Bài viết của các học viên Pháp Luân Công ở Philadelphia
[MINH HUỆ 28-7-2015] “Khi tôi tuyệt vọng, tôi nhớ rằng, con đường của chân lý và tình yêu luôn chiến thắng. Đã từng có những kẻ độc tài, đã từng có những kẻ giết người, và có lúc, chúng tưởng chừng như bất khả chiến bại, nhưng cuối cùng, chúng luôn bị đánh bại…” Trích dẫn câu nói này của Mahatma Gandhi, bà Nancy Wang, người dân Philidelphia kể về trải nghiệm của mình ở Trung Quốc khi bà bị đưa tới trung tâm tẩy não vì tu luyện Pháp Luân Công.
Phía sau bà là một tấm biểu ngữ mang dòng chữ: “Đưa Giang Trạch Dân và đồng bọn ra công lý vì bức hại Pháp Luân Công.” Đó là buổi chiều ngày 25 tháng 7 ở Khu phố Tàu của Philadelphia, nơi mà các học viên đã tụ tập chăng biểu ngữ và nói với người qua đường về cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc.
Kể từ ngày 23 tháng 7, hơn 100.000 đơn kiện hình sự Giang đã được gửi tới các tòa án ở Trung Quốc, trong đó có 11 đơn kiện từ Philadelphia.
35 cựu sinh viên Đại học Thanh Hoa kiện Giang Trạch Dân
Chị Vương bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1998 khi còn là một sinh viên tại Đại học Thanh Hoa danh tiếng. “Sau khi Giang bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công, các cán bộ của trường đã cho tôi thôi học.” Mặc dù kết quả học tập xuất sắc của chị cho phép chị được nhận vào đại học mà không cần thi đầu vào, đặc quyền đó đã bị nhà trường đình chỉ. “Sau đó khi tôi làm việc tại Viện Khoa học Trung Quốc, lãnh đạo ở đây đã hai lần đưa tôi tới trung tâm tẩy não nhằm cố gắng ép buộc tôi từ bỏ đức tin của mình.”
Bà không phải là người duy nhất trải qua những việc như thế này. Ngày 10 tháng 7 năm 2015, 35 cựu sinh viên Thanh Hoa hiện đang sống ngoài Trung Quốc đã nộp đơn kiện hình sự. Đến từ năm quốc gia, họ kiện Giang tội tước bỏ tự do tín ngưỡng của họ, tra tấn, giết người, và bức hại. Các vụ kiện của họ đã được gửi tới Tòa án tối cao, Viện Kiểm sát tối cao và Bộ Công an ở Trung Quốc.
Thoát khỏi thu hoạch nội tạng sống
Bị bắt vào tháng 3 năm 2006 vì phân phát tài liệu Pháp Luân Công, bà Điền Trung Phương đến từ tỉnh An Huy, lần đầu tiên bị giam giữ trong một trại tạm giam địa phương. Một tháng sau, bà bị đưa vào trại lao động với thời hạn 18 tháng. Hai ngày sau đó, bà lại bị luân chuyển và suýt trở thành một nạn nhân của nạn thu hoạch nội tạng.
“Tay tôi bị cùm vào một chiếc giường và hàng sáng có một bác sỹ kiểm tra sức khỏe của tôi, nói rằng sức khỏe tôi ổn. Mặc dù các bác sỹ và y tá từ chối nói chuyện với tôi, họ liên tục tiêm thuốc vào người tôi, khiến tôi đau đớn khủng khiếp. Khi tôi nghe được một cuộc trao đổi điện thoại giữa một lính canh và gia đình cô, tôi biết đó là một phòng mổ để phẫu thuật tim, khiến tôi ngờ rằng mình sẽ trở thành một nạn nhân của thông lệ thu hoạch nội tạng.”
Mối nghi ngờ của chị sau đó đã được khẳng định. Mặc dù bị chóng mặt vì thuốc, bà Điền tỉnh dậy và nhìn thấy một người đàn ông đang khám sức khỏe chị. Chị hỏi ông ta là ai. Người đàn ông đó – rõ ràng là không ngờ chị lại tỉnh – nói ông ta là một tình nguyện viên. “Khi tôi bảo ông ấy tôi bị giam giữ vì tu luyện Pháp Luân Công, lính canh yêu cầu ông ta nói chuyện với họ bên ngoài ban công. Lính canh nói: “Thể trạng cô ta rất khỏe mạnh, trước đây chỉ bị thương ở đầu một lần.” Khi người đàn ông rời đi, ông ta nhìn tôi lần nữa, mà không nói câu gì với tôi. Cách ông ta nhìn vào tôi rất đặc biệt, như thể là ông ta đang tìm mua tôi.
Thoát chết
Chị Điền quyết định bỏ trốn. Sáng hôm sau khi bác sỹ tháo cùm tay chị để khám hàng ngày, chị bắt đầu chống cự và la hét. Điều này thu hút sự chú ý của các bệnh nhân và người thân của họ trong các phòng khác. Sau khi nghe chị giải thích điều gì đang diễn ra, một bác sỹ thì thầm với bà: “Đừng đi đâu vào hôm nay, cho dù có ai đó cố mang cô đi. Hôm nay là ca của tôi, và tôi sẽ bảo y tá giúp cô.”
Trước khi họ có thể nói chuyện nhiều hơn, các lính canh đã tới và buộc chị Điền quay lại giường. Sau đó một y tá khác đến và tiêm thứ gì đó khác với những thứ của ngày hôm trước, vì nó không đau. Trong suốt cuộc kiểm tra của chị vào sáng hôm sau, bác sỹ khám chị hàng ngày rất thất vọng: “Hôm qua cô ta rất ổn. Làm sao mà hôm nay tình trạng của cô ta lại thay đổi chứ?”
Thêm nhiều bác sỹ và lính canh lao tới phòng chị. Một bác sỹ khác khám chị và cũng ngạc nhiên: “Thật là kỳ lạ.” Anh ta xem xét hai mắt chị và nói: “Không còn hy vọng gì.”
Chiều hôm đó chị Điền được trả về trại lao động.
Nhưng cơn ác mộng chưa hết. Ngay sau khi về đến trại lao động, một bác sỹ đã tiêm một loại thuốc đặc biệt cho chị và chân tay chị nhanh chóng bị sưng phồng. Một lính canh nói: “Bác sỹ nói nội tạng cô đã bị hư hỏng, và chúng tôi thông báo cho gia đình đến đón cô.”
Tình trạng của cô trở nên xấu đi sau khi về nhà. “Tôi cảm thấy xương tê buốt, da bị đốt cháy. Đôi chân tôi bị cứng và tôi đau đớn khủng khiếp hết lần này đến lần khác.”
Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2015/7/28/-313187.html
Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2015/8/1/151833.html
Đăng ngày 12-08-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.