Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc

[MINH HUỆ 6-12-2015] Ngày 4 tháng 12 năm 2015, hai cảnh sát đã xông vào nơi làm việc của cô Giải Minh Quyên để bắt giữ cô vì đã đệ đơn kiện Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Trung Quốc, người đã phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Cô Giải đã phản kháng khi bị bắt giữ và đồng thời ghi hình những cảnh sát này.

Sau hai giờ đồng hồ bế tắc, cảnh sát đã đồng ý rời đi với điều kiện cô phải xóa hết những hình ảnh đã ghi. Khi ra về, họ đã hét vào mặt cô: “Chưa xong đâu!”

Trong lúc chạm trán cảnh sát, cô Giải đã gọi cho giám đốc và chồng để kể cho họ nghe những gì đang xảy ra.

Giám đốc của cô, cục trưởng Cục Điện Lực huyện Kê Đông tỉnh Hắc Long Giang, đã đứng về phía cô. Ông đã gọi điện cho văn phòng cảnh sát địa phương để yêu cầu trả tự do cho cô. Một cảnh sát nói rằng họ chỉ làm theo lệnh của cấp trên.

Chồng của cô đã đến ngay sau khi biết chuyện và lên tiếng bênh vực cô.

Dưới đây là bản tường thuật chi tiết những gì xảy ra trong ngày hôm đó.

Cảnh sát cố gắng bắt giữ cô Giải vì đã kiện Giang

Sáng ngày 4 tháng 12, hai cảnh sát Khương Sam và Từ Tĩnh Địch từ Đồn Cảnh sát Tiền Tiến thuộc huyện Kê Đông đã đến nơi làm việc của cô Giải để tìm hiểu lý do tại sao cô lại đệ đơn kiện Giang Trạch Dân. Cô bảo với họ rằng Giang Trạch Dân phải chịu trách nhiệm cho cuộc đàn áp Pháp Luân Công, cuộc đàn áp đã khiến các học viên bị bắt giữ và tra tấn chỉ vì đức tin của họ.

Hai cảnh sát đã quay lại vào buổi chiều và yêu cầu cô phải đi theo họ về đồn cảnh sát, họ nói rằng cô sẽ bị giam giữ.

Cô đã từ chối đi với họ và nói: “Các anh thật ngang ngược. Chính các anh là những người hành pháp mà lại phạm pháp. Đệ đơn khiếu nại mà là phạm pháp là thế nào? Tôi cương quyết sẽ không đi cùng các anh”.

Sau đó, cô đã nhấc điện thoại gọi cho sếp của mình cùng những người họ hàng và kể cho họ nghe những gì đang diễn ra.

Sếp của cô đã đứng về phía cô

Quản lý của cô đã gặp cảnh sát và cô Giải tại văn phòng của ông. Cô đã giải thích cho ông nghe lý do tại sao cô lại đệ đơn kiện Giang Trạch Dân. Cô nói: “Ông ta đã bức hại cả gia đình tôi. Tôi phải kiện ông ta!”

Sếp của cô từ chối để cảnh sát đưa cô đi: “Cô ấy là nhân viên của tôi. Đang giờ làm việc. Các anh không được phép đưa cô ấy đi!”

Cảnh sát Khương Sam đáp lại rằng: “Chúng tôi chỉ làm theo lệnh. Chúng tôi phải đưa cô đi và báo cáo với cấp trên của chúng tôi”.

Sếp của cô đã gọi cho các quan chức tại văn phòng cảnh sát địa phương và yêu cầu họ thả cô, nhưng họ đã từ chối. Ông ấy được thông báo rằng họ chỉ đơn giản làm theo lệnh từ các quan chức cấp cao hơn, không ai có thể giúp cô ấy và cô ấy phải bị giam trong năm ngày.

Cô Giải bảo sếp của cô đừng lo lắng và nói rằng cô sẽ không bao giờ đi cùng họ.

Ủng hộ từ chồng

Sau cuộc đối đầu trong văn phòng của sếp, cô Giải đã đi xuống phòng kinh doanh ở tầng trệt của tòa nhà. Cô đã đi ra sau quầy và dùng điện thoại của mình để ghi hình cảnh sát Từ Tĩnh Địch, người đã đi theo sát cô.

Chồng của cô đã đến và cũng bắt đầu ghi hình cảnh sát. Hai cảnh sát cố gắng chụp lấy điện thoại của họ nhưng không thành.

Họ vẫn giằng co cho đến khi cả hai sỹ quan cảnh sát đều đứng tại phòng kinh doanh. Sau đó, cô đã khóa họ lại trong phòng khi cô đứng sau tấm kính.

