Bài một bạn tu Đại Pháp tại Trung quốc

[MINH HUỆ 8-2-2004] Tôi vừa mới thuộc lòng xong Chuyển Pháp Luân lần thứ nhất. Nó khiến tôi nhớ lại quá khứ có một vài câu chuyện mà tôi muốn chia sẻ cùng các bạn tu.

Tôi thật may mắn khám phá ra được môn Pháp luân Đại Pháp vào cuối năm 1998. Tôi thường cảm thấy rằng tôi được gặp nó quá trễ. Khi tôi đọc Chuyển Pháp Luân, tôi thường mất sự chú ý. Tôi cũng thích đọc những bài giảng của Sư phụ ở ngoại quốc. Có một lần tôi đọc một bài chia sẻ kinh nghiệm từ mạng lưới Minh Huệ net về sự học Pháp và tôi bổng nảy ra cái ý định nếu tôi học thuộc lòng Pháp thì tôi sẽ không bị mất sự chú ý. Vì vậy tôi bắt đầu học thuộc lòng Pháp bắt đầu tháng ba năm 1999.

Khi tôi lần đầu tiên bắt đầu nó thì rất khó vì tôi chỉ đọc cả quyển sách có một vài lần, và vẫn còn có nhiều điều ở trong tôi mà chưa được thanh hóa. Tôi thật muốn học thuộc lòng quyển sách. Tôi còn nhớ khi tôi tiến tới đoạn mà Sư phụ giảng, ‘Vậy vì sao điều này có thể làm cho một người tu ?’ Đó là vào mùa Xuân 1999. Một ngày kia trong khi tôi đang đạp chiếc xe đạp về nhà sau một khóa tập Công chung, tôi đang nhớ lại câu, ‘Chúng tôi nhìn thấy rằng trong vũ trụ này một sanh mạng con người không phải được sanh tạo ra từ trong xã hội con người, sự sanh tạo ra một sanh mạng của một con người là thật từ trong không gian vũ trụ.’. Tôi quả thật cảm thấy rằng mỗi mỗi phần tử của tôi có thể cảm được rằng mùa Xuân đã đến. Cảm giác này lúc đó tôi thật không chắc lắm, nhưng bây giờ đây khi tôi nhìn lại nó, lúc đó là sanh mạng của tôi đang thật sự bắt đầu.

Điều tốt nhất khi học thuộc lòng Pháp là chư vị không mất sự tập trung trong khi chư vị học thuộc lòng nó vì chư vị phải sử dụng đến trí ý. Cái lợi lớn khác là chư vị có thể học Pháp bất cứ nơi nào và ngộ những điều bất cứ lúc nào. Nó rất dễ. Khi chư vị lấy quyết định cầm lên quyển sách và học thuộc lòng nó, thì bắt đầu cuộc chiến với ý nghiệp của chư vị và đủ loại can nhiễu. Tuy nhiên, không bao lâu chư vị kết thúc cuộc chiến ấy và thấy rằng chư vị đã chiến thắng.

Khi tôi học thuộc lòng gần xong bài giảng thứ hai, thì ngày 20 tháng 7, 1999 đến. Mọi người đều bị tràn ngập bởi hàng tấn tin tuyên truyền. Tôi dần dần trở nên bất định. Tôi muốn đi vào xem Minh huệ nhưng bị ngăn chặn, và tôi không còn có một nguồn thông tin chánh đáng nào cả. Tôi nghĩ, ‘Thôi hãy quên nó đi, ta hãy nghỉ nó một thời gian.’ Lần đó là lần đầu tôi gián đoạn cuộc học thuộc lòng Pháp.

Sự ‘rời bỏ’ đó thật là nghiêm trọng, và tất cả những điều xấu đã trở lại với tôi. Có một lần một người bạn mời tôi một điếu thuốc lá, lúc đầu tôi hơi ngần ngừ một chút, nhưng sau đó tôi đốt nó lên. Lúc bấy giờ tôi mang máng nhớ đến Sư phụ, nhưng điều đó hình như đã là một quá khứ xa xôi. Đến cuối tháng 8, tôi đang tranh đấu với tham muốn danh vọng và lợi lộc cá nhân. Đột nhiên một ý tưởng xuất hiện, ‘Tất cả những lời tuyên truyền đó là có thật hay không ? Phật có thật hay không ? Có những không gian khác hay không?’

