[MINH HUỆ 5-9-2015] Tạp chí The Ferret, một tạp chí điều tra trực tuyến, đăng tải việc các học viên Pháp Luân Công sống ở Scotland đệ đơn kiện cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Giang Trạch Dân vào ngày 4 tháng 9 năm 2015.

Bài viết với tiêu đề “Những người bất đồng chính kiến Trung Quốc kiện cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vì tội tra tấn” kể về câu chuyện của hai nữ học viên đã được cấp tị nạn ở Scotland, và gần đây họ đã đệ đơn kiện Giang Trạch Dân. Một bản khác của bài viết này cũng đã được đăng trên tờ Daily Record vào tuần trước.

Theo bài báo, 30 người Trung Quốc đang sống ở Anh đã đệ đơn kiện Giang Trạch Dân kể từ tháng 5 năm nay. Trong vài tháng qua, hàng chục nghìn học viên Pháp Luân Công trên toàn thế giới đã bắt đầu khởi kiện Giang Trạch Dân, với phần đa các nguyên đơn hiện đang cư trú tại Trung Quốc.

Giang Trạch Dân là lãnh đạo Trung Quốc từ năm 1993 đến năm 2003. Ông ta là bị đơn trong các vụ kiện vì đã ra lệnh đàn áp Pháp Luân Công vào năm 1999. Một văn bản pháp lý ban hành hồi đầu tháng 5 đã cho phép các nguyên đơn được bảo hộ nhiều hơn khi đệ đơn kiện. Văn bản này đóng vai trò như một chất xúc tác cho làn sóng khởi kiện.

Giang Trạch Dân đã dựng lên Phòng 610 vào năm 1999 nhằm giám sát và đàn áp hơn 100 triệu học viên đang tu luyện ở Trung Quốc tại thời điểm đó. Số lượng học viên tử vong do bị tra tấn theo chỉ đạo trực tiếp của ông ta đã chính thức được xác nhận, nhưng theo ước tính của Tổ chức Thế giới Điều tra về Cuộc bức hại Pháp Luân Công thì có ít nhất hai triệu học viên đã bị giết hại để lấy tạng.

Bác sỹ Denise Vu hiện đang sống ở Edinburgh là một trong hai phụ nữ trong bản tin mà The Ferret đã phỏng vấn. Bà Vu đã được chính phủ Anh cấp quy chế tị nạn vào năm 2013.

Bà Vu nói với phóng viên: “Vào tháng 4 năm 2001, tôi bị đưa đến trung tâm tẩy não khu Hải Điến, tại thành phố Bắc Kinh. Tôi bị đưa vào một căn phòng với một nhóm người đứng vây quanh. Họ cố gắng ép tôi bôi nhọ Pháp Luân Công. Khi tôi từ chối họ đã bắt tôi phải ngồi xổm, họ đá và chửi rủa tôi. Họ cũng đe dọa rằng tôi sẽ không được phép gặp con gái mình cho đến khi tôi bị ‘chuyển hóa.’”

Bà Vu bị bắt một lần nữa vào tháng 4 năm 2005 và bị giam cầm năm năm trong Nhà tù nữ Bắc Kinh. Trong đơn kiện của mình, bà thuật lại rằng bà bị ngược đãi cả về thể chất lẫn tinh thần. Một trong số các phương thức tra tấn mà họ sử dụng là bắt bà phải ngồi trên một chiếc ghế đẩu nhỏ suốt 18 giờ trong một ngày. Nếu bà ngã ra khỏi ghế thì lính canh sẽ chỉ đạo cho các lính canh và tù nhân đánh đập bà.

Bản tin này cũng đề cập đến một học viên khác tên là Hách Minh Phương, hiện đang sống ở Glasgow.

Bà Hách Minh Phương nói với phóng viên rằng bà bị bức hại vì tu luyện Pháp Luân Công.

Tháng 2 năm 2000, chính quyền gây sức ép khiến bà mất việc làm. “Tôi phải chịu đựng nỗi đau tinh thần nghiêm trọng và và vô cùng thống khổ,” bà nói.

Báo cáo này cũng đề cập tới những nỗ lực của địa phương khi thừa nhận rằng việc du lịch đến Trung Quốc để ghép tạng là bị cấm ở Scotland. Hầu hết tạng để cấy ghép ở Trung Quốc được lấy từ các tử tù, trong đó có các tù nhân lương tâm là các học viên Pháp Luân Công.

“Họ muốn Scotland ban hành luật cấm du lịch ghép tạng và đã nhận được sự ủng hộ của nghị viên Edinburgh, ông Jim Orr, người đang nỗ lực soạn thảo một dự luật để có thể trình lên Quốc hội Scotland,” theo bản tin đăng tải.

Ông Orr nói với phóng viên của The Ferret: “Với sự ủng hộ của các học viên Pháp Luân Công ở Scotland, chúng tôi mong muốn Quốc hội sẽ bảo trợ cho một dự luật nhằm hạn chế xuất ngoại đi đến những nước có hệ thống cấy ghép tạng phi đạo đức để ghép tạng. Một phần trong đó là chúng ta cần nâng cao nhận thức về những bằng chứng mới và có sức thuyết phục về hoạt động thu hoạch tạng.”


Bản tiếng Hán: www.minghui.org/mh/articles/2015/9/5/315240.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/9/7/152430.html

Đăng ngày 29-09-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share