Bài viết của Mịch Chân

[MINH HUỆ 16-4-2015] Năm năm sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công, cuốn sách Cửu Bình đã được công bố vào tháng 11 năm 2004. Trong vòng 18 tháng, 10 triệu người đã tuyên bố thoái ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó. Con số này đã đạt 200 triệu người vào ngày 15 tháng 4 năm 2015.

Ngoài các Đảng viên, con số trên còn bao gồm những người thuộc các tổ chức liên đới của ĐCSTQ, cụ thể là Đoàn Thanh niên và Đội thiếu niên Tiền Phong. Qua việc đọc cuốn cửu bình, người dân đã thức tỉnh từ những thập niên bị tẩy não và bắt đầu nhận ra bạo lực cũng như tổn hại mà Đảng đã mang đến cho quốc gia.

Hiện tượng này phù hợp với xu hướng tan rã của chủ nghĩa cộng sản trên toàn cầu. Nghị viện Ukraine đã bỏ phiếu vào ngày 9 tháng 4 để cấm “tuyên truyền chuyên chế cộng sản và chế độ Đức Quốc xã.” Theo luật, các chính phủ cộng sản cai trị trong thời kỳ Xô Viết bị kết án là một chế độ phạm tội với những chính sách khủng bố quốc gia.

Vài tuần sau, tổng thống Ukraina, Petro Poroshenko đã ký một điều luật vào ngày 15 tháng 5 lên án chế độ chuyên chế cộng sản và cấm tuyên truyền tất cả các biểu tượng [cộng sản] trong đất nước của họ.

Một chế độ đang lung lay

Trường Đảng là đơn vị cao nhất đào tạo các quan chức hàng đầu của ĐCSTQ. Trong một lá thư gửi tới Thời báo Đại Kỷ Nguyên vào tháng 5 năm 2005, 25 thành viên trong đơn vị này đã tuyên bố thoái xuất khỏi ĐCSTQ. “Chúng tôi từ những phòng ban khác nhau trong Trường Đảng từ cấp bộ đến cấp cục, cũng như tất cả các nhân viên văn phòng nói chung. Một số người trong chúng tôi đã đi theo Đảng nhiều thập kỷ và một số được giáo dục có trí thức cao. Chúng tôi đều muốn thoái xuất khỏi ĐCSTQ.”

Vì những lý do về công việc và gia đình, nên họ đều lấy hóa danh. “Như chúng tôi được biết, trong số hơn 2.000 nhân viên trong trường Đảng, ít nhất 90% sẵn sàng thoái ĐCSTQ nếu cuộc sống của họ không gặp nguy hiểm.”

Lá thư đó được gửi sau khi cuốn cửu bình đã xuất bản được sáu tháng, điều này nhấn mạnh sự thất bại trong nỗ lực duy trì sự cai trị của ĐCSTQ.

Xu hướng này có liên quan chặt chẽ với chính sách đàn áp Pháp Luân Công. Ông Trần Dụng Lâm, cựu đại sứ Trung Quốc tại Úc, là người [từng] chịu trách nhiệm giám sát các học viên Pháp Luân Công. Có quyền truy cập các thông tin tuyệt mật về các hoạt động tình báo của Trung Quốc ở Úc, ông Trần biết việc chính quyền [Trung Quốc] kiểm soát người dân Trung Quốc chặt chẽ ra sao, thậm chí cả những người Trung Quốc ở hải ngoại. Nhưng khi biết được bản chất ôn hòa của Pháp Luân Công, cuối cùng ông cũng đã thoái Đảng vào ngày 26 tháng 5 năm 2005.

Trong một lá thư giải thích về sự thoái xuất của mình, và tại sao vợ chồng ông lại chọn thoái Đảng, ông Trần viết: “Tách bản thân ra khỏi ĐCSTQ là [việc làm] thức tỉnh lương tâm cho tất cả người Trung Quốc chúng ta. Và đó là niềm hi vọng cho tương lai của đất nước chúng ta.”

Hác Phượng Quân, một cán bộ từ Phòng 610 thành phố Thiên Tân, từng làm việc tại sở cảnh sát. Sau khi được giao nhiệm vụ đến Phòng 610, một lực lượng chỉ đạo cuộc đàn áp Pháp Luân Công, ông ấy đã chứng kiến các quan chức sử dụng video phỉ báng để tẩy não các học viên. Ông cũng thấy các quan chức tra tấn học viên như thế nào khi họ từ chối từ bỏ niềm tin của mình.

Sau khi tuyên bố quyết định thoái ĐCSTQ vào tháng 6 năm 2005, ông Hác cho biết việc thoái ĐCSTQ là một xu thế không thể tránh. “Nó đang thay đổi Trung Quốc, và nó sẽ cứu Trung Quốc.”

Hàn Quảng Sinh, cục trưởng Cục Tư pháp thành phố Thẩm Dương, đã đào thoát tới Canada và giải thích lý do tại sao ông lựa chọn thoái ĐCSTQ: “Cộng sản Trung Quốc đặt lợi ích riêng của mình lên trên mọi thứ khác. Nó tàn bạo, độc tài, nhu nhược và thối nát từ bên trong.” Ông nói rằng mình rời khỏi Trung Quốc bởi vì ông không muốn tiếp tục đàn áp các học viên Pháp Luân Công vô tội.

Thức tỉnh tâm linh

Nhiều người chọn thoái xuất khỏi các tổ chức của ĐCSTQ bởi vì đó là cách mà họ tìm thấy hi vọng cho tương lai.

