Bài viết của một học viên Pháp Luân Công ở Washington D.C

[MINH HUỆ 28-06-2015] Các học viên Pháp Luân Công ở Washington D.C cùng những người ủng hộ đã mít-tinh ở bên ngoài Đại sứ quán Trung Quốc vào ngày 26 tháng 6 năm 2015 để bày tỏ sự ủng hộ của mình với phong trào gần đây liên quan đến các nạn nhân của cuộc bức hại ở Trung Quốc. Những nạn nhân này đã đệ đơn khởi kiện Giang Trạch Dân, cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, người đã phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999.

2015-6-27-minghui-suejiang-dcreport-01--ss.jpg

Học viên Pháp Luân Công mít-tinh ở bên ngoài Đại sứ quán Trung Quốc ở Washington D.C vào ngày 26 tháng 6 năm 2015. Các chữ ở trên tấm áp phích nền xanh là: “Chấm dứt bức hại Pháp Luân Công ngay lập tức”

Làn sóng khởi kiện ở Trung Quốc

Theo Minh Huệ Net đưa tin, từ ngày 19 đến ngày 25 tháng 6 năm 2015, các học viên Pháp Luân Công cùng người nhà của họ đã gửi 13.109 đơn kiện Giang Trạch Dân.

Minh Huệ Net nhận được hơn 9.700 đơn kiện kể từ đầu tháng 5 đến ngày 18 tháng 6 năm 2015, đơn kiện được gửi đến từ hơn 1.400 huyện thị thuộc 29 tỉnh thành. Các đơn kiện này cáo buộc Giang Trạch Dân tội phát động, đẩy mạnh, và duy trì cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc.

Không chỉ có các học viên ở Trung Quốc, mà các học viên đã ra khỏi Trung Quốc hiện đang sống ở 18 quốc gia trên thế giới cũng đệ đơn khởi kiện. Các học viên khởi kiện Giang Trạch Dân hiện đang sống ở Hoa Kỳ, Canada, Úc, Pháp, Anh, Malaysia, Thái Lan, Nhật Bản, và các quốc gia khác.

Các đơn khởi kiện này được gửi lên Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao ở Bắc Kinh, Trung Quốc trước khi được thông báo tới Minh Huệ Net.

Bảy học viên ở Washington D.C đệ đơn kiện

Trong buổi lễ mít-tinh, bảy học viên đến từ vùng Greater Washington D.C đã đọc và công bố bản sao của đơn kiện mới đây của họ.

2015-6-27-minghui-suejiang-dcreport-03--ss.jpg

Các học viên Pháp Luân Công gồm ông Trương Tuệ Đông, bà Mã Xuân Mai, bà Vương Cầu Oánh, bà Vu Kính, bà Vương Xuân Vinh, bà Vương Xuân Anh, và bà Lưu Gia Ngưng

Cựu chủ tịch thành phố Hà Trạch khởi kiện

Bà Lưu Gia Ngưng, cựu chủ tịch thành phố Hà Trạch thuộc tỉnh Sơn Đông, đã chia sẻ tại buổi mít-tinh về việc bà bị bức hại bởi đức tin vào Pháp Luân Công.

Bà liệt kê một danh sách dài những hình thức bức hại mà bà phải chịu đựng, bao gồm bị bắt, giam giữ, bỏ tù, cưỡng bức lao động, tra tấn, tẩy não, lục soát nhà, tịch thu tài sản cá nhân, và bị tống tiền.

Bên cạnh nỗi đau về thể xác mà bà phải chịu đựng, việc tra tấn về tinh thần cũng để lại không ít tổn thương nghiêm trọng. Công an thành phố Tế Nam đã giam bà trong một trung tâm tẩy não vào tháng 10 năm 2000. Các lính canh tra tấn các học viên vào mỗi buổi tối, tiếng đánh đập và chửi rủa có thể nghe thấy ở khắp mọi nơi trong trung tâm này. Mặc dù bà đã được thả ra sau 37 ngày bị giam giữ, nhưng công an vẫn tiếp tục sách nhiễu bà.