Ngày hôm đó tôi thắc mắc rất nhiều những câu hỏi đó và cảm thấy rằng những ý tưởng như vậy là rất quan trọng. Tôi cần phải tìm cho ra câu trả lời nào đó. Nếu không có Phật, thì tôi sẽ quên đi tất cả và tiến lên. Vì vậy tôi đi đến một phòng đọc sách đô thành lớn nhất và bắt đầu đọc một số sách. Tình cờ tôi gặp một quyển bách khoa toàn thư (encyclopedia) nói về một số khám phá những di tích lịch sử quan trọng trong thế kỷ thứ 20. Tôi lật thoáng qua những trang sách và hiểu rằng những gì đã nói trong Chuyển Pháp Luân là có thật. Cũng có những khám phá quan trọng khác mà không có nói trong Chuyển Pháp Luân trong địa hạt di tích lịch sử chỉ về sự hiện hữu của Trời thần. Tôi đọc quyển sách một thời gian lâu.

Sau khi đi về nhà, tôi suy nghĩ, ‘Hình như là chư Phật là có thật. Tôi cần phải tiếp tục tu luyện. Nhưng tôi nên tu luyện Phật giáo hay là Pháp Luân Đại Pháp ?’ Giây phút mà ý tưởng này nảy sanh, tôi chọn Pháp Luân Đại Pháp. Nếu chư Phật có thật, thì tôi phải tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Vì vậy tôi lại nhặt lên quyển Chuyển Pháp Luân và tiếp tục học thuộc lòng quyển sách sau khi đã ngưng hơn một tháng.

Ngay ngày hôm sau khi tôi tiếp tục lại học thuộc lòng quyển sách, tôi được gặp một người tu lâu. Tôi đã gặp chị ta một lần và chị ta cho tôi một địa chỉ IP. Khi tôi truy cập vào máy tính, mạng lưới Minh huệ xuất hiện, và tôi nghĩ, ‘A, đây là sự thật. Những điều báo cáo trong hệ thống thông tin của ĐCSTQ là lừa dối và ác độc’

Bây giờ khi tôi nghĩ đến điều đó, nó thật là lạ lùng. Sư phụ luôn trông chừng cho tôi, chờ xem tôi có thể tự một mình ngộ được không trong cuộc thử thách quan trọng này và chọn lấy quyết định cuối cùng của tôi. “Một khi một người muốn tu luyện, bản tánh Phật của họ được xem như là xuất hiện. Một cái ý tưởng như vậy thật là quí báu nhất, vì người này muốn trở về bản lai nguyên tánh của họ và vượt xuất khỏi tầng cấp con người thường.” Sư phụ đã kiên trì chờ đợi tôi sau khi tôi ngừng tu luyện trong cả tháng. May mắn thay nguyên lai bản tánh của tôi không hoàn toàn bị che lấp và Sư phụ đã giúp tôi trở lại.

Tôi tiếp tục học thuộc lòng quyển sách. Lần này một cảm giác hoàn toàn khác hẳn, và tôi có thể thuộc nhớ nó càng lúc càng nhanh hơn. Tôi bắt đầu với bốn trang một ngày, sau đó mười trang hoặc hơn mỗi ngày. Tôi thường học nó buổi sáng và ôn lại vào buổi chiều (Lúc bấy giờ tôi không có đi làm). Đầu óc tôi tràn đầy những trang sách của Chuyển Pháp Luân. Tôi thường thức giấc nữa đêm và điều đầu tiên mà tôi làm là nhớ lại những trang sách cho đến khi tôi ngủ thiếp lại. Sự thật, nó trở thành như là tôi không thể rõ là tôi đã đang học thuộc lòng quyển sách trong khi tôi thức hay là tôi đang trong mơ.

Vào cuối năm 1999, tôi hoàn tất học thuộc lòng trọn quyển Chuyển Pháp Luân lần thứ nhất. Tôi còn nhớ có đọc một kinh nghiệm của một bạn tu rằng chư vị cần phải học qua nó mười lần mới có thể ghi nhớ được tốt. Vì vậy tôi bắt đầu học nó lại lần thứ nhì. Lần này tôi tiến đi càng nhanh hơn. Tôi chỉ cần một ngày để có thể đọc thuộc lòng bài dạy thứ nhất, và hai ngày để học thuộc lòng bài thứ nhì. Đầu năm 2000, tôi đạt đến bài thứ năm lần học thứ nhì.

