Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại tỉnh Hắc Long Giang.
[MINH HUỆ 30-10-2015] Từ ngày 20 tháng 10 năm 2015, đã có ít nhất 69 học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ, và nhiều người hơn nữa đã bị sách nhiễu bởi nhiều đồn cảnh sát khác nhau ở thành phố Đại Khánh.
Các quan chức trong khu vực ra lệnh bắt giữ trên diện rộng những học viên đã đệ đơn kiện hình sự Giang Trạch Dân, cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), thủ phạm phát động cuộc đàn áp tàn bạo Pháp Luân Công vào năm 1999.
Trong số 69 học viên bị bắt giữ, một số bị bắt tại nơi làm việc và một số bị bắt tại nhà của họ. Một số thì bị giam giữ khoảng 5 đến 15 ngày trong một trại tạm giam. Nhiều học viên còn bị lục soát nhà.
Chúng tôi biết rằng chiến dịch này do Vương Hiến Khôi, Bí thư tỉnh ủy chỉ đạo. Cố Tùng Hải, trưởng Phòng 610 của tỉnh Hắc Long Giang sau đó đã ra lệnh cho Lưu Hy Bình, trưởng Phòng 610 tại công ty dầu khí Đại Khánh tiến hành các vụ bắt giữ. Đầu tiên họ vây bắt học viên ở các làng và các thành phố nhỏ, sau đó họ tiến hành vây bắt ở các thành phố lớn hơn.
Trước đợt bắt giữ gần nhất này đã xảy ra nhiều vụ bắt giữ khác. Rất nhiều học viên ở các thôn làng đã bị bắt giữ. Chỉ riêng khu Song Thành đã có hàng trăm học viên bị bắt giữ.
Khu Long Phượng
Trong hai ngày 20 và 21 tháng 10, có 11 học viên bị bắt giữ, bao gồm Lý Thục Kiệt, Thiệu Vinh Lan, Trương Thục Văn, Trương Tú Phân, Khâu Thục Cầm, Trần Đức Thuận, Chu Tự Mai, Ngô Chấn Dung, Trương Bân.
Huyện Lâm Điện
Ngày 22 tháng 10 có 11 học viên bị bắt giữ, gồm Lộ Triều Ba, Lãnh Tú Hà, Vương Khôn, Vương Phượng Thần, Nghệ Giao Kiệt, Tiết Lập Uy, Trịnh Diệu Bình, Vương Cương, Vương Ngọc Như, Vương Ngọc Mai và Khương Hồng Kiệt.
Huyện Thái Khang
Học viên Lý Chúng Phù, Quách Pháp Thành, Chu Ngưỡng Hòa, Bạch Lệ Bình và Đỗ Hữu Lâm bị bắt vào hai ngày 22 và 23 tháng 10.
Huyện Triệu Châu
Học viên Vạn Phương, Lý Diễm, Lưu Á Văn, Hà Văn Trân bị bắt vào ngày 22 tháng 10.
Khu Lâm Nguyên
Học viên Lý Vỹ và Từ Thục Lan bị bắt giữ vào ngày 20 tháng 10.
Các vụ bắt giữ khác
Nhiều học viên đã bị bắt giữ ở Quận Thừa Phong, Hạt Triệu Nguyên, Hạt Đại Đồng, Quận Đông Hồ, Quận Nhượng Hồ Lộ, Quận Long Nam và các khu vực khác.
Bối cảnh
Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đã bỏ ngoài tai ý kiến của các ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khác và thi hành cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công.
Cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 16 năm qua. Nhiều người bị tra tấn bởi niềm tin của họ và thậm chí bị giết để cướp nội tạng. Giang Trạch Dân phải chịu trách nhiệm trực tiếp về việc phát động và duy trì cuộc đàn áp tàn bạo này.
Dưới sự chỉ đạo cá nhân của Giang Trạch Dân, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, Phòng 610 vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng công an và tòa án trong việc thi hành chỉ đạo của Giang Trạch Dân đối với Pháp Luân Công theo chính sách: bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.
Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền này để đệ đơn kiện hình sự truy tố cựu độc tài Giang.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/10/30/318340.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/11/20/153749.html
Đăng ngày 11-12-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.