Bài viết của phóng viên Báo Minh Huệ Hà Vũ

[MINH HUỆ 24-01-2014] Tổ chức Thế giới điều tra bức hại Pháp Luân Công (WOIPFG) đã điều tra các tổ chức và cá nhân dính líu đến tội ác thu hoạch nội tạng các học viên Pháp Luân Công đang còn sống, từ khi tội ác này ở Trung Quốc bị phơi bày năm 2006. Gần đây WOIPFG đã công bố danh sách 865 bệnh viện và 9.500 chuyên gia y tế có liên quan.

Cuộc điều tra tiết lộ rằng từ sau năm 1999 số các bệnh viện và ca ghép tạng đã tăng mạnh, trùng với thời điểm Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động chiến dịch bức hại Pháp Luân Công. Ít nhất 865 bệnh viện đã nhanh chóng mở rộng hoặc triển khai hoạt động cấy ghép tạng. Các bệnh viện này phân bố ở 22 tỉnh, 05 khu tự trị và 04 thành phố trực thuộc trung ương của Trung Quốc.

Theo thông tin được cung cấp trên các trang web của các bệnh viện Trung Quốc và các bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí y học, đến tháng 09 năm 2014, những bệnh viện này đã thực hiện cấy ghép ít nhất 176.267 quả thận, 40.170 lá gan và 137.294 giác mạc.

Báo cáo này mới chỉ phơi bày một phần của tảng băng. Nhiều bệnh viện không báo cáo tổng số ca ghép tạng của họ. Các bệnh viện quân y coi các thông tin này là bí mật quân sự và không hề công khai những thông tin như vậy.

Từ năm 2006, dưới áp lực của cộng đồng quốc tế, chế độ Cộng sản đã thừa nhận việc thu hoạch nội tạng từ các tử tù. Nhưng số các vụ án tử hình giảm qua các năm, không tương thích với số ca ghép tạng tăng theo cấp số nhân kể từ năm 2000. Hệ thống hiến tạng tự nguyện của Trung Quốc bắt đầu thử nghiệm từ năm 2010. Chỉ có vài ca hiến tự nguyện. Hệ thống đăng ký hiến tạng tự nguyện đầu tiên bắt đầu hoạt động vào tháng 3 năm 2014. Nguồn gốc của phần lớn tạng để cấy ghép ở Trung Quốc vẫn là một ẩn số.

Cựu trưởng ban Y tế của Tổng cục Hậu cần Quân đội Giải phóng Trung Quốc, Bạch Thư Trung, nói trong một cuộc điện thoại rằng lệnh giết các học viên Pháp Luân Công và thu hoạch nội tạng của họ đến từ Giang Trạch Dân, nguyên Bí thư Đảng Cộng sản.

“Lúc đó là từ Chủ tịch Giang”, ông Bạch nói, “nhiều người trong số chúng tôi đã làm rất nhiều việc để tận diệt Pháp Luân Công. Công bằng mà nói, ghép thận không chỉ giới hạn trong [các bệnh viện] quân y”. Bản ghi âm cuộc gọi đã được WOIPEG công bố vào tháng 09 năm 2014.

Số ca ghép là một con số khổng lồ và nhiều cuộc phẫu thuật được thực hiện cùng lúc

Cơ quan đăng ký ghép gan Trung Quốc báo cáo rằng đến năm 2010, Trần Trung Dương và đồng nghiệp của ông ta ở Bệnh viện Số 1 Thiên Tân và Bệnh viện Đa khoa Công an vũ trang đã thực hiện 6.270 ca ghép gan. Nhưng từ năm 1994 đến 1999 ông ta chỉ thực hiện 10 ca phẫu thuật như vậy.

Đến tháng 12 năm 2013, Trung tâm ghép tạng của Bệnh viện Đệ Nhất thuộc Đại học Trung Sơn đã thực hiện hơn 4.000 ca ghép thận và 1.500 ca ghép gan. Bệnh viện Đệ Nhất thuộc Đại học Giao Thông Tây An đã thực hiện hơn 3.700 ca ghép thận và hướng dẫn 23 bệnh viện ở 13 tỉnh thực hiện hơn 10.000 ca ghép thận trong cùng thời gian.

Đến tháng 05 năm 2013, Bệnh viện Đệ Nhất thuộc Đại học Chiết Giang thực hiện hơn 3.200 ca ghép thận, gấp 07 lần năm 1999, và đến tháng 07 năm 2014 đã thực hiện hơn 1.500 ca ghép gan.

Vào ngày 06 tháng 03 năm 2014, tờ Tin nhanh Đông Nam đưa tin rằng giám đốc Dương Nghị và 16 bác sỹ phẫu thuật của ông ta ở Khoa phẫu thuật Gan của Bệnh viện Đa khoa Phúc Châu thuộc Khu quân sự Nam Kinh thực hiện năm ca ghép gan trong vòng 17 giờ vào ngày 18 tháng 02 năm 2014.

Theo ông Dương Nghị, bác sỹ phẫu thuật chính, đồng thời là trưởng khoa, năm bệnh nhân đã đợi