Đến lúc này, tôi bắt đầu đi ra ngòai để tập Công mỗi ngày. Nhưng có người mách với cảnh sát, và tôi bị cầm tù 15 ngày. Sau khi tôi được thả ra, tôi đi làm việc cho một hãng mới. Vì tôi không có nhiều thời giờ rảnh, tôi ngưng học thuộc lòng Chuyển Pháp Luân. Ba năm sau tôi mới ý thức được cái giá to lớn mà tôi phải trả vì không tiếp tục nó.

Trong ba năm đó, nhiều chuyện xảy ra. Chánh Pháp đã chuyển động toàn vũ trụ và thế giới nhân loại loạn ngầu. Chính tôi cũng đã trải qua rất nhiều. Tôi bị giữ trong những trung tâm cải tạo, cầm cố, và lao động cưỡng bách nhiều lần. Có lúc tôi làm được tốt, có lúc không. Đó là một con đường dài đầy sóng gió. Nó rất khó khăn. Cho dù tôi có thể đọc thuộc lòng toàn quyển Chuyển Pháp Luân một lần và năm bài đầu lần thứ nhì, bây giờ tôi chỉ còn nhớ mang máng hai bài đầu. Tôi thật hối tiếc là không kiên trì học thuộc lòng Chuyển Pháp Luân.

Điều làm tôi quyết định cầm nó lên lại là khi tôi đọc thuộc lòng bài kinh văn của Sư phụ trong trại cầm cố. Dù chỉ một đoạn rất ngắn của nó cũng cho tôi thấy được những nguyên lý vô cùng tận và tuyệt vời của Pháp. Lúc bấy giờ, tôi cũng phát chính niệm không ngừng. Tôi không ngừng lập đi lập lại hai bài giảng đầu mà tôi còn nhớ. Tôi không làm vậy để đạt được một điều gì hoặc để cho nhẹ đi sự khủng bố, đó chỉ là cho sự thăng tiến của cá nhân tôi. Tôi cảm thấy thật tuyệt vời.

Ví dụ môt ngày kia, trong khi tôi đang đọc thuộc lòng đọan, ‘Khi cơ thể của một con người di động, những tế bào trong cơ thể đó cũng sẽ di động, và ở tầng cấp vi tế, tất cả mọi thành phần, như là tất cả các tế bào, trung tử, điện tử (protons, electrons), và những thành phần vi tế nhất cũng sẽ di động theo. Nhưng chúng có hình thức hiện hữu cá biệt của chúng, và những hình thức cơ thể trong các không gian khác cũng trải qua một sự thay đổi.’(Chuyển Pháp Luân, bài học thứ hai). Thình lình tôi ngộ được sự huyền diệu của cơ thể chúng ta, các cơ thể nhiệm mầu ở những cấp khác cũng di động theo với Chính niệm của cơ thể chánh : chúng cũng đang học Pháp, luyện Công, phát chính niệm và thanh lý sự thật, và làm những điều tuyệt vời ở cấp của chúng. Và tuy vậy, chúng ta xem vẫn như một người thường trong thế giới con người này. Khi tôi hiểu ra sự thật, tôi rất xúc động. Tôi nói với các bạn tu của tôi mỗi khi tôi có dịp, “Chư vị không biết chư vị lớn lao như thế nào khi chư vị phát chính niệm. Chớ bao giờ cảm thấy nó quá tầm thường hoặc buồn tủi chỉ vì chư vị không thể thấy được kết quả.”

