Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Thụy Điển

[MINH HUỆ 16-11-2015] Là một quốc gia Bắc Âu, Thụy Điển có khí hậu vô cùng lạnh giá. Tuy nhiên, người dân nơi đây lại luôn nồng nhiệt chào đón các sự kiện ngoài trời ở trung tâm Stockholm của các học viên Pháp Luân Đại Pháp nhằm phơi bày những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng với môn tu luyện tinh thần ôn hòa này tại Trung Quốc.

Ký tên thỉnh nguyện ủng hộ Pháp Luân Công

“Sao lại có thể xảy ra sự việc này cơ chứ?!” bà Linda nói mà không cầm được nước mắt khi thấy một tấm áp phích minh họa các phương thức tra tấn mà học viên Pháp Luân Đại Pháp phải gánh chịu ở Trung Quốc, trong đó có cả nạn thu hoạch tạng từ các học viên còn sống. “Nó thật khủng khiếp!” bà thốt lên.

Sau khi nghe một học viên giảng chân tướng về cuộc bức hại kéo dài suốt 16 năm qua, bà Linda nói rằng bà phải làm gì đó để giúp đỡ các học viên. Bà ký tên thỉnh nguyện ủng hộ việc kiện Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Trung Quốc, bởi ông ta đã đàn áp Pháp Luân Đại Pháp.

Khi bà cùng gia đình tiếp tục đọc thêm nội dung các tấm áp phích và xem các học viên biểu diễn bài công pháp thiền định ôn hòa, bà Linda nói với một học viên khác rằng bà vừa mới thay mặt gia đình ký tên thỉnh nguyện.

Chồng bà Linda, khi đó đang đọc thông tin, đã ngắt lời bà: “Đợi một chút, tôi phải tự mình góp phần giúp chấm dứt cuộc bức hại.” Nói xong ông liền ký tên thỉnh nguyện lên án cuộc bức hại.

2015-11-15-minghui-sweden-suejiang-01--ss.jpg

Cặp vợ chồng ký tên thỉnh nguyện kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại ở Trung Quốc

Người dân trên toàn thế giới được hưởng lợi ích, dù cho cuộc bức hại vẫn đang diễn ra tại nơi mà nó ra đời

Giang Trạch Dân được lựa chọn là người lãnh đạo chóp bu của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vào năm 1989 nhờ việc đàn áp phong trào dân chủ trên Quảng trường Thiên An Môn vào đầu năm đó. Mười năm sau, ông ta ra lệnh cấm Pháp Luân Đại Pháp, một môn tu luyện thiền định mang lại lợi ích cho hàng chục triệu người dân Trung Quốc.

Ông Werner Kleinert, một người Thụy Điển bản xứ bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp từ năm 1998, nói rằng môn tu luyện thiền định này có tác dụng rất lớn với cả tâm lẫn thân. Khi ông còn trẻ, ông đã từng phải đi khắp Ấn Độ để tìm một pháp môn tu luyện. Sau đó ông học Yoga và một vài môn phái khác. “Nhưng đối với tôi mà nói, thì Pháp Luân Đại Pháp là tuyệt vời hơn cả,” ông nói.

Vợ và ba con gái của ông cũng bước vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp cùng năm đó. Người con gái út của ông, cháu Ingra mới 10 tuổi, nói rằng nguyên lý Chân—Thiện—Nhẫn đã giúp cháu rất nhiều: “Cháu có thể nhẫn nhìn các bạn khác khi ở trường và làm mọi việc một cách cẩn thận. Cháu biết cách hướng nội khi gặp mâu thuẫn. Cháu rất vui khi mình là một học viên Pháp Luân Đại Pháp.”

Ông Vasilios Zoupoundidis, người nhận được giải thưởng “Doanh nhân tiên tiến của năm” do Quốc vương Carl WVI Gustaf của Thụy Điển trao tặng vào năm 2011, nói: “Tôi có được sự thành công này là nhờ tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, qua đó tôi có được sự an lạc nội tâm và thân thể khỏe mạnh.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/11/16/319235.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/11/18/153725.html

Đăng ngày 30-11-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share