luân Công trở thành “những công dân có trách nhiệm hơn”.
Đó là điều mà chính phủ Trung quốc không muốn nhân dân Canada nghĩ về những người Canada khác đang tu luyện Pháp Luân Công hay hàng ngàn người khác đang bị giam giữ trong các trại cưỡng bức lao động ở Trung quốc và những người khác đã bị giết hại trong khi bị giam giữ trong các đồn công an sau khi bị bắt, tất cả chỉ vì họ tu luyện Pháp Luân Công.
Mei Ping, đại sứ Trung quốc tại Canada, trong một lần gặp gỡ cách đây vài năm khi y đến toà soạn National Post để khoe khoang cái đạo đức của Cộng sản Trung quốc và bôi nhọ, mạ lỵ Pháp Luân Công, đã để lại một quyển sách xuyên tạc Pháp Luân Công, kể lại chuyện những cá nhân vì tu luyện Pháp Luân Công mà tự sát, giết người và bị bệnh tâm thần, một sự bôi nhọ, xuyên tạc mà không ai có thể tin nổi; và không có một cá nhân nào, hay tổ chức nào, hay chính phủ nào nói về điều đó khi những cá nhân trong cơ quan họ, nước họ cũng tu luyện Pháp Luân Công.
Các nhân viên sứ quán Trung quốc bỏ rất nhiều thời gian để rỉ tai các chính trị gia Canada để họ kỳ thị Pháp Luân Công và doạ nạt nếu không thì sẽ có những điều bất lợi về quan hệ cũng như mậu dịch với Trung quốc.
Một lá thư viết cho Dân biểu đảng Tự do Jim Peterson, nay là trong Hội đồng Bộ trưởng đương nhiệm, vào tháng 3 năm 2003, Chu Guangyou, là đại diện đặc nhiệm của chính phủ Trung quốc tại Canada, cảnh cáo rằng Trung quốc “đã khuyên răn chính phủ Canada về vấn đề Pháp Luân Công có thể ảnh hưởng đến toàn bộ mối quan hệ của Trung quốc và Canada. Tôi hy vọng rằng ông và chính phủ Canada sẽ hiểu rõ chính sách của chúng tôi và phải cẩn thận trước mọi vấn đề về Pháp Luân Công, nếu không sẽ có ảnh hưởng rất xấu về mối quan hệ giữa hai nước.” Lá thư đi kèm với một gói tài liệu đũ cở nhằm bôi nhọ, chống phá Pháp Luân Công.
Những áp lực kể trên đã áp đặt trên mọi tầng lớp chính quyền. Rất nhiều lá thư tương tự đã gởi đến chính quyền tỉnh bang, cũng như thành phố và thị trưởng trên khắp Canada.
Hội đồng nghị viên thành phố Toronto đã gặp phải một lần. Nghị viên Michael Walker mới đây phát động chương trình Ngày Pháp Luân Công và một Nghị quyết nhằm kêu gọi Trung quốc chấm dứt khủng bố Pháp Luân Công, nhưng những nghị viên khác không nhiệt tình mấy vì sự đe dọa của lãnh sự quán Trung quốc rằng nếu Ngày Pháp Luân Công và Nghị quyết được thông qua “sẽ có những ảnh hưởng không tốt cho những chương trìng trao đổi và hợp tác trong tương lai”. Nói thẳng là mậu dịch; nghị viên Giorgio Mammoliti đã giữ lại Nghị quyết đó và có lẽ sẽ hủy bỏ nó.
Nhưng vào tháng Tám năm 2001, Andy Wells, Thị trưởng của St.John, Nfld, đã trả lời thư của đại sứ Mei vì đã bôi nhọ Pháp Luân Công. Ông ta nói rằng “Chính sách khủng bố của chính phủ Trung quốc đối với nhóm thiền tập vô tội này là bằng chứng hùng hồn về cái thối nát của chính phủ ông về đạo đức và nhân chủng”.
Tại những cộng đồng người Hoa tại Canada, Pháp Luân Công thường bị tránh né và những người làm thương mại với chính phủ Trung quốc là bị ngăn cấm không được tuyển dụng dân Canada những người mà đang tu luyện Pháp Luân Công.