Tôi càng lập đi lập lại nó, tôi càng hối tiếc rằng tôi đã không tiếp tục nó sớm hơn. Pháp thật có nhiều sự huyền diệu. Một ngày kia, tôi đọc đến đoạn, ‘Đó là về một tăng nhân ngồi thiền định và hồn của ông ta đi đến Tây phương Cực lạc và nhìn thấy những cảnh tượng. Ông ta đi nhìn ngắm phong cảnh trong một ngày nơi đó và khi trở lại thế giới con người, nơi đây sáu năm tròn đã trôi qua.’ Ngay tức thời tôi nhớ lại cái Pháp mà Sư phụ đã dạy tại Mỹ quốc về Phật A di Đà và thế giới Cực lạc. Tinh thần của tôi đi đến thế giới Cực lạc và nhìn về Núi Linh thứu. Tôi nghĩ, ‘À, nó là như vậy.’ Tinh thần của tôi du hành trong một thế giới sáng choang và tuyệt vời…

Trong khi tôi tiếp tục đọc Pháp, tôi chợt ngộ một điều là vì sao mấy năm qua nó khó khăn như vậy? Vì sao tôi làm nhiều lỗi lầm như vậy ? Đó là cái giá mà tôi phải trả vì đã bỏ trôi việc học Pháp. Không phải vì sự kiện tôi đã buông trôi không học Chuyển Pháp Luân, chính là vì tôi đã buông trôi không tinh tấn trong việc học Pháp. Đối diện với những khó nạn chưa từng có trong lich sử con người này, vào thời điểm then chốt của Chính Pháp, tôi đã không để ra một sự cố gắng chưa từng có trong việc học Pháp và hòa tan trong Pháp. Thật là quá dễ để nhìn thấy rằng vì sao tôi đã không thể đi tốt con đường của tôi.

Tôi hiểu thật rõ rằng nếu tôi không bỏ qua sự học thuộc lòng Pháp và tiếp tục học nó, giữ vững sự tinh tấn, tôi sẽ đã không bị bắt và giữ bởi tà ác. Con đường của tôi sẽ khác đi và những sự thất thóat sẽ ít đi. Tôi lấy quyết định rằng cái chuyện đầu tiên tôi làm khi tôi rời khỏi nơi đây sẽ là học thuộc lòng Chuyển Pháp Luân.

Nhưng khi tôi được thả ra, tôi lại lười biếng. Tôi phải đối diện với những khó nạn khôn cùng, đến độ tôi gần bị diệt vong. Tôi cuối cùng nhặt lên quyển Chuyển Pháp Luân vài tháng 8 năm 2003 và lại bắt đầu học thuộc lòng nó. Ba năm và tám tháng đã qua từ khi lần cuối cùng tôi học nó.

Lần này kinh nghiệm của tôi khác hai lần trước. Vì đã trải qua nhiều như vậy, tôi có được một sự hiểu biết khác về Pháp và cái nhận thức của tôi cũng khác đi. Tôi hiểu ý nghĩa của câu ‘tái sinh’.

Tôi hoàn tất chuyến học Chuyển Pháp Luân lần này trong một thời gian rất ngắn. Tôi hành nghề cơ khí và tôi trách nhiệm sự bảo trì các nơi sản xuất tài liệu thanh lý sự thật. Tôi trải qua rất nhiều thời giờ đi trên các xe búyt công công đường xa, nhưng tôi cảm thấy rằng Sư phụ trông chừng cho tôi và gia lực cho tôi không ngừng. Cho dù đang đọc thuộc lòng bài Pháp nào, lúc nào cũng có những sự kiện giúp cho tôi hiểu được những nguyên lý của Pháp. Trong khi tôi tiếp tục đọc Pháp, các nơi sản xuất của chúng tôi càng trở nên khá hơn, và tôi cảm thấy rằng những khả năng của tôi càng trở nên mạnh hơn.

Khi tôi bắt đầu học bài giảng thứ 7, tôi không cầm được nước mắt chảy ra từ đôi mắt tôi trong khi tôi nhớ đọc thuộc lòng Pháp. Một ngày kia, trong khi tôi đang đọc:

“Đứa trẻ bắt đầu sớm chịu đau khổ. Khi nó trưởng thành, vị thầy trở lại. Dĩ nhiên, nó không thể nhìn ra ông. Dụng những công năng vị thầy khai mở trí nhớ cho nó. Nó liền nhớ lại tất cả, ‘Phải chăng đây là Thầy ta?’ Vị thầy liền nói, ‘Bây giờ hãy bắt đầu sự tu luyện.’ Như vậy, sau nhiều năm, vị thầy truyền dạy cho nó”

Tôi phải ngưng và khóc một thời gian dài. Trong thế giới con người, tôi đã mất cha khi tôi lên mười và mất mẹ khi tôi còn là một đứa trẻ. Trong một vài chục năm sau đó, tôi kinh qua nhiều khổ nạn khó khăn và tôi khóc. Nhưng chưa bao giờ tôi khóc như ngày hôm đó. Đó là sự trở về với bản ngã của tôi. Tôi cảm giác thâm sâu lòng đại từ bi của Sư phụ và cái nợ mà tôi không thể nào bồi đáp.

