Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại tỉnh Cam Túc

[MINH HUỆ 22-1-2016] Một bác sỹ đã khởi kiện Giang Trạch Dân, cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), bởi ông ta đã bức hại gia đình họ vì tu luyện Pháp Luân Công.

Ông Hầu Hữu Hổ, 52 tuổi, là một bác sỹ sống ở tỉnh Cam Túc. Chị gái ông – bà Hầu Hữu Phương đã bị chết trong trại lao động năm 2002. Bản thân ông Hầu đã bị giam giữ trong hai năm. Em gái của ông là bà Hầu Hữu Hương đã bị bắt giữ bốn lần và giam giữ trong trại lao động hai năm từ năm 2000 đến năm 2002. Đơn kiện đã được gửi đi vào ngày 25 tháng 8 năm 2015

Cái chết của bà Hầu Hữu Phương

Trước khi chính quyền Trung Quốc bức hại Pháp Luân Công, bà Hầu Hữu Phương là một giáo viên trung học xuất sắc. Tuy nhiên, sau khi bà tới Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công vào tháng 2 năm 2000, bà đã không được phép dạy học nữa. Nhà trường ép bà phải làm công việc lao động nặng nhọc, và chỉ trả cho bà đồng lương ít ỏi với 200 nhân dân tệ một tháng. Chồng bà bị chính quyền gây áp lực đã ly dị bà.

Bà bị bắt bốn lần vì đức tin của mình và cuối cùng bị kết án hai năm lao động cải tạo cưỡng bức vào tháng 8 năm 2001. Trong thời gian bị giam giữ, bà đã bị tra tấn bằng nhiều hình thức, trong đó có hình thức ngồi ghế hổ. Các lính canh treo bà lên bằng còng tay và đánh bà. Bà bị chết trong trại lao động vào ngày 29 tháng 11 năm 2002. Trước khi chết, cánh tay bà bị gãy, xương sườn và xương chậu bị gãy vụn.

Ông Hầu Hữu Hổ bị giam giữ trong trại lao động hai năm

Ông Hầu Hữu Hổ bị bắt vào tháng 2 năm 2007 vì phân phát tài liệu phơi bày cuộc bức hại Pháp Luân Công. Cảnh sát nhốt giam ông trong một lồng sắt kim loại nhỏ tới mức ông không thể đứng hay ngồi xổm. Sau đó họ thẩm vấn ông hàng giờ đồng hồ nhằm cố gắng tìm kiếm thông tin về các học viên Pháp Luân Công khác.

Trong trại giam giữ, ông Hầu đã bị ép buộc phải làm số lượng lớn các hộp diêm trong vòng hơn 20 ngày trước khi bị chuyển đi lao động cải tạo cưỡng bức hai năm.

Trong Trại Lao động tỉnh Cam Túc, ông Hầu đã liên tục bị đánh đập hoặc buộc phải đứng im trong thời gian dài. Lính canh cố gắng tẩy não ông và gây áp lực để ông viết cam kết từ bỏ đức tin của mình.

Sau khi ông Hầu được trả tự do, chính quyền vẫn tiếp tục sách nhiễu ông. Họ thường xuyên yêu cầu ông báo cáo về các hoạt động của mình. Xe đạp của ông bị tịch thu. Chính quyền địa phương đóng cửa phòng khám của ông sau khi ông bị bắt. Sau khi được thả ra khỏi trại lao động, Sở Y tế địa phương từ chối cấp lại giấy phép hành nghề khám bệnh cho ông Hầu. Ông Hầu buộc phải từ bỏ nghề bác sỹ.

Bà Hầu Hữu Hương bị bắt bốn lần

Em gái của ông Hầu, bà Hầu Hữu Hương đã bị bắt giữ bốn lần vì tu luyện Pháp Luân Công. Bà bị đưa tới trại lao động cải tạo cưỡng bức trong hai năm từ năm 2000 tới năm 2002. Cùng với việc bị cưỡng bức phải lao động cực nhọc, bà Hầu Hữu Hương phải chịu những tra tấn khủng khiếp. Bà không được phép ngủ trong chín ngày liên tiếp. Đồng thời, lính canh yêu cầu các tù nhân cùng phòng giam đánh vào đầu bà, dùng kim khâu châm vào các ngón tay và dẫm lên ngón tay bà. Bà bị treo lên với hay tay bị còng phía sau lưng và bị ép phải xem những đoạn phim phỉ báng Pháp Luân Công.

Sau khi được thả ra, cảnh sát địa phương vẫn tới làm phiền bà và gây áp lực hòng ép bà ký cam kết từ bỏ tu luyện.

Bối cảnh 

Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là Tổng Bí thư ĐCSTQ, bất chấp sự phản đối của các ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khác, đã phát động cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công.

Cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 16 năm qua. Nhiều người bị tra tấn chỉ vì niềm tin của họ và thậm chí bị giết để cướp nội tạng. Giang Trạch Dân và đồng phạm phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc đàn áp tàn bạo này.

Dưới sự chỉ đạo cá nhân của Giang, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, “Phòng 610”, vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng công an và hệ thống tư pháp trong việc thi hành chỉ đạo của Giang đối với Pháp Luân Công theo chính sách: bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.

Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền đệ đơn kiện hình sự truy tố kẻ cựu độc tài này.

Các bài viết liên quan:

Thông tin bổ sung về việc bức hại đến chết giáo viên Hầu Hữu Phương ở tỉnh Cam Túc

Bà Hầu Hữu Hương đối mặt với cuộc bức hại (thành phố Kim Xương, tỉnh Cam Túc)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/1/22/322308.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/1/30/155002.html

Đăng ngày 04-02-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share