Bài viết của một học viên Đại Pháp tại Nhật Bản
[MINH HUỆ 17-12-2015] Tôi vẫn nhớ một sự cố xảy ra cách đây 5 năm về trước. Tôi đến một điểm giảng chân tướng Đại Pháp tại khu mua sắm Ginza ở Tokyo. Tôi đã đến sớm một chút, và một viên cảnh sát muốn kiểm tra xem tôi có được phép phân phát tài liệu hay không. Có lẽ là người lái xe bus đã gọi điện báo cho cảnh sát, bởi vì ông ta đã hướng về tôi kêu la gì đó khi ông ta trông thấy tôi đang phân phát tài liệu thông tin Pháp Luân Đại Pháp.
Sau khi cảnh sát yêu cầu tôi xuất trình giấy phép, tôi đã cố gắng gọi cho Annie (hóa danh) vì cố ấy giữ giấy phép hoạt động của chúng tôi. Tôi nghĩ rằng tiếng Nhật của tôi không tốt lắm, nên nếu tôi có thể liên lạc với cô ấy, tôi có thể chuyển điện thoại của tôi cho cảnh sát và cô ấy có thể giải thích mọi việc.
Mặc dù đã cố gắng nhiều lần nhưng tôi vẫn không liên lạc được với Annie. Sau cùng, tôi phải tự mình giải quyết tình huống. Người cảnh sát cuối cùng hiểu ra, thấy rằng mọi thứ đều ổn, và rời đi.
Annie đã tới ngay sau khi người cảnh sát vừa đi. Cô giải thích rằng cô không thể trả lời tôi vì cố ấy để quên điện thoại ở nhà. Tôi nhận ra rằng mọi việc xảy ra đều có nguyên nhân, vì vậy tôi phải suy nghĩ xem mình có tâm chấp trước gì. Kết quả phát hiện ra mình có tâm ỷ lại vào đồng tu.
Ỷ lại: Lười biếng và một thói quen xấu
Có thời điểm chúng tôi hết tài liệu giảng chân tướng Đại Pháp bản tiếng Anh. Tôi để ý thấy những người phương Tây đi ngang qua có vẻ thất vọng sau khi xem tấm bảng [giảng chân tướng] của chúng tôi. Mặc dù tôi cảm thấy có gì đó không ổn lắm, nhưng tôi không làm gì cả. Sau này, tôi nhận ra đó là bởi mình có tâm ỷ lại. Kể từ đó, khi thấy người phương Tây đến trước tấm bảng giảng chân tướng của chúng tôi, tôi đã chào họ bằng tiếng Anh và nói với họ về Pháp Luân Đại Pháp.
Ỷ lại là lười biếng, thậm chí đối với một người thường cũng là thói quen xấu. Đối với người tu luyện mà nói, ôm giữ tâm ỷ lại sẽ khiến chúng ta hướng ngoại tìm. Do vậy, kết quả thực hiện công việc có xu hướng bị phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài. Người ta sẽ biện giải cho thất bại của mình là do yếu tố khách quan thay vì hướng nội tìm nguyên nhân.
Lẫn lộn thứ tự ưu tiên
Tâm ỷ lại có ảnh hưởng đến việc bản thân xác định các vấn đề. Sau sự việc xảy ra với người cảnh sát, tôi bắt đầu hỏi bản thân mỗi khi tôi đối mặt với một tình huống khó khăn hoặc cảm thấy thất vọng hay tuyệt vọng và muốn bỏ cuộc: “Nếu không có sự giúp đỡ của đồng tu khác mà mình không chứng thực Pháp nữa, vậy thì ý nghĩa tồn tại của mình là gì đây? Vạn nhất đồng tu mà mình vẫn ỷ lại vào từ bỏ tu luyện, lẽ nào mình sẽ không chứng thực Pháp nữa?”
Nếu tôi không cứu độ chúng sinh vì chỉ vì thiếu tài liệu giảng chân tướng, tôi sẽ không biết cái gì cần ưu tiên trước. Là Đệ tử Đại Pháp, chúng ta nên để tâm vào việc tu luyện tâm tính và chứng thực Pháp. Chúng ta không thể né tránh vấn đề, chúng ta cũng không thể né tránh trách nhiệm của mình. Chúng ta có Pháp trong tâm và không thể chỉ biết chờ đợi và dựa dẫm vào những người khác. Chúng ta nên cố gắng hết sức mình để thực thi những việc mình cần phải làm.
Phối hợp
Tuy nhiên, buông bỏ sự phụ thuộc không có nghĩa là bắt đầu một con đường tu luyện mới. Chúng ta nên phối hợp chặt chẽ với những người khác. Tôi ngộ rằng buông bỏ tâm ỷ lại vào các đồng tu là thực sự cần thiết để hình thành chỉnh thể. Mang theo tâm ỷ lại mà tham gia vào một hạng mục thì không phải là đóng góp một cách thiết thực, hoặc giả lấy mình là trung tâm, mong người khác sẽ phối hợp và giúp đỡ mình.
Khi có vấn đề xảy đến, câu trả lời đầu tiên của một vài học viên là: “Việc này hãy đi hỏi người điều phối, hoặc sự việc này nên đến tìm đồng tu hỗ trợ kỹ thuật, hoặc tình huống này nên tìm đồng tu nào đó [vốn quen giải quyết vấn đề]”. Đây cũng là một trong những biểu hiện của tâm ỷ lại.
Từ góc độ chỉnh thể mà xét, sự phân công công việc hợp lý và sự phối hợp tốt sẽ đề cao hiệu quả. Nhưng từ góc độ cá nhân, trước tiên nên tự hỏi bản thân xem nếu như chỉnh thể gặp vấn đề thì có coi đó là vấn đề mình cần đối diện hay không, có thừa nhận trách nhiệm của bản thân mình hay không, có nỗ lực hết sức mình cũng như viên dung phối hợp với các đồng tu khác hay không.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/12/17/320554.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/1/10/154748.html
Đăng ngày 22-01-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.