Tuần lễ cuối cùng, tôi hoàn tất thuộc lòng đến câu cuối của Chuyển Pháp Luân. Tôi âm thầm chảy nước mắt, cảm giác một sự hạnh phúc khôn lường.

Tôi không biết các bạn tu đã có nghĩ qua câu hỏi này chưa : Nếu Chánh Pháp một ngày kia chấm dứt, sự tu luyện của chúng ta cũng sẽ chấm dứt, vậy thời gian học Pháp của chúng ta có cùng tận hay không ? Phải chăng nó cũng sẽ bị cắt đứt một ngày nào đó ? Phải chăng mỗi một ngày qua là chúng ta mất đi một ngày ? Có lúc tôi nhìn thấy các bạn tu bỏ mất sự tập trung và sức lực vào những chuyện không cần thiết, tôi thật cảm thấy tuyệt vọng.(distressed) Chúng ta phải hiểu thật rõ lý do chúng ta ở tại nơi đây, và cái sự hạnh phúc quí nhất, lớn nhất, tối thượng cho một sanh mệnh là gì. Chúng ta phải tự nhắc nhở và suy ngẫm rõ rệt về những câu hỏi này!

Hôm qua khi tôi cầm quyển sách, tôi thật sự và rõ ràng cảm nhận rằng đó không phải là một quyển sách tầm thường, nhưng là tạo ra sanh mạng đầu tiên của tôi và cũng là sự viên mãn cuối cùng của nó (creator of my life and the end result as well). Tôi có cái tâm lý là hoàn tất công tác, tiến lên và làm nhẹ đi sự khủng bố hoặc muốn đạt được một điều gì khi tôi học thuộc lòng Pháp trước đây, nhưng bây giờ tôi có thể rõ ràng cảm nhận sự hạnh phúc đến từ chỉ là học thuộc Pháp mà thôi. Thời gian sung sướng nhất trong ngày của tôi là khi tôi học quyển sách. Vì vậy lý do để học thuộc lòng quyển sách chỉ là : Tôi ‘thích’ làm như vậy.

Để chấm dứt câu chuyện của tôi về học thuộc lòng Pháp, tôi muốn chia sẻ một chút kinh nghiệm của tôi với những bạn tu mà muốn học thuộc lòng Pháp nhưng vẫn chưa bắt đầu.

1. Tốt hơn không nên chờ đợi là chư vị sẽ có thể hoàn thành ngay lần đầu, nếu không nó sẽ rất khó khăn, và rất dễ để buông bỏ nếu chư vị không đạt được mục đích. Chư vị cần phải chuẩn bị là sẽ học thuộc lòng nó trong một vài lần, cũng giống như đọc qua trọn quyển sách nhiều lần.

2. Đừng sợ sẽ bị quên mất những phần nội dung của nó, bởi vì tự nhiên là chư vị sẽ nhớ phần cuối và quên đi phần trên. Cái phần mà chư vị đã tu tốt sẽ được cất đi, và nó cũng giống như cái phần của chư vị mà đã có thể thuộc lòng Pháp tốt. Nếu chư vị luôn sợ chư vị sẽ quên đi phần trước và luôn học đi học lại nó, nó có thể ảnh hưởng đến sự tự tin của chư vị và làm chậm đi sự tiến triển. Nó có thể ảnh hưởng trầm trọng đến niềm tin của chư vị. Sự thật, khi chư vị học lại lần thứ hai, chư vị sẽ thấy rằng chư vị thật sự không có quên những phần mà chư vị nghĩ rằng là mình quên.

