Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ tại khu tự trị Duy Ngô Nhĩ,Tân Cương

[MINH HUỆ 25-12-2015] Ông Bình Thủ Kế ở Khu tự trị Ngô Duy Nhĩ Tân Cương gần đây đã đệ đơn kiện cựu độc tài Giang Trạch Dân. Ông Bình, 70 tuổi, cựu nhân viên Công ty Hóa dầu thành phố Độc Sơn Tử, ông kiện Giang đã gây ra cuộc đàn áp Pháp Luân Công khiến gia đình ông ly tán.

Cả gia đình ông đều khoẻ mạnh và hạnh phúc nhờ tu luyện Pháp Luân Công. Tuy nhiên, ông Bình, vợ ông và con trai liên tục bị bắt giữ vì không kiên định vào đức tin của mình.

Cụ thể là, ông Bình và con trai ông đều bị bắt vào đầu năm 2006. Ông Bình bị kết án một năm rưỡi lao động cưỡng bức và con trai bị giam cầm 46 ngày. Con trai ông vừa được trả tự do sáu tháng sau khi mãn hạn tù năm năm thì lại bị bắt giam lại. Lần bị bắt này như giọt nước tràn ly, vợ anh đòi ly dị và giành quyền nuôi đứa con gái lúc đó mới lên sáu tuổi.

Ông Bình bị treo lương hưu ngay sau khi ông bị bắt vào năm 2006, khiến vợ ông phải chật vật cả về tài chính lẫn tinh thần. Việc bà bị giam cầm, con trai ly hôn và mất đi đứa cháu gái càng khoét sâu thêm nỗi đau của bà. Kết quả là, bệnh tim của bà đã tái phát và bà qua đời sau đó một năm.

Dưới đây là câu chuyện của ông Bình về những gì gia đình ông đã trải qua trong suốt 16 năm kể từ khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu.

Cả gia đình thu được lợi ích từ Pháp Luân Công

Tôi từng bị nhiều bệnh và đã thử nhiều cách, nhưng không chữa khỏi. Tôi học Pháp Luân Công vào năm 1996, sau đó mọi bệnh tật của tôi đều sớm biến mất. Khi vợ tôi, bà Phạm Kế Linh, sinh tháng 4 năm 1950, chứng kiến những thay đổi của tôi, bà cũng cùng tôi tu luyện Pháp Luân Công và thu được lợi ích. Sau đó, con trai tôi là Bình Vũ Quốc, sinh năm 1971, cũng tu luyện Pháp Luân Công.

Tuy nhiên, sau khi cựu lãnh đạo độc tài phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công vào năm 1999, cả gia đình tôi bị giam cầm và tra tấn chỉ vì tín ngưỡng của chúng tôi.

Bị giam cầm vì tập luyện ở nơi công cộng

Tháng 10 năm 2000, tôi đến một công viên để tập các bài tập của Pháp Luân Công. Lúc đó Vương Duyệt Mai, Bí thư Uỷ ban Chính trị và Pháp luật địa phương đã đến và lấy đi máy nghe nhạc của tôi. Đồng thời bà ta còn dẫn theo công an ở Đội An ninh Nội địa xông vào nhà tôi và tịch thu sách, máy tính, cũng như đồ điện tử khác.

Vợ chồng tôi bị giam trong một phòng họp của Đội An ninh Nội địa trong tám ngày. Họ muốn tẩy não chúng tôi để khiến chúng tôi từ bỏ niềm tin của mình. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn kiên định và họ chuyển chúng tôi đến Trại tạm giam Độc Sơn Tử trong 15 ngày. Trong những năm sau đó, chúng tôi bị giám sát chặt chẽ ở địa phương. Ngoài ra, chúng tôi còn phải nộp đơn xin tại ngoại.

Con trai tôi cũng bị giam 15 ngày ở Phòng Công an quận Sa tại Ngô Duy Nhĩ vào năm 2000. Cả hai vợ chồng cháu đều bị nơi làm việc sai thải vì không chịu từ bỏ niềm tin của mình, sau đó cháu phải quay về thành phố Độc Sơn Tử.