Hoàng Hiểu Mẫn, là người đoạt huy chương bạc 200m bơi ếch trong Thế vận hội Olympic năm 1988, là vận động viên đầu tiên của Trung Quốc dành được huy chương Olympic. Cô đã thoái ĐCSTQ vào tháng 12 năm 2004: “cửu bình đã giúp tôi nhìn thấu bản chất của ĐCSTQ. Bây giờ tôi cảm thấy xấu hổ khi từng là một thành viên của nó.”

Mặc dù cô Hoàng “vào” Đảng trái với mong muốn của mình và không tham gia bất kỳ một hoạt động liên quan nào hoặc đóng đảng phí trong hơn mười năm qua, nhưng cô viết rằng chính thức thoái xuất khỏi ĐCSTQ là điều quan trọng: “Chỉ bằng cách thoái khỏi tổ chức tà ác này, chúng ta mới có thể hoàn toàn tiêu trừ được những ảnh hưởng độc hại của nó trên thân thể và tâm hồn của mình.”

Một người khác là quan chức cấp cao về hưu của Hội đồng Nhà nước và Bộ Công an đã gia nhập ĐCSTQ năm 1930. Khi công bố thoái xuất khỏi các tổ chức của ĐCSTQ, ông viết: “Qua nhiều năm, chúng tôi đã chứng kiến rất nhiều cuộc vận động chính trị liên tiếp, điều đó đã đặt một lượng lớn người dân vào bi kịch. Và giờ đây, cuộc đàn áp những học viên Pháp Luân Công vô tội đã khiến tôi tin rằng ĐCSTQ hoàn toàn không còn hi vọng.”

Các quan chức ĐCSTQ hiện nay cũng đang thay đổi. Sau khi một trưởng đồn cảnh sát nghe được chân tướng về Pháp Luân Công từ một học viên, ông đã đến thăm người học viên ấy vào lúc 3 giờ sáng. Ông đã cúi lạy ba lần trước ảnh của Ngài Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Công, ông cũng xin lỗi về những việc làm sai trái mà mình đã phạm phải trong quá khứ. Vị trưởng đồn cảnh sát không chỉ hứa sau này sẽ bảo vệ các học viên, mà còn đề nghị các học viên giúp cả gia đình ông thoái xuất khỏi ĐCSTQ.

Khi một học viên Hồng Kông đề nghị một du khách Trung Quốc thoái Đảng, người du khách, vốn là giáo viên đến từ tỉnh Quảng Đông, đã đưa cho người học viên một danh sách chứa hơn 1.000 cái tên mà ông đã thu thập được từ những người muốn thoái Đảng.

Nhiều học viên Pháp Luân Công đang tích cực nói với những người khác về cuộc bức hại tà ác – để bảo vệ quyền cơ bản đối với việc thực hành tín ngưỡng của mình, cũng như giải thích tầm quan trọng của việc thoái khỏi các tổ chức của ĐCSTQ. Sau cùng, khi Đảng sụp đổ vì sự tàn ác của nó, bất cứ ai còn liên quan đến chế độ đó cũng sẽ phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng.

Đả hổ

Một cuốn sách giải trí về chính trị Trung Quốc gần đây đã ám chỉ đến phong trào thoái Đảng, cũng như nhiều thủ phạm chính gây ra cuộc đàn áp gần đây đã bị hạ bệ từng người một.

Vương Lập Quân, cảnh sát trưởng của thành phố Trùng Khánh, đã bị kết án tù vào tháng 9 năm 2012, về tội lạm dụng quyền lực, nhận hối lộ và đào tẩu. Ông ta bị kết án 15 năm tù giam.

Bạc Hy Lai, cựu Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị và bí thư thành phố Trùng Khánh, đã bị ngã ngựa sau sự cố của Vương Lập Quân. Vào tháng 9 năm 2013, ông ta đã bị kết án vì tội tham nhũng và nhận án tù chung thân.

Tháng 12 năm 2013, Lý Đông Sinh, thứ trưởng bộ công an và giám đốc Phòng 610, được báo cáo đưa vào diện bị điều tra.

Tháng 3 năm 2014, Từ Tài Hậu, phó chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương, Hội đồng quân sự tối cao của Trung Quốc, đã bị bắt giữ và điều tra. Ông ta phải đối diện với một tòa án quân sự và sau đó đã qua đời vì ung thư vào tháng 3 năm 2015.

Chu Vĩnh Khang, cựu Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương (UBCT&PL, 2007-2012), bị buộc tội hối lộ, lạm dụng quyền lực và cố ý tiết lộ bí mật quốc gia.

Mặc dù những tội danh chủ yếu là hối lộ hoặc lạm dụng quyền lực, các quan chức nói trên đều dính líu mật thiết đến việc đàn áp Pháp Luân Công. Đặc biệt là UBCT&PL và Phòng 610 – các tổ chức đã chỉ đạo cuộc đàn áp tàn bạo kéo dài 16 năm qua.

Nhưng những nỗ lực “đả hổ” vẫn chưa kết thúc. La Cán, cựu Bí thư UBCT&PL nhiệm kỳ 2007-2012, và Tăng Khánh Hồng, một đồng minh quan trọng của Giang Trạch Dân, cả hai đều đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chính sách đàn áp của Giang Trạch Dân đối với Pháp Luân Công.

Ngay cả Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang, cả hai cũng tham gia vào việc thu hoạch nội tạng từ các học viên còn sống, nhưng báo cáo buộc tội họ không bao gồm những điều đó. Việc này cho thấy rằng các quan chức ĐCSTQ đã từ chối công khai sự tàn bạo mà chế độ đã thực thi đối với những người dân vô tội. Không sớm thì muộn, ĐCSTQ cũng sẽ đi đến hồi kết thúc.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/4/16/307583.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/5/29/150816.html

Đăng ngày 03-11-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share