3. Tốt hơn hết là nên tập trung. Kinh nghiệm của tôi là nếu tôi học thuộc lòng Pháp, thì tốt hơn không nên đọc nguyên quyển sách. Tôi dùng tất cả thi giờ đọc Chuyển Pháp Luân để học thuộc lòng Pháp, và dùng tất cả thời gian rổi rảnh của trí óc tôi để nhớ lại Pháp. (Trước đây đủ mọi loại tư tưởng hổn loạn thường chiếm lấy đầu óc của tôi). Tập trung làm một công việc thì hiệu quả hơn.

4. Đừng lo là trí nhớ của chư vị không tốt, và đừng nghĩ là tốc độ của chư vị quá chậm. ‘Tu tại tự kỷ, Công tại Sư phụ !’ Chỉ là học mà không mong cầu và chờ xem kết quả. Bảo đảm là nó sẽ khác với điều mà chư vị đầu tiên nghĩ tưởng.

Điểm cuối cùng là học thuộc lòng quyển sách không phải là mục đích tối hậu, nó chỉ là một phương pháp. Ý nghĩa tối hậu là để hòa tan vào Pháp.

Cuối cùng, chúng ta hãy cùng nhau xem lại những lời Pháp giảng của Sư phụ liên quan đến việc học thuộc lòng quyển sách:

“Câu hỏi: Thời gian có hạn. Trong khi tôi muốn đọc học quyển sách, tôi cũng muốn học thuộc lòng nó. Nhưng sau tôi lại cảm thấy rằng học thuộc lòng quyển sách sẽ ảnh hưởng đến việc đọc học nó của tôi. Tôi phải tính sao cho vẹn toàn?

“Sư phụ: Đọc học quyển sách là góp phần rất quan trọng vào sự tiến bộ của chư vị. Nếu chư vị muốn học thuộc lòng nó, chư vị chỉ có thể cố gắng dành một thời giờ nhất định nào đó để học thuộc lòng nó. Điều này sẽ đở cho chư vị sau này phải có sách đọc học trên tay. Nhưng chư vị sẽ phải sắp đặt một thời điểm nào đó để tập trung vào việc ghi nhớ thuộc lòng nó. Nếu không, nếu chư vị muốn đọc học nó và rồi cũng muốn học thuộc lòng nó, và sau đó chư vị đi trở lại để muốn đọc lại, nếu nghĩ luôn như vậy thì sẽ bị kẹt trong tình trạng này. Việc chư vị học thuộc lòng quyển sách như vậy sẽ không ảnh hưởng đến việc đọc học của chư vị, nó cũng không làm cản trở sự tiến bộ của chư vị vì thiếu đọc học sách. Đó là vì sao khi chư vị học thuộc lòng sách, phía sau mỗi chữ có vô lượng Phật Đạo Trời và mỗi chữ có thể giúp chư vị hiểu được những nguyên lý ở những cấp khác nhau.” — Giảng Pháp tại Pháp Hội tại Âu châu

“Một số trong chư vị đã có thể học thuộc lòng Pháp. Vì sao sau một thời gian chư vị lại quên đi cả những đọan mà chư vị đã thuộc nhớ rất tốt? Đó là vì cái phần của chư vị mà đã thuộc lòng quyển sách rất tốt đã trở thành tu luyện hoàn tất và được cất đi. Phần còn lại là phần mà chưa hiểu rõ, vì vậy chư vị vẫn còn cần tiếp tục học Pháp.” — Giảng Pháp tại Pháp hội cho các phụ đạo viên ở Trường Xuân

“Để cho chư vị một ý niệm. Họ nói: ‘Một điều tốt như vậy tại sao chúng ta không học thuộc lòng nó? Nó đòi hỏi chúng ta làm người tốt ở mỗi giây phút giữa những con người thường và nó giúp chúng ta tiến bộ, phải chăng tốt hơn là chúng ta có thể học thuộc lòng nó? Vậy chúng ta sẽ có một cái gì để chúng ta có thể đo lường mình ở mỗi giây phút.’ Đó là cách họ bắt đầu một phong trào học thuộc lòng sách.” — Pháp Luân Đại Pháp nghĩa giải

Ghi chú: Bên trên tất cả là trích dẫn những lời dạy của Sư phụ trong Chuyển Pháp Luân trừ phi là ghi chú khác.

Thành văn: 7-2-2004

* * * * *

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2004/2/8/66877.html;
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2004/3/3/45685.html.

Dịch ngày 27-3-2004; đăng ngày 29-3-2004; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share