[MINH HUỆ 31-10-2015] Cô Liu Xu đã bị bắt giữ tại một quầy hải quan sân bay Cáp Nhĩ Tân vào ngày 22 tháng 8 năm 2015, khi cô và con gái đang trên đường đến Mỹ để con gái cô nhập học.

Cô bị bắt giữ vì gần đây đã đệ đơn kiện Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, là người khởi xướng cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

Cô Liu bị giam giữ bất hợp pháp trong 16 ngày. Cô và con gái 13 tuổi bị cấm rời khỏi Trung Quốc. Cảnh sát đã tịch thu tài sản của họ, trị giá trên 108.000 nhân dân tệ.

Cô Liu đã ghi lại chi tiết sự việc này.

Bị cảnh sát an ninh nội địa thẩm vấn

Tôi tên là Liu Xu, 35 tuổi. Tôi là một cư dân ở Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang. Con gái tôi chuẩn bị nhập học tại Mỹ vào ngày 22 tháng 8 năm 2015, nhưng khi chúng tôi đến sân bay ngày hôm đó, toàn bộ gia đình chúng tôi đã bị các viên chức từ đội cảnh sát nội địa tỉnh Hắc Long Giang và phòng cảnh sát Cáp Nhĩ Tân bắt giữ.

Một viên chức đội cảnh sát Qizheng cho biết họ đã nhận lệnh từ phòng cảnh sát cấp tỉnh và thành phố vì tôi đã đệ đơn kiện Giang Trạch Dân đến Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao.

Tôi đã bị những người khác nhau thẩm vấn suốt cả ngày. Họ lục soát nhà và tịch thu tất cả hộ chiếu của chúng tôi. Điều này hoàn toàn bất ngờ.

Tôi bị còng tay, và cảnh sát đã giật mạnh chiếc còng tay khiến tay tôi bị thương. Tôi cảm giác như sắp mất đi cánh tay của mình. Tôi không thể chấp nhận cách đối xử này, vì vậy tôi bắt đầu hô to lên rằng cảnh sát đang bức hại người tốt. Tôi hô lên cho đến khi khàn giọng. Tôi cố gắng xoay xở nhưng vẫn có những vết bầm trên tay. Tôi cũng bị rơi mất giầy.

Con gái tôi nhìn tôi bị còng tay và bị bốn nam cảnh sát đưa đi. Tệ hơn nữa, cháu cũng bị thẩm vấn cho đến nửa đêm, khiến cháu bị tổn thương tinh thần.

Bị giam và chiếm giữ tài sản

Tôi bị đưa đến một trại giam sau nửa đêm và bị giữ trong 16 ngày. Tôi bị ép ngồi trên chiếc “ghế nhỏ” năm giờ mỗi ngày. Những lúc khác, tôi phải ngồi trên sàn lạnh.

Hộ chiếu và nhiều tài sản cá nhân của chúng tôi vẫn đang nằm trong tay của Phòng cảnh sát Nam Cương, tại thành phố Cáp Nhĩ Tân. Họ đã từ chối gặp tôi và không trả lời các cuộc gọi điện của tôi. Cảnh sát cũng từ chối cung cấp cho tôi một bản sao của lệnh bắt giữ, bởi vì tôi đã không ký tên. Điều đó có nghĩa là tôi không thể kiện phòng cảnh sát.

Tôi yêu cầu họ không được ngăn cản mẹ con tôi ra nước ngoài và hoàn trả lại tất cả tài sản của tôi, có giá trị trên 108.000 nhân dân tệ.

Lý do nộp đơn kiện Giang Trạch Dân

Vì gia đình tôi đã phải chịu đựng lâu dài trong cuộc đàn áp. Là một công dân Trung Quốc, tôi có đầy đủ quyền để kiện Giang.

Đầu năm 1995, mẹ tôi bị nằm liệt giường, và bà ngoại 72 tuổi của tôi đã phải chăm sóc mẹ tôi suốt ba năm. Sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1998, mẹ tôi đã có thể ra khỏi giường và không còn cần phải dùng thuốc nữa. Sự phục hồi của bà buộc tôi phải công nhận Pháp Luân Công là tốt.

Mẹ tôi đã giúp tôi chăm sóc con gái từ ngày cháu mới sinh. Nhưng cuộc sống hạnh phúc của chúng tôi đã bị đảo lộn khi bà bị cảnh sát từ đồn cảnh sát huyện Baiqing bắt giữ và giam hai lần, bắt đầu từ năm 2010. Cảnh sát lục soát nhà bà và ra lệnh bà phải từ bỏ Pháp Luân Công.

Vì bà từ chối, cảnh sát đã lên kế hoạch đưa bà đến một trung tâm tẩy não. Nhưng bà đã trốn thoát trước khi họ đến.

Đưa Giang Trạch Dân ra công lý là quyền của mọi công dân

Pháp Luân Công dạy mọi người chiểu theo nguyên lý Chân–Thiện–Nhẫn và trở thành người tốt. Giang Trạch Dân đã phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công, hủy hoại sinh mệnh của hàng triệu học viên. Đưa Giang Trạch Dân ra trước công lý là quyền của mọi công dân Trung Quốc.

Tự do tín ngưỡng là một quyền cơ bản của con người được hiến pháp Trung Quốc đảm bảo. Nhưng ông ta lại bỏ qua Hiến pháp Trung Quốc và coi thường nhân quyền. Tôi muốn đưa ông ta ra trước công lý và khôi phục lại thanh danh của Pháp Luân Công cũng như của tất cả những người đã bị bức hại tàn bạo một cách vô lý.

Trên thực tế, Pháp Luân Công rất tuyệt vời. Hầu hết chúng ta đều có thu nhập hạn chế nhưng vẫn muốn được khỏe mạnh. Điều này thực sự là một sự thay thế không chỉ tiết kiệm tiền, mà còn giúp con người trở nên tốt hơn.

Bối cảnh

Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là Tổng Bí thư ĐCSTQ, đã bỏ ngoài tai ý kiến của các ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khác và thi hành cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công.

Cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 16 năm qua. Nhiều người bị tra tấn bởi niềm tin của họ và thậm chí bị giết để cướp nội tạng. Giang Trạch Dân và đồng phạm phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc đàn áp tàn bạo này.

Dưới sự chỉ đạo cá nhân của Giang, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, “Phòng 610,” vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng công an và tòa án trong việc thi hành chỉ đạo của Giang Trạch Dân đối với Pháp Luân Công theo chính sách “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.”

Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền đệ đơn kiện hình sự truy tố kẻ cựu độc tài.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/10/20/317833.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/10/31/153461.html

Đăng ngày 07-12-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share