Bài viết của phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc
[MINH HUỆ 19-06-2015] Ít nhất 45 học viên Pháp Luân Công ở huyện Lý, tỉnh Hà Bắc đã khởi kiện hình sự Giang Trạch Dân, cựu Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Ngày 7 tháng 6 năm 2015, các đơn kiện của các cá nhân đã được nộp lên Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao.
Các học viên khởi kiện Giang Trạch Dân vì đã ra lệnh đàn áp Pháp Luân Công vào năm 1999, khiến các học viên tu luyện theo pháp môn này bị bắt giữ, bỏ tù, tra tấn, và bị vắt kiệt tài chính. Ngoài ra, hàng nghìn học viên được xác nhận đã qua đời do bị tra tấn và những ngược đãi khác.
Từ chối nhận hoặc chuyển phát đơn kiện
Khi làn sóng mới các vụ kiện Giang Trạch Dân tăng lên mỗi ngày, các quan chức đã chỉ đạo một số dịch vụ chuyển phát nhanh không chuyển phát đơn kiện tới những cơ quan tương ứng.
Trong một số trường hợp, Tòa án Nhân dân Tối cao đã từ chối tiếp nhận đơn kiện của các học viên. Theo một học viên ở huyện Lý, đơn kiện của ông bị Tòa án Nhân dân từ chối hai lần.
Bất chấp những trở ngại trong việc gửi đơn kiện, các học viên đã thay đổi chiến thuật, chẳng hạn dùng dịch vụ bưu điện thông thường để chuyển phát các đơn kiện của họ.
Một người dân qua đời do bị tra tấn
Bà Vương Mạnh Cần, vợ ông Ngô Thụy Tường, đã đệ đơn khởi kiện hình sự Giang Trạch Dân.
Ông Ngô Thụy Tường, một người dân ở huyện Lý, đã qua đời ngay sau khi được trại lao động cưỡng bức Hàm Đan trả tự do vào tháng 9 năm 2012.
Tháng 4 năm 2012, ông Ngô bị bắt và bị kết án một năm lao động cưỡng bức. Các lính canh đã sốc ông bằng dùi cui điện, buộc ông ngồi trên “ghế đẩu nhỏ” trong thời gian dài, và ép ông uống thuốc phá hủy thần kinh. Ông được thả ra khi sắp hấp hối và đã qua đời ngay sau khi trở về nhà.
Ông Ngô Thụy Tường
Mẹ vợ của ông Ngô, cũng phải chịu áp lực lớn từ cuộc đàn áp, và đã qua đời ngay sau khi ông bị bắt.
Bài liên quan: Người dân làng lương thiện bị bức hại đến chết ở trại cải tạo lao động Hàm Đan
Bốn học viên bị kết án tù
Tháng 9 năm 2007, cảnh sát đã bắt giữ ba học viên và ngụy tạo bằng chứng trình ra trước phiên tòa.
Bà Thôi Thụ Mỹ và bà Thôi Tiểu Tiên đã bị kết án ba năm tù, bà Phùng Văn Trân bảy năm tù. Họ đã kháng cáo lên tòa án cấp cao hơn, tuy nhiên phán quyết đã được giữ nguyên sau khi cảnh sát ngụy tạo thêm bằng chứng.
Chồng bà Phùng, ông Triệu Hiểu Xương, đã công khai lên tiếng cho bà. Để bịt miệng ông, cảnh sát đã bắt ông vào tháng 9 năm 2009. Ông bị kết án hai năm tù giam và bị tra tấn.
Một nhóm gồm 14 học viên bị bắt giữ
Vào ngày 23 tháng 9 năm 2000, các nhà chức trách huyện Lý đã huy động gần như toàn bộ lực lượng cảnh sát huyện để bắt giữ 14 học viên. Cảnh sát đã đưa sáu học viên nữ đến trại lao động cưỡng bức Thạch Gia Trang và hai trong số các học viên nam đến trại lao động cưỡng bức Cao Dương.
Bị bức hại tàn nhẫn
Kể từ khi bắt đầu cuộc đàn áp, bà Triệu Lệ Mai đã bị bắt bảy lần, bị giam tám lần, bị kết án lao động cưỡng bức khoảng một năm, bị tẩy não, và tra tấn đến gần chết. Cánh tay phải của bà đã phải bị cắt bỏ.
Cảnh sát đã sách nhiễu và đe dọa bà Triệu nhiều lần vì bà tu luyện, gây ra sự đau khổ cùng cực cho bà. Dưới áp lực của cuộc đàn áp cùng sự sách nhiễu của cảnh sát, chồng bà đã li dị bà, con dâu của bà bị sảy thai.
Người đàn ông tàn tật bị đánh đập, giam giữ và tra tấn
Vào ngày 18 tháng 10 năm 2007, ảnh sát đã bắt ông Trịnh Vinh Xương, một người bị tàn tật. Họ đánh đập và tra tấn ông tại một trại tạm giam trong ba tuần. Sau đó, ông bị chuyển đến một trung tâm tẩy não và bị tra tấn trong hai tuần nữa.
Bối cảnh
Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã bỏ ngoài tai ý kiến của các ủy viên thường vụ Bộ Chính trị và thi hành cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công.
Cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 16 năm qua. Nhiều người bị tra tấn bởi niềm tin của họ và thậm chí bị giết để cướp nội tạng. Giang Trạch Dân phải chịu trách nhiệm trực tiếp về việc phát động và duy trì cuộc đàn áp tàn bạo này.
Dưới sự chỉ đạo cá nhân của Giang Trạch Dân, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, Phòng 610, vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng công an và tòa án trong việc thi hành chỉ đạo của Giang Trạch Dân đối với Pháp Luân Công theo chính sách: bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.
Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền này để đệ đơn kiện hình sự truy tố nhà cựu độc tài.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/6/19/311109.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/7/1/151345.html
Đăng ngày 17-07-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.