[MINH HUỆ 23-8-2015] Từ ngày 1 tháng 5 đến ngày 23 tháng 8 năm 2015, có tổng cộng 500 học viên Pháp Luân Công ở thành phố Đại Đồng, tỉnh Sơn Tây đã đệ đơn khởi kiện hình sự Giang Trạch Dân, theo các báo cáo do Minh Huệ Net tổng hợp.

Các học viên cáo buộc cựu độc tài Trung Quốc này đã phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công tàn bạo và yêu cầu ông ta phải chịu trách nhiệm cho những đau khổ to lớn mà họ đã phải gánh chịu bởi chiến dịch của ông ta. Các đơn kiện hình sự đã được gửi tới Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao.

Nhiều học viên đã thuật lại việc Pháp Luân Công đã giúp họ phục hồi sức khỏe và mang đến cho họ một cái nhìn mới về cuộc sống. Ước mơ của họ là sống một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc hơn, tuy nhiên, nó đã tan vỡ khi Giang Trạch Dân phát động chiến dịch xóa bỏ môn tu luyện vào năm 1999.

Chỉ đơn giản bởi họ từ chối từ bỏ đức tin của mình, mà họ đã bị bắt, bị giam giữ, tra tấn, nhà bị lục soát, và đồ đạc cá nhân bị thu giữ. Nhiều người cũng đã phải chứng kiến cảnh gia đình họ bị liên lụy bởi đức tin của họ, trong khi một số khác bị bắt phải trả những khoản tiền phạt khổng lồ.

Các học viên Đại Đồng đã đệ đơn kiện hình sự Giang đến từ mọi tầng lớp xã hội, trong đó có phát thanh viên đài truyền thanh, nhà nông học, và thợ dệt thảm.

Dưới đây, chúng tôi tóm lược tiểu sử của một vài học viên trong số các nguyên đơn:

Đánh đập, tra tấn đến chết

Ông Lưu Chí Bân, biệt danh là Lưu Tiếp Vận, bị tra tấn đến chết trong Nhà tù Tấn Trung, tỉnh Sơn Tây vào ngày 21 tháng 7 năm 2004. Ông qua đời vì bị đánh đập tàn bạo và bị dội nước sôi vào đầu trong hơn một giờ đồng hồ.

Vợ ông, bà Vương Tú Bình, đã rất sốc khi nhìn thấy di hài của chồng mình, đầy những vết cắt và bầm tím, những vết tích do bị còng tay còn hiện rõ trên cổ tay, các vết sẹo gây ra do dùi cui điện và bị đánh đập có ở khắp nơi trên thi thể của chồng bà.

Bà Vương kiện Giang bởi cái chết oan uổng của chồng bà.

Gia đình bị ly tán

Ông Kim Bưu, 52 tuổi, từng là phát thanh viên của Đài Truyền thanh Đại Đồng. Ông nhiều lần bị bắt và giam giữ, nhà của ông bị lục soát. Họ tống tiền ông, và ông bị nơi làm việc sa thải vì tu luyện Pháp Luân Công, ông bị đưa vào trại lao động cưỡng bức bởi đức tin của mình. Ông từng bị nhốt trong một chiếc cũi trong năm tháng ở Trại tạm giam số 2 Đại Đồng vào năm 2004. Hình thức tra tấn này khiến xương chậu của ông bị biến dạng, tuần hoàn máu đến xương kém, và cột sống bị cong.

2012-2-8-minghui-baoding-pohai-summary-02--ss.jpg

Minh họa hình thức tra tấn: Lồng sắt

Mẹ của ông Kim đã qua đời vào năm 2001. Cha ông bị đột quỵ, thoái hóa não khiến ông gần như không thể di chuyển, và mắc chứng bệnh Alzheimer. Vợ ủa ông Kim không thể không chịu đựng nổi việc công an và ủy ban dân cư liên tục sách nhiễu, nên bà đã chuyển công tác đến một thôn khác để tránh phiền phức, bà đưa cậu con trai của họ đi cùng để cậu bé có một hoàn cảnh yên ổn để học tập.

Bức thực tàn bạo

Tháng 3 năm 2015, tại Trại Lao động Cưỡng bức nữ Sơn Tây, cách lính canh đã ra lệnh cho năm người nghiện ma túy bức thực bà Ngưu Lan Vân. Họ lôi bà đến bệnh xá nhà tù hai lần một ngày, ghì bà xuống nền nhà, dùng một cái thìa để cạy miệng bà, giữ hai hàm răng của bà mở ra và đổ thức ăn thẳng xuống cổ họng bà. Miệng của bà bị chảy máy, tóc của bà bị giật ra rơi rớt khắp sàn nhà. Cách lính canh chỉ đạo những người nghiện đó dùng khăn bịt miệng và còng tay bà ra sau lưng.

2011-4-4-kuxing-01--ss.jpg

Tái hiện cảnh tra tấn: Bức thực

Sau 70 ngày bị tra tấn, cân nặng của bà Ngưu giảm xuống còn chưa đầy 32kg. Các lính canh không muốn thấy bà chết ở trong trại nên yêu cầu người nhà đến đón bà về. Bà được ở nhà một tháng, sau đó lính canh đến đưa bà trở lại trại lao động, ở đó bà lại tiếp tục bị tra tấn trong một tháng rưỡi.

Lại trường hợp bị đánh đập và bức thực khác

Ở Trại Lao động Cưỡng bức nữ Sơn Tây, các lính canh bắt bà Mã Nguyệt Anh phải đứng im trong nhiều ngày đồng thời họ vẫn không ngừng đá vào khắp nơi trên thân thể bà. Họ dùng một thanh gỗ để đánh vào cánh tay và bàn tay của bà, giật tóc bà, đập mặt bà vào tường, và bóp cổ bà.

Bà cũng bị bức thực tàn bạo. Nhiều tù nhân ghì người bà xuống một chiếc giường trong bệnh xá của nhà tù, một chiếc kẹp kích thước khoảng 20 cm kẹp khít vào cổ họng bà, trong khi đó một người khác dùng một chiếc thìa để cạy miệng bà mở ra. Bà Mã đã bị nôn và ho ra máu, chúng bắn tung tóe lên tường, giường và sàn nhà của bệnh xá.

Cha của bà Mã lâm bệnh khi hay tin con gái ông bị tra tấn trong trại lao động. Ông qua đời năm 2002. Những giây phút cuối trước lúc lâm trung, ông đã gọi tên con gái mình.

Bối cảnh

Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là Tổng Bí thư ĐCSTQ, bất chấp sự phản đối của các ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khác, đã phát động cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công.

Cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 16 năm qua. Nhiều người bị tra tấn bởi niềm tin của họ và thậm chí bị giết để cướp nội tạng. Giang Trạch Dân và đồng phạm phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc đàn áp tàn bạo này.

Dưới sự chỉ đạo cá nhân của Giang, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, “Phòng 610”, vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng công an và hệ thống tư pháp trong việc thi hành chỉ đạo của Giang đối với Pháp Luân Công theo chính sách: bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.

Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền đệ đơn kiện hình sự truy tố kẻ cựu độc tài này.


Bản tiếng Hán: www.minghui.org/mh/articles/2015/8/23/314565.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/9/1/152343.html

Đăng ngày 17-09-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share