Bài viết của một học viên ở Singapore
[MINH HUỆ 18-04-2015] Các học viên Pháp Luân Công ở Singapore mới đây đã tụ họp tại công viên Hồng Lâm để tổ chức lễ kỷ niệm đánh dấu 16 năm sự kiện 10 nghìn học viên Pháp Luân Công cùng đến thỉnh nguyện ôn hòa tại Bắc Kinh ngày 25 tháng 04 năm 1999.
Tại lễ mít tinh ở Singapore, các học viên đã phân phát các tờ rơi, dựng các tấm bảng thông tin về cuộc đàn áp tàn bạo Pháp Luân Công của chế độ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Họ cũng đã thu thập chữ ký thỉnh nguyện kêu gọi chấm dứt tội ác mổ cướp nội tạng sống được nhà nước hậu thuẫn của Trung Quốc, và một số lượng lớn các học viên đã cùng luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công. Lễ mít tinh được tổ chức vào ngày 14 tháng 04 năm 2015.
Ngày 25 tháng 04 năm 1999, hơn 10 nghìn học viên Pháp Luân Công đã tập hợp một cách yên lặng tại Bắc Kinh để yêu cầu chính phủ tái khẳng định quyền được tự do tu luyện của họ và thả các học viên đã bị bắt giam trước đó ở Thiên Tân. Sau đó, hơn 10 nghìn người này cũng đã yên lặng rời đi ngay trong ngày, sau khi thủ tướng Chu Dung Cơ gặp các đại diện của Pháp Luân Công. Ông Chu đã đồng ý thả các học viên ở Thiên Tân ra và đảm bảo rằng chính phủ không phản đối Pháp Luân Công.
Buổi thỉnh nguyện tập thể này đã được các phương tiện truyền thông quốc tế đưa tin một cách rộng rãi, khiến dư luận quốc tế chú ý đến Pháp Luân Công. Tuy nhiên, ngay sau đó, Giang Trạch Dân, người đứng đầu ĐCSTQ lúc bấy giờ, đã phát động cuộc đàn áp tàn bạo lên Pháp Luân Công.
Vì thế buổi thỉnh nguyện ôn hòa ngày 25 tháng 04 này đã đánh dấu 16 năm phản bức hại phi bạo lực của Pháp Luân Công
Các học viên tại Singapore luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công tập thể
Khách du lịch và người qua đường đã dừng lại để tìm hiểu câu chuyện đằng sau sự kiện. Nhiều người đã ký tên thỉnh nguyện kêu gọi chấm dứt tội ác mổ cướp nội tạng sống được nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn từ các tù nhân lương tâm, mà phần lớn nạn nhân trong số họ là các học viên Pháp Luân Công. Ông Trần, 74 tuổi, một nhà văn theo phong cách tự do và cũng là một phóng viên đã nghỉ hưu, đã dõi theo buổi luyện công tập thể của các học viên và quan sát sự kiện này, ông nói: “Thật ôn hòa và cảm động. Các học viên Pháp Luân Công rất có kỷ luật.”
“Trung Quốc là một quốc gia cộng sản. Chế độ cầm quyền độc tài này đưa ra những điều lệnh và muốn những người dân của mình tuân theo mà không được phép hỏi. Không có sự tự do. Mặc dù vậy, vào ngày 25 tháng 04 năm 1999, các học viên Pháp Luân Công đã đứng lên yêu cầu chính phủ Trung Quốc tái khẳng định lại quyền tự do luyện tập của mình. Thật là xuất sắc!”
“Pháp Luân Công là có lợi cho sức khỏe và tâm linh của con người. Nó rất tốt!”
“Mổ cướp nội tạng sống thật không thể tin được! Thật kinh khủng!”
Một cặp vợ chồng trẻ tuổi đến từ tỉnh Sơn Tây đã lắng nghe một học viên giải thích, cả hai đều đồng ý thoái khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên đới với nó.
Người đàn ông trẻ tuổi nói: “Chúng tôi thường vào trang web Minh Huệ (Minghui.org), xem đài truyền hình Tân Đường Nhân, và trang web của thời báo Đại Kỷ Nguyên, do đó đã tìm hiểu được rất nhiều điều mà chúng tôi không thể thấy được ở Trung Quốc. Chúng tôi đã biết được rằng vụ tự thiêu ở Thiên An Môn là một trò lừa bịp được dàn dựng. ĐCSTQ thực hiện việc này để khiến cho người dân thù hận Pháp Luân Công.”
Anh đã rất ấn tượng khi thấy rất nhiều học viên luyện công cùng nhau và nói rằng anh rất hứng thú muốn tìm hiểu thêm về Pháp Luân Công
Rất nhiều người đến từ khắp nơi trên thế giới đã ký tên thỉnh nguyện kêu gọi chấm dứt nạn mổ cướp nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công và các tù nhân lương tâm khác ở Trung Quốc.
Ông John Muray, một doanh nhân đến từ Bắc Ireland, đã dừng lại để tìm hiểu thêm. Cảm thấy thật kinh hoàng, ông đã ký tên thỉnh nguyện. Ông nói: “Ngay cả nếu nó chỉ xảy ra với một người thôi, thì nó cũng phải chấm dứt. Số lượng học viên đã bị giết hại để lấy nội tạng thật khiến người ta sửng sốt.“
Hai nghệ sĩ là Lidia Vitkovskaya và Denis Mikhaylov đến từ Moscow, đã bị thu hút bởi tấm biểu ngữ lớn mang dòng chữ: “Chấm dứt mổ cướp nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc.” Bà Vitkovskaya cho biết đây là lần đầu tiên bà được nghe nói đến vấn nạn này. Bà đã ký tên thỉnh nguyện không một chút do dự. Cả hai đều đã dành những khen ngợi cho các bức tranh phơi bày cuộc bức hại của ĐCSTQ.
Carlos Jimenez và Catalina Fonnegra – hai vị khách du lịch đến từ Colombia, cho hay, họ hy vọng những chữ ký của họ sẽ giúp ngăn chặn được [tội ác] tàn bạo này.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/4/18/307705.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/4/19/149792.html
Đăng ngày 27-04-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.