Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở Úc
[MINH HUỆ 14-07-2015] Tối ngày 8 tháng 7 năm 2015, ông David Matas, một luật sư nhân quyền và là người được đề cử giải Nobel Hòa bình, đã nói về “sự giết hại có tổ chức” đối với các học viên Pháp Luân Công để lấy tạng, tại Melbourne University, một trường đại học danh tiếng của Úc.
David Matas: “Chúng ta phải xử lý vấn đề bây giờ. Ngay lập tức”
“Về kết quả công việc mà chúng tôi đã thực hiện, ông David Kilgour và tôi đã đi đến kết luận rằng [những học viên] Pháp Luân Công đang bị giết để lấy tạng.” Ông Matas nói thêm rằng: “Chúng tôi cũng phải truyền tải thông điệp của mình tới công chúng bởi vì vi phạm nhân quyền có thể chấm dứt khi có nhiều người phản kháng sự vi phạm đó. Tội ác chống lại nhân loại là tội ác chống lại hết thảy nhân loại. Chỉ khi nhân loại hành động như một chỉnh thể, chúng ta mới có thể chấm dứt được sự xâm phạm này.”
Ông Matas liệt kê danh sách chín điều nên thực hiện ngay ở Trung Quốc:
- Công khai đầy đủ nguồn gốc tạng được ghép trong quá khứ.
- Cam kết đưa tất cả những kẻ thủ phạm lạm dụng ghép tạng trước đây ra công lý, và chuẩn bị tố tụng họ.
- Khai trừ khỏi Hiệp hội Y khoa Trung Quốc những bác sỹ nào không đưa ra được bằng chứng rõ ràng chứng minh rằng nguồn gốc tạng là hợp pháp.
- Hợp tác với điều tra quốc tế về vấn đề nguồn gốc tạng được cấy ghép trong quá khứ và hiện tại.
- Công bố danh sách các tử tù từ trước đến nay.
- Cho phép công chúng tiếp cận với bốn cơ quan đăng ký ghép tạng hiện nay dành cho phổi, ghan, tim và thận.
- Minh bạch nguồn gốc của tạng dùng để ghép, có thể xác minh một cách đầy đủ.
- Xây dựng hệ thống theo dõi nguồn gốc tạng, và sử dụng hệ thống đó.
- Hợp tác với một tổ chức xác minh bên ngoài để tuân thủ theo chuẩn quốc tế.
Nghị sỹ Bernie Finn (bên phải) phát biểu trong khi ông Matas (bên trái) đứng cạnh ông.
Ông Bernie Finn MLC (Ủy viên Hội đồng Lập pháp): “Tôi ở bên các bạn vì tự do tín ngưỡng.”Ông Bernie Finn, ủy viên của Hội đồng Lập pháp bang Victoria, phát biểu tại sự kiện và nói: “Bây giờ chúng ta biết điều gì đang xảy ra tại Trung Quốc, chúng ta có trách nhiệm phải làm gì đó.”
Ông Finn đã gặp gỡ ông Matas để thảo luận các giải pháp mà Nghị sỹ bang Victoria có thể thực hiện để “chính lại sự sai lầm đáng sợ đang diễn ra ở Trung Quốc này.”
Ông Matas đã khuyến khích Úc ký kết một hiệp ước có tên là Convention of Organ Trafficking (Công ước về Buôn lậu Tạng). Theo ông Matas, những nước đã ký thông lệ: “cam kết xử lý hình sự đối với việc buôn lậu nội tạng, du lịch ghép tạng, quảng bá, v.v”
Người tham dự: Diệt chủng đối với các học viên Pháp Luân Công là một sự tàn sát nghiêm trọng”
Nhiều người lắng nghe bài diễn văn của ông Matas đã bày tỏ sự lo lắng của họ về nạn diệt chủng đối với các học viên Pháp Luân Công, như Luke Davey nói: “Tôi cảm thấy đã biết được nhiều điều tối nay. Tôi thấy mình cần làm gì đó. Tôi rất muốn chia sẻ với những người khác.”
Pia Gallagher cùng đi với Luke, nói: “Nó làm tôi muốn tìm hiểu thêm về những gì đang xảy ra. Nó thực sự, thực sự làm tôi sửng sốt và thấy buồn.”
Cả Mary Ioannov và Joe Lamri đều đồng ý rằng người Úc nên lên tiếng phản đối những tội ác đang diễn ra ở Trung Quốc này. Hơn nữa, Úc đến nay vẫn rất chậm trễ trong việc trao đổi vấn đề với phần còn lại của thế giới, và nhiều việc hơn đáng lẽ đã cần phải được làm trong những năm qua.
Bay đến từ Sydney để nghe buổi nói chuyện của ông David Matas, anh Andrew Bush nói rằng cuộc bức bại Pháp Luân Công là “đáng lo ngại” và là “một sự tàn sát nghiêm trọng.” Anh chúc cho nhiều vụ kiện cựu độc tài Trung Quốc Giang Trạch Dân, kẻ thủ phạm hàng đầu trong cuộc bức hại, sẽ thành công.
Sau chuyến đi diễn thuyết gần đây của ông Matas ở Úc và New Zealand, các tin tức về việc chính quyền Trung Quốc giết hại học viên Pháp Luân Công để lấy tạng, đã lên sóng ở cả hai quốc gia. Các quan chức và người dân quan tâm ở hai nước đã cảm ơn ông Matas vì những nỗ lực phơi bày ra công chúng và thu hút sự chú ý của họ.
Ông Matas đã phát biểu tại Hội thảo ANZSIL (Hiệp hội Luật quốc tế Úc – New Zealand) ở Wellington, Nghị viện New Zealand, một diễn đàn tại Đại học Wellington, Nghị viện Nam Úc, một diễn đàn tại Đại học Nam Úc, Nghị viện Tây Úc, Hội nghị quốc tế lần thứ 15 của Hiệp hội Các nạn nhân Quốc tế ở Perth, và là diễn giả chính tại sự kiện cộng đồng “Cưỡng bức Thu hoạch Nội tạng và Nhân quyền ở Trung Quốc” của Đại học Melbourne.
Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2015/7/14/312430.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/7/16/151580.html
Đăng ngày 04-08-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.