Bài viết của Thư Huệ, phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 9-11-2015] Mặc dù các học viên Pháp Luân Công bị bức hại vì đức tin của mình suốt 16 năm qua, nhiều người Tây phương vẫn chưa được biết thực trạng này. Rất nhiều người Trung Quốc cũng vậy, thậm chí cả những người đã nghe tới Pháp Luân Công nhưng vẫn thường bị nhầm lẫn về bản chất và lý do đằng sau cuộc bức hại. Dưới đây là một vài câu chuyện diễn ra cuối tuần vừa qua khi các học viên Đan Mạch tới trung tâm thành phố Copenhagen để nói với người dân về Pháp Luân Công.

0d1d924d50799ac8301771a3f53573d0.jpg

Khách bộ hành đọc các tấm áp phích về Pháp Luân Công tại trung tâm Copenhagen cuối tuần vừa qua.

Đảng Cộng sản đã làm những gì cho Trung Quốc?

Nhiều người qua đường đã đọc các tấm áp phích về Pháp Luân Công và cuộc bức hại ở Trung Quốc và sẵn sàng ký tên thỉnh nguyện ủng hộ. Tuy nhiên, có một người đàn ông người Thụy Điển trạc 50 tuổi đứng một bên xem thông tin. Khi người học viên tới gần hỏi ông có muốn tham gia ký tên thỉnh nguyện không thì ông nói: “Pháp Luân Công chứ gì? Tôi không ký!”

“Phải chăng ông còn điều gì quan ngại ạ?” người học viên hỏi.

“Bởi vì Pháp Luân Công các vị nói rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ sụp đổ” ông ấy trả lời, chỉ vào một biển thông tin “Hãy nghĩ xem, Trung Quốc có hơn một tỷ người dân, một đất nước như vậy sẽ hỗn loạn thế nào nếu không có ĐCSTQ?”

“Tôi hiểu rồi”, học viên này nói. Rồi cô giải thích rằng người Trung Quốc không chọn mà cũng không thích đảng cộng sản mà là họ bị áp đặt chế độ đó; suốt mấy thập kỷ qua, kể từ khi ĐCSTQ cầm quyền, nó đã ngược đãi đại bộ phận người Trung Quốc bằng nhiều cuộc vận động chính trị. “Phải chăng Trung Cộng dùng cường quyền mà cưỡng chế hay người ở quốc gia khác có thể khiến người Trung Quốc lựa chọn? Phải là chính bản thân người dân Trung Quốc lựa chọn mới được, đúng không?”

“Vậy nếu Pháp Luân Công không làm gì sai thì tại sao lại bị ĐCSTQ cấm?” ông vẫn nghi hoặc hỏi.

Người học viên giải thích với ông “ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công, đó là vấn đề của ĐCSTQ hay của Pháp Luân Công? Sau khi Trung Cộng nắm quyền đã liên tục bức hại chính người dân Trung Quốc. Trước cuộc bức hại Pháp Luân Công, còn có vụ thảm sát sinh viên ngày 4 tháng 6 năm1989 [tại Thiên An Môn], trước đó nữa là Cách Mạng Văn Hóa, trước nữa thì ‘Tứ thanh’, còn có ‘tam Phản’, ‘ngũ phản’, ‘phản cánh hữu’, đó đều chẳng phải là vấn đề của ĐCSTQ sao?”

“Mỗi lần đều không phải là ĐCSTQ bóp nghẹt tư tưởng của người dân Trung Quốc, tàn sát bức hại người dân Trung Quốc, phạm tội với người dân Trung Quốc sao? Ông là người trí thức, chắc hẳn phải biết về lịch sử này.” Người học viên kiên trì khai thông những khúc mắc của ông, đưa ra những câu chuyện từ lịch sử cho tới ngày nay.

Nói tới đây, người đàn ông đã hiểu rõ và ông gật đầu nói “Đúng vậy, những điều đó đều có lý. Chị mang đơn thỉnh nguyện đây, tôi sẽ ký.”

b41066fbe88b9bbbcc43ff068fb00206.jpg

Hai người ký đơn thỉnh nguyện ủng hộ nỗ lực chấm dứt cuộc bức hại của Pháp Luân Công.

Trung Quốc: Một xã hội chuyên chế

Người đàn ông Đan Mạch này, sau khi ký tên thỉnh nguyện kêu gọi chấm dứt tội ác này ở Trung Quốc, vẫn chưa rời đi.

Ông hỏi “Hãy giải thích giúp tôi, Giang Trạch Dân chỉ là một người – tại sao ông ta có thể phát động cuộc bức hại toàn quốc như thế?”

“Chính trị của Trung Quốc khác xã hội dân chủ” người học viên trả lời. Người lãnh đạo cao nhất như Mao hay Giang có quyền lực độc tài và có thể ban hành những sắc lệnh vượt trên pháp luật: “Chúng ta đã thấy cuộc Cách mạng Văn hóa trước đây, rồi sau đó là cuộc đàn áp phong trào dân chủ tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989.”

“Thảo nào các nước Đông Âu từ bỏ chế độ cộng sản,” người đàn ông nói trước khi rời đi: “Với bao nhiêu đơn kiện Giang thế này, tôi nghĩ chúng ta cũng biết điều gì tiếp theo sẽ xảy ra ở Trung Quốc.”

dbc3e284c6781b3e82d9bdeb69f026ed.jpg

Một học viên giải thích cho người đi đường về tình trạng vi phạm nhân quyền nghiêm trọng tại Trung Quốc.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/11/9/89-318916.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/11/12/153640.html

Đăng ngày 22-11-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share