Bà nói: “Nó cũng giống với những tội ác của Đức quốc xã, có nhiều bác sỹ và y tá đã mù quáng chấp hành mệnh lệnh của quan chức cấp trên, sau đó chối bỏ nhận trách nhiệm cho những hành vi của họ”.

“Nhưng không chỉ dừng lại ở đó. Một lượng rất lớn người dân Trung Quốc đã tham gia và vẫn đang tham gia vào cuộc đàn áp bức hại các học viên vô tội, dù là bị động hay chủ động.”

Như một lời cảnh bảo tới những kẻ chủ mưu hành ác trong cuộc bức hại này, bà nói: “Những người từng tham gia vào những tội ác của Đức quốc xã sau đó đều bị truy tố. Do đó, bất kỳ ai cho dù là vì chấp hành mệnh lệnh mà tham gia vào cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc cũng sẽ bị pháp luật phán quyết.”

Bà Vu Kính hòa vào làn sóng khởi kiện

2015-6-27-minghui-suejiang-dcreport-04--ss.jpg

Học viên Pháp Luân Công đến từ Lang Phường, bà Vu Kính

Bà Vu Kính, phó hiệu trưởng của một trường mẫu giáo ở Lang Phường, nhiều lần bị bắt giữ và tra tấn, cũng chia sẻ về trường hợp của mình trong buổi mít-tinh.

Trong khi bị giam giữ ở trong một trại giam vào tháng 9 năm 2002, các lính canh đã tát vào mặt bà, đánh đập bà, cấm bà ngủ, và ép buộc bà nghe các chương trình phát thanh với âm lượng lớn có nội dung phỉ báng Pháp Luân Công.

Để không bị các quan chức chính quyền bức hại thêm nữa, sau khi được trả tự do, bà và con gái đã chuyển đến Thượng Hải. Nhưng công an ở hai thành phố đó đã bắt tay với nhau và tiếp tục sách nhiễu bà.

“Không có một cuốn sách luật Trung Quốc nào, cũng như không hề có điều luật hay điều khoản nào được quy định trong Hiến pháp Trung Quốc cấm Pháp Luân Công. Quyền công dân của tôi cần phải được pháp luật bảo hộ, và quyết sẽ không bị Giang Trạch Dân và chính quyền của ông ta hủy hại,” bà Vu nói.

Bà cáo buộc Giang Trạch Dân tội cố ý sỉ nhục, phỉ báng, lạm dụng quyền lực, bắt giữ phi pháp, xâm phạm tự do tín ngưỡng, vu khống, và bẻ cong luật pháp nhằm trục lợi cá nhân.

Giang Trạch Dân không thể trốn tránh khỏi chịu trách nhiệm cho tội diệt chủng, tra tấn, và tội ác chống lại nhân loại

2015-6-27-minghui-suejiang-dcreport-02--ss.jpg

Bà Trần Yến Khanh phát biểu trong lễ mít-tinh

Bà Trần Yến Khanh, phát ngôn viên của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp ở Washington D.C, nói rằng Giang đã phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999 ở các cấp chính quyền trên toàn quốc.

“Giang đặt ra cách thức thực hiện bức hại Pháp Luân Công. Mật lệnh của ông ta là: Bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, và hủy hoại thân thể’ hay ‘nhổ tận gốc Pháp Luân Công trong vòng ba tháng’.”

Là người đứng đầu chính quyền Trung Quốc với quyền lực độc tài, Giang đã sử dụng các nguồn lực của Trung Quốc để tiến hành cuộc đàn áp. Các nguồn lực được phân bổ vào bộ máy công an, các văn phòng kiểm sát, tòa án, cảnh sát vũ trang, và quân đội.”