Con trai bị kết án năm năm tù vì đi kháng nghị

Con tôi đến Bắc Kinh kháng nghị vào tháng 10 năm 2000, sau đó mấy ngày, vợ tôi cũng đi theo nó. Khi vợ tôi đến văn phòng kháng cáo và thấy họ đóng cửa văn phòng thì bà ấy đã đến Quảng trường Thiên An Môn và ngồi thiền.

Công an đã bắt và đưa bà ấy vào trại tạm giam thành phố Độc Sơn Tử. Sau đó họ chuyển bà ấy về Trại Lao động Cưỡng bức nữ Ô Lạp Bạc và bị tra tấn trong một năm. Để chối bỏ trách nhiệm đã khiến sức khỏe vợ tôi sa sút vì bị tra tấn, trại lao động đã cho bà ấy được bảo lãnh để chữa bệnh, nhưng vẫn bắt bà ấy viết “phát biểu cảm tưởng” mỗi tháng một lần.

Con trai tôi sau đó lại bị đưa đến trại tạm giam Độc Sơn Tử. Sau một năm bị giam, nó bị kết án năm năm tù tại Nhà tù số 5 Ô Lỗ Mộc Tề, nơi con tôi phải đi lao động khổ sai.

Suy sụp vì bức hại, vợ tôi qua đời một năm sau đó

Tháng 10 năm 2005, Phòng 610 đã đưa hai vợ chồng tôi đến trại tạm giam Độc Sơn Tử. Vợ tôi được thả sau đó mười ngày vì chứng huyết áp cao. Tôi bị giam ở đó đến Tết Âm lịch 2006.

Ngay sau khi được thả bốn ngày, Hứa Thiệu Cẩm, đội trưởng Đội An ninh Độc Sơn Tử đã xông vào nhà tôi và âm mưu bắt tôi ký biên bản lao động cưỡng bức. Tôi từ chối và nói nó không có giá trị dù tôi ký hay không ký.

Sau đó, tôi bị đến trại tạm giam Cơ Xương trong một năm rưỡi. Lương hưu của tôi bị giữ lại.

Vợ tôi đến thăm tôi một lần một tháng. Có lần trên đường đến trại lao động, bà ấy đã nói chuyện với tài xế taxi về cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Tuy nhiên, tài xế taxi đã báo cáo vợ tôi với trại lao động, và sau đó họ không cho bà ấy đến thăm tôi nữa.

Mấy tháng sau, họ đưa con trai tôi đến trại tạm giam Độc Sơn Tử trong tháng 4 năm 2006 và giam ở đó 46 ngày, không ai được vào thăm. Vì áp lực nặng nề, con dâu tôi đã nộp đơn xin ly hôn.

Tất cả những áp lực này đã khiến vợ tôi bị suy sụp. Bà ấy qua đời vào ngày 7 tháng 5 năm 2007.

Hai cha con tôi liên tục bị Phòng 610, công an của Đội An ninh Nội địa và công an khu vực sách nhiễu. Năm nào chúng tôi cũng bị ép phải tham gia các phiên tẩy não.

Bối cảnh

Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là lãnh đạo ĐCSTQ, bất chấp sự phản đối của các ủy viên thường vụ khác của Bộ Chính trị, đã phát động cuộc đàn áp bạo lực đối với Pháp Luân Công.

Cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 16 năm qua. Nhiều người bị tra tấn chỉ vì đức tin của mình và thậm chí bị giết để lấy nội tạng. Giang Trạch Dân và đồng phạm phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc bức hại tàn bạo này.

Dưới sự chỉ đạo của cá nhân Giang Trạch Dân, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, “Phòng 610”, vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng cảnh sát và hệ thống tư pháp trong việc thi hành chỉ đạo của Giang đối với Pháp Luân Công theo chính sách: bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.

Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền đệ đơn kiện hình sự truy tố kẻ cựu độc tài này.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/12/25/320902.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/1/10/154740.html

Đăng ngày 23-01-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share