Chồng của cô ngồi trong phòng kinh doanh trong khi cô nói chuyện với cảnh sát. Anh bảo với họ rằng: “Không đời nào hôm nay cô ấy sẽ đi cùng các anh. Các anh luôn dùng thủ đoạn mỗi khi bắt giữ cô ấy. Chỉ giam giữ trong năm ngày sao? Không ai sẽ tin những điều mà các anh nói nữa”.

Chồng của cô giải thích tại sao anh ủng hộ vợ mình đến vậy: “Tôi mạnh mẽ ủng hộ vợ tôi tu luyện Pháp Luân Công. Cô ấy đã rất tốt với bố mẹ tôi”.

Cảnh sát không muốn tên của họ bị đưa lên trang Minh Huệ

Hai cảnh sát thất bại trong việc tìm người giúp họ mở khóa. Thêm ba cảnh sát từ Đồn Cảnh sát Tiền Tiến cuối cùng cũng đã xuất hiện.

Cô Giải cũng đã ghi hình họ và cảnh cáo rằng: “Nếu các anh bắt tôi hôm nay, những hình ảnh này sẽ là bằng chứng cho tội lỗi của các anh”.

“Tôi đã ghi lại tên của các anh và sẽ gửi một bản báo cáo đến trang Minh Huệ.” Cô đã ghi tên của ba vị sỹ quan cảnh sát này: Khương Sam, Từ Tĩnh Địch và Đổng Hồng Quân.

Sau hai giờ, cảnh sát Từ hứa sẽ ra về nếu cô xóa hết những hình ảnh đã ghi.

Cả năm cảnh sát đã ra về sau khi cô Giải xóa những hình ảnh đã ghi. Khương Sam nói trước khi ra về: “Chưa xong đâu! Hãy đến sở cảnh sát vào lúc 8 giờ sáng mai.” Cô đáp lại: “Tôi nói anh nghe nhé: Tôi không việc gì phải đến, vì tôi chẳng làm bất cứ điều gì trái với pháp luật cả.”

Thêm học viên ở tỉnh Hắc Long Giang đã bị đàn áp

“Lãnh đạo cấp cao hơn” mà các cảnh sát đã đề cập đến là những quan chức làm việc trong bộ máy chính quyền thành phố Kê Tây và chính quyền tỉnh Hắc Long Giang, họ đặt ra chỉ tiêu phải bắt giữ ít nhất 60 học viên trong thành phố Kê Tây.

Bí thư Đảng Cộng sản huyện Kê Đông thành phố Kê Tây mới được bổ nhiệm đã lệnh cho nhân viên của mình phải gỡ bỏ tất cả các biển hiệu và giấy dán quảng cáo về Pháp Luân Công. Ông cũng hứa sẽ thưởng 2.000 nhân dân tệ (khoảng 320 đô-la Mỹ) cho bất kỳ ai tố cáo các học viên Pháp Luân Công cho cảnh sát.

Bối cảnh

Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là lãnh đạo ĐCSTQ (Đảng Cộng sản Trung Quốc), bất chấp sự phản đối của các ủy viên thường vụ khác của Bộ Chính trị, đã phát động cuộc đàn áp bạo lực đối với Pháp Luân Công.

Cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 16 năm qua. Nhiều người bị tra tấn chỉ vì đức tin của mình và thậm chí bị giết để lấy nội tạng. Giang Trạch Dân và đồng phạm phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc bức hại tàn bạo này.

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giang Trạch Dân, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, “Phòng 610”, vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng cảnh sát và hệ thống tư pháp trong việc thi hành chỉ đạo của Giang đối với Pháp Luân Công theo chính sách: bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.

Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền đệ đơn kiện hình sự truy tố kẻ cựu độc tài này.

Thông tin liên lạc của những thủ phạm:

Đồn Cảnh sát Tiền Tiến, huyện Kê Đông

Cảnh sát Ngô Hạo: +86-13945854111

Phó phòng cảnh sát Hoàng Phúc Long: +86-13039898345

Cảnh sát Từ Tĩnh Địch: +86-18345227111

Khương Sam: +86-15146176688

Đội An ninh Nội địa của Văn phòng Cảnh sát huyện Kê Tây

Đội trưởng Lưu Hồng Ba: +86-18646785353

Đội phó Lý Kiến Hoa: +86-15094631999

Đội phó Quách Thành Vĩ: +86-13796939666

Đội phó Hàn Hằng Xương: +86-18646736678; +86-13359969229

Văn phòng cảnh sát huyện Kê Đông

Cảnh sát trưởng Trần Cương: +86-13946838558

Phó cảnh sát trưởng Ngô Tuấn Khê: +86-13946821877


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/12/6/320134.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/12/22/154185.html

Đăng ngày 28-01-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share