“Giang và chính sách bức hại của ông ta đã vi phạm luật pháp Trung Quốc cũng như luật pháp quốc tế. Ông ta phải chịu trách nhiệm cho tội diệt chủng, tra tấn, và các tội ác phản nhân loại,” bà Trần nói.

Luật sư nhân quyền ca ngợi lòng can đảm của các học viên

2015-6-27-minghui-suejiang-dcreport-05--ss.jpg

Luật sư nhân quyền Bành Vĩnh Phong phát biểu tại buổi lễ mít-tinh

Luật sư nhân quyền Bành Vĩnh Phong ca ngợi lòng can đảm của các học viên: “Cổ nhân Trung Quốc có câu: ‘Thiện hữu thiện báo, các hữu ác báo.’ Đây là nền tảng căn bản cho tất cả mọi quy luật trong xã hội của chúng ta.”

Anh nói mọi người có thể nhìn thấy rõ sự đối lập giữa sự thiện lương của các học viên Pháp Luân Công và sự tà ác của chế độ Cộng sản. “Đây là vấn đề sinh tử với tất cả chúng ta – không có khoảng trung gian giữa thiện và ác.”

Anh Phong nói rằng việc khởi kiện Giang sẽ giúp dân chúng nhìn thấy rõ ràng bản chất dối trá và thủ đoạn của Trung Cộng.

“Đây là một quá trình để hạ bỏ lớp vỏ ngụy trang hợp pháp của chính quyền này và vạch trần sự tà ác của nó, để người dân thoát khỏi sự lừa dối của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ),” anh nói.

Chủ tịch một tiểu ban của Quốc hội ủng hộ các học viên

2015-6-27-minghui-suejiang-dcreport-06--ss.jpg

Nghị sỹ Quốc hội ông Chris Smith, chủ tịch Tiểu ban Nhân quyền Toàn cầu và Tổ chức Quốc tế, phát biểu trong một phiên điều trần vào ngày 25 tháng 6 năm 2015 vừa qua, rằng ông ủng hộ việc khởi kiện Giang

Nghị sỹ Chris Smith, một thành viên cấp cao của Ủy ban Đối ngoại và là chủ tịch của Tiểu ban Nhân quyền Toàn cầu và Tổ chức Quốc tế, nói rằng ông ủng hộ làn sóng khởi kiện hình sự Giang Trạch Dân của người dân Trung Quốc.

Trong một phiên điều trần vào ngày 25 tháng 6 năm 2015 vừa qua, ông Smith nói: “Nhờ có lòng dũng cảm và bền bỉ của người dân Trung Quốc mà việc khởi kiện này đang được thực hiện, và việc duy trì phong trào này sẽ thúc đẩy dân chủ ở Trung Quốc và truy vấn trách nhiệm của Đảng và chính quyền Trung Cộng, đây là một việc làm có tác dụng cổ vũ nhân tâm rất lớn, bởi rất nhiều người trong số họ…có thể bị trả thù theo các này hay cách khác, nhưng họ vẫn có thể kiên trì.”

“Thế giới phương Tây, thế giới tự do, toàn thế giới đều ủng hộ họ, thời thời khắc khắc đều nói: ‘Chúng tôi ủng hộ các bạn.’”

Bối cảnh

Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là Tổng Bí thư ĐCSTQ, bất chấp sự phản đối của các ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khác, đã phát động cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công.

Cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 16 năm qua. Nhiều người bị tra tấn bởi niềm tin của họ và thậm chí bị giết để cướp nội tạng. Giang Trạch Dân và đồng phạm phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc đàn áp tàn bạo này.

Dưới sự chỉ đạo cá nhân của Giang, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, “Phòng 610”, vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng công an và hệ thống tư pháp trong việc thi hành chỉ đạo của Giang đối với Pháp Luân Công theo chính sách: bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.

Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền đệ đơn kiện hình sự truy tố kẻ cựu độc tài Giang.


Bản tiếng Hán: www.minghui.org/mh/articles/2015/6/28/311580.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/7/2/151359.html

Đăng ngày 24-07-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share