Một trường hợp tại Ủy ban Bảo vệ Nhân Quyền ở Ontario nói rõ về sự xung đột này. Andie Shih là một thành viên của Hội đồng Trung Y cổ truyền của Trung quốc tại Canada, bắt đầu từ năm 1988. Theo lời khai của Shih trong bản báo caó với Ủy ban Nhân quyền, thì một người đồng nghiệp tại Hội Trung Y yêu cầu anh ta cách đây 2 năm là đừng nên tham gia bữa tiệc đón mừng một phái đoàn Trung quốc chỉ vì anh ta có liên hệ với Pháp Luân Công. Khi Shih từ chối, anh ta bị bắt buộc rút lui ra khỏi Hội đồng. Anh ta tố cáo rằng cuối cùng anh ta bị đuổi ra khỏi Hội đồng chỉ vì anh ta tu luyện Pháp Luân Công.
Một trường hợp khác cũng từ Ủy ban Bảo vệ Nhân Quyền Ontario, Cathy Liu nói rằng cô ta cũng chịu một trường hợp tương tự như vậy tại nơi làm việc cũ của cô ta, Bond International College. Cô Liu báo cáo rằng cô ta đã đi thỉnh nguyện ôn hoà trước toà lãnh sự quán Trung quốc trong những ngày nghỉ của cô ta, cũng không được chỗ làm của cô ta chấp nhận bởi vì lãnh sự quán là một khách hàng quan trọng của trường. Trường hợp của cô Liu phải được đưa đi dàn xếp riêng; trường học đó chịu trả cho cô Liu tiền bồi thường và lời xin lỗi với điều kiện là cô ta phải giữ bí mật. Cô Liu từ khước.
Chính phủ Canada vẫn cứ làm ngơ trước những sự kiện như vậy, trong khi các nhân viên Trung quốc tiếp tục phát động chiến dịch ghét, kỳ thị tại Canada. Phan, người đã mạ lỵ một người dân Canada trên tờ báo Toronto Star, bây giờ đang làm áp lực chính phủ Canada phải gạt bỏ vụ án kết tội y phỉ báng người khác. Nhưng tại sao Phan vẫn còn được tiếp tục ở lại Canada, và tại sao các thành viên sứ quán Trung quốc vẫn cứ tiếp tục phát động chiến dịch chống báng công dân Canada? Vào tháng Hai năm 2003, Irwin Cotler là chủ tịch của Ủy ban Nhân quyền Canada và ông ta đã mô tả chính sách khủng bố Pháp Luân Công của Trung quốc là “làm tội những người vô tội, trong khi đó dùng những thủ đoạn như đe doạ, đàn áp, bắt bớ, giam cầm, đàn áp khẩu cung, tra tấn, đánh đập và tù đày cho những người mà họ chỉ tu luyện theo một phương pháp cổ truyền Trung quốc”.
Bây giờ ông Irwin Cotler là Bộ trưởng Tư pháp và Pháp Luân Công vẫn còn đang bị khủng bố, bức hại ngay tại đất nước Canada này.
Nguyên bản: https://www.canada.com/search/story.html?id=c195d888-af7c-441b-b735-1c14067582a3
Ghi chú của Biên tập Minh huệ:
Chúng tôi tán thành tác giả của bài viết vì đã làm sáng tỏ chính sách đàn áp khủng bố Pháp Luân Công của chính quyền Trung quốc trên toàn thế giới và cũng là một người bạn ủng hộ Pháp Luân Công. Bài viết này trình bày rất rõ chính sách khủng bố đang lan rộng đến Canada.
Chúng tôi không đăng nguyên bản bài viết, bỏ ra nhiều đoạn không thích hợp cho trang web chúng tôi. Chúng tôi xin làm sáng tỏ hơn những chi tiết đã viết trong bài:
Người sáng lập Pháp Luân Công, ông Lý Hồng Chí, đã chịu đựng nhiều khó khăn đau khổ, đi giảng Pháp Luân Đại Pháp rất nhiều nơi tại Trung quốc từ năm 1992 đến 1994. Bằng lời truyền miệng, Pháp Luân Công đã được rất hàng triệu người theo học khắp Trung quốc. Đầu năm 1996, ông ta đi ra nước ngoài để truyền bá Pháp Luân Đại Pháp. Cũng trong năm đó ông ta lần đầu đến Hoa kỳ. Trước khi Giang Trạch Dân phát động phong trào chống Pháp Luân Đại Pháp vào tháng Bảy năm 1999, ông ta đã là thường trú dân Hoa kỳ.
Pháp Luân Đại Pháp được hướng dẫn khắp nơi trên thế giới, ai cũng có thể học, không tốn tiền. Những bài giảng, sách, những bài công pháp của Thầy Lý Hồng Chí có thể được lấy từ www.falundafa.org.
* * * * *
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2004/3/22/46304.htm.
Dịch và đăng ngày 24-3-2004; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.