Bài viết của một học viên Pháp Luân Công tại Washington

[MINH HUỆ 19-10-2015] Tờ báo Herald (Tiền phong) có trụ sở tại Everett, Washington ngày 17 tháng 10 năm 2015, đã đăng một bài viết về một cư dân tại đây từng bị bức hại ở Trung Quốc do tu luyện Pháp Luân Công (hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp).

Bài viết do Amy Nile thực hiện với tiêu đề “Phụ nữ vùng Lynnwood cho hay tự do tín ngưỡng bị cấm ở Trung Quốc’, bài viết này tập trung vào cô Lưu Ái Khả, 42 tuổi, từng bị giam giữ ở Trung Quốc vì đức tin của mình.

a43227798c63e6c0e7a7e24f478c346a.jpg
Lên tiếng vì những người không có tự do

Cô Lưu bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1997 khi còn là một nhà báo ở Bắc Kinh. Bài báo viết: “Pháp Luân Đại Pháp là môn tu luyện tinh thần kết hợp với các bài tập, thiền định và tuân theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn”.

Cô Lưu và những cư dân khác ở Everett tham gia kháng nghị trong suốt chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc, ông Tập Cận Bình vào tháng trước. Cô nói cô thấy lương tâm thôi thúc phải lên tiếng vì những bất công mà các học viên Pháp Luân Công phải chịu đựng. Quan trọng hơn, không như ở Trung Quốc, giờ đây cô Lưu được tự do kể câu chuyện của mình, được tu luyện trong pháp môn của mình mà không phải lo sợ.

“Điều đó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với những người đang bị bức hại nghiêm trọng. Tiếng nói của họ không được lắng nghe” cô Lưu chia sẻ trong bài viết.

Cô bắt đầu quan tâm tới Pháp Luân Công sau khi sức khỏe của mẹ cô được cải thiện nhờ tu luyện pháp môn này. “Không giống như hầu hết các chùa chiền/ nhà thờ/ đạo viện truyền thống, Pháp Luân Đại Pháp không có chức sắc, không đăng ký hội viên hay thu phí” bài báo viết.

Một học viên khác, cô Trân Ni Hồ cũng trải nghiệm sự cải biến về thể chất nhờ tu luyện. Ban đầu cô tập luyện các bài công pháp vào năm 1996 với mong muốn trị chứng bệnh đau đầu, bệnh đau đầu của cô biến mất và từ đó cô trở nên khỏe mạnh hơn bao giờ hết.

Bị bức hại vì đức tin

Trước khi cuộc bức hại bắt đầu vào năm 1999, công việc của cô Lưu rất tốt: ban đầu cô làm việc cho tờ Tin tức Bắc Kinh và sau đó làm biên tập những cuốnsách bán chạy nhất cho một công ty xuất bản. Lúc rảnh, cô lại trò chuyện với mọi người về lợi ích của Pháp Luân Công.

“Năm 1999, cuộc sống của cô Lưu đột ngột thay đổi. Đảng cộng sản Trung Quốc phát động chiến dịch tuyên truyền nhằm tiêu diệt các học viên Pháp Luân Công.” Năm 2000, khi cô đang mang bầu, cô bị chính quyền giam giữ trong 10 tiếng vì phân phát tài liệu Pháp Luân Công. Sau khi được thả, tại sở làm cô bị giáng cấp, ép phải viết cam kết từ bỏ bức tin và tham gia các lớp học tẩy não.

Vài tháng sau khi sinh con, chính quyền lại tiếp tục bắt cô dù cô đang trong giai đoạn cho con bú. “Cô bị đưa tới nhà tù và không được phép ngủ, ép phải xem những đoạn phim tuyên truyền bôi nhọ Pháp Luân Công và nghe những lời đe dọa làm hại gia đình cô”, bài báo viết.

Chính quyền bắt cô lần nữa vào năm 2008 vì chính quyền cố gắng che giấu những vi phạm nhân quyền trước thềm Thế Vận Hội Bắc Kinh. “Cô đã bị đánh đập, biệt giam và cưỡng bức lao động trong môi trường độc hại.” Cô phải chịu đựng mất hai năm ba tháng vì từ chối từ bỏ Pháp Luân Công.

“Tôi không muốn bán linh hồn của mình” cô Lưu chia sẻ trong bài viết “Nếu có thể giữ cho tâm không động thì những gì họ có thể gây ra cho thân thể là không đáng kể.”

Chồng cô Lưu từng là một luật sư có tiếng và cô là một nhà báo quen biết nhiều mối quan hệ ở Boston. Do đó “cô được đối xử tử tế hơn nhiều so với nhiều học viên khác. Đã có những báo cáo về việc tra tấn và thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công.” Không lâu sau khi được thả, gia đình cô đã chuyển tới Mỹ vào năm 2010 nhờ một mối quan hệ công việc.

“Đối với tôi, vấn đề quan trọng là quyền tự do chọn lựa”, cô Lưu nói trong bài báo. “Ở đây bạn có quyền được sống theo những giá trị đúng với nhân phẩm.“


Bản tiếng Hán: www.minghui.org/mh/articles/2015/10/19/317761.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/10/21/153329.html

Đăng ngày 30-10-2015. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share