Bài viết của một phóng viên Minh Huệ từ tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 23-02-2015] Bà Lưu Thục Viện, một học viên Pháp Luân Công 62 tuổi đến từ Thiết Lĩnh, tỉnh Liêu Ninh nói: “Lính canh nhà tù không cho tôi ngủ. Họ ép tôi uống thuốc, đánh đập tôi hàng ngày và sát muối vào những vết thương của tôi. Tôi cảm thấy mỗi khi nhớ lại sự tra tấn này thì giống như lại xé rách những vết thương của bản thân mình.”

Bà Lưu bị kết án trái phép năm năm tù vì niềm tin của bà vào Pháp Luân Công sau khi bị bắt vào ngày 03 tháng 08 năm 2001. Phần tường thuật của bà về việc tra tấn tại nhà tù nữ Liêu Ninh trong suốt năm năm tù cung cấp một cái nhìn sơ lược về sự tàn bạo của cuộc đàn áp Pháp Luân Công do Đảng Cộng sản Trung Quốc gây nên.

Theo bà Lưu, ngoài việc phải lao động nặng nhọc từ 5 giờ 30 sáng tới 10 giờ tối, bà bị cấm ngủ và trở thành đối tượng của những phiên tẩy não nhằm bắt bà từ bỏ Pháp Luân Công. Bà không được cung cấp đủ thức ăn và cũng không được mua thêm thức ăn. Mọi chuyến thăm của gia đình đều bị từ chối.

Bốn tù nhân thay phiên nhau giám sát bà. Họ chửi mắng và làm nhục bà.

Tra tấn dẫn đã đến hậu quả là bà Lưu bị huyết áp cao và chóng mặt. Sau này bà mới biết rằng các tù nhân đã bỏ những loại thuốc không rõ nguồn gốc vào thức ăn của bà.

Vì cự tuyệt từ bỏ niềm tin của mình nên bà là mục tiêu bị tăng cường tra tấn. Các tù nhân đã buộc bà ngồi xổm từ 6 giờ 30 phút sáng tới 9 giờ tối kể từ tháng 07 năm 2005.

Sau khi bị cấm sử dụng nhà vệ sinh trong hơn 12 tiếng, bà đã làm ướt quần của mình và bị các tù nhân kéo vào nhà vệ sinh đánh đập. Họ từ chối cho bà thay quần.

Chín tù nhân đã lột quần áo của bà, đánh đập và cấu véo khắp cơ thể bà. Họ dán miệng bà lại. Bà bị ngất đi và sau khi bà tỉnh thì lại bị họ tiếp tục đánh đập. Hai tù nhân giữ cánh tay của bà trong khi những người khác đánh bà bằng giày, chổi và móc quần áo. Họ đẩy bà xuống đất và nói: “Hãy tự đứng lên, nếu không thì chúng tôi sẽ coi như bà chịu thua [từ bỏ Pháp Luân Công]!”

Bà gắng sức đứng lên và các lính canh lại tiếp tục đánh đập bà. Họ đã sát muối vào các vết thương trên khắp cơ thể bà. Để ngăn không cho người khác trông thấy, các lính canh chỉ cho bà sử dụng phòng vệ sinh khi không có ai ở đó và bị hai tù nhân giám sát.

Trong hai tuần, họ đã đánh đập bà mỗi ngày và không cho phép bà tắm cũng như thay quần áo, mặc dù đang là mùa hè nóng nực. Các vết thương ở mắt, mũi và mặt phải mất nhiều tháng mới phục hồi. Trong khi đánh đập bà, vài tù nhân còn giật rụng từng mảng tóc của bà, đe dọa sẽ làm đầu bà bị hói.

Bà sụt hơn 15 cân. Bà đã rất yếu, cảm thấy chóng mặt và khó thở.

Các tù nhân cũng đe dọa bức thực bà bằng nước muối tiêu và trộn giấy vệ sinh vào thức ăn của bà.

Bà Lưu nói: “Họ sẽ thử bất cứ điều gì mà họ có thể nghĩ ra.”

Các tù nhân một lần đã thú nhận với bà: “Chúng tôi chỉ làm theo mệnh lệnh từ các lính canh. Họ bảo chúng tôi, nếu bà chết, chúng tôi có thể chỉ cần nói rằng bà chết do một cơn đau tim.”

Những bức hại trước đó

Bà Lưu đã tu luyện Pháp Luân Công được hai năm trước khi cuộc đàn áp diễn ra vào năm 1999. Do đã được trải nghiệm những cải thiện to lớn về sức khỏe nhờ môn tập nên bà đã thỉnh nguyện phản đối lệnh cấm và đã bị bắt hai lần, bị kết án hai năm lao động cưỡng bức.

Bà đã bị luân chuyển giữa ba trại lao động tại ba thành phố giữa năm 1999 và 2000.

Khi bị giam tại Trại lao động cưỡng bức Liêu Dương, bà đã bị bắt phải lao động cường độ cao, bao gồm cả đào hố trồng cây và làm đồ thủ công tới ba giờ sáng. Bà không được phép ngủ nếu như chưa hoàn thành chỉ tiêu của mình. Bà cũng làm việc trong một nhà máy xi măng, nơi mà tầm nhìn chưa tới năm mét. Không có thiết bị bảo vệ hô hấp nào được cung cấp.

Khi Trại lao động cưỡng bức Liêu Dương đóng cửa, bà đã bị chuyển tới Trại lao động cưỡng bức khét tiếng Mã Tam Gia.

Trong vòng sáu tháng sau khi được thả, cảnh sát vẫn tiếp tục theo dõi và sách nhiễu bà.

Trong cuộc bắt giữ bà vào tháng 08 năm 2001, cảnh sát đã lục soát nhà bà. Bà bị cấm ngủ và bị treo trên tường trong trại tạm giam. Cảnh sát cũng khóa bà vào một cái ghế và trong một cái lồng nhỏ, nơi mà bà không thể đứng thẳng hoặc ngồi xuống. Khi bà tuyệt thực để phản đối việc lạm dụng, bà đã bị cảnh sát bức thực.

f0eebc1bbacd66e62c2d6c0d3fa3a9ea.jpg

Tái hiện tra tấn: Bức thực


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/2/23/305489.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/3/3/149177.html

Đăng ngày 19-04-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share