Bài viết của Địch Kính
[MINH HUỆ 07-04-2015]
Ghi chú của Ban biên tập: Trong cả hai nền văn hóa phương Đông và phương Tây, nguyên lý hoàn trả nghiệp, rằng một người sẽ phải chịu trách nhiệm cho những hành động mà mình đã làm, được chấp nhận rộng rãi. Nói cách khác, làm việc tốt sẽ nhận được phúc lành, trong khi làm việc xấu sẽ gặp quả báo tương ứng. Bài viết này dụng ý như là một lời cảnh tỉnh cho những ai đã phạm phải những điều sai trái, quan niệm rằng “ác giả ác báo” là bất biến trường tồn trong suốt chiều dài lịch sử .
Hoàng đế Đường Vũ Tông triều đại nhà Đường (năm 814-846 sau Công Nguyên) là người hủ bại vì tư tưởng thù nghịch chống lại Phật Pháp.
Trong chiến dịch diệt Phật lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc, ông ta đã phá hủy nhiều chùa chiền và ép buộc các tăng ni hoàn tục. Nhiều tượng Phật đã bị đúc thành tiền hoặc các nông cụ. Người dân không được phép thờ cúng tượng Phật tại nhà – nếu bị phát hiện, toàn thể gia đình sẽ bị trừng phạt. Thêm vào đó, vị hoàng đế này còn ban hành “chế sách” nhằm phỉ báng Phật Pháp.
Theo những ghi chép lịch sử, trong suốt 15 năm dưới triều đại của ông ta “hơn 4.600 chùa chiền đã bị phá bỏ, 260.500 tăng ni đã bị ép phải hoàn tục, và hơn 40.000 lăng miếu và nơi ẩn cư đã bị phá hủy.”
Nhưng chỉ một năm sau khi bắt đầu bức hại Phật Pháp, vị hoàng đế này đã chết ở tuổi 33. Ông ta có năm hoàng tử, nhưng không một ai trong số họ được chọn để kế vị. Thay vào đó, vị hoàng thúc tên là Lý Thầm trở thành hoàng đế kế vị – cuộc bức hại đối với Phật Pháp khiến cho Đường Vũ Tông dần mất đi sự ủng hộ của triều thần, đã không có ai đưa ra ý kiến ngăn cản.
Là vị hoàng đế mới lên ngôi của triều đại nhà Đường, Lý Thầm đã ban bố đại ân xá, chấn hưng Phật Pháp tại Trung Quốc và được các nhà sử học hết sức ca ngợi.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/4/7/306976.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/4/14/149728.html
Đăng ngày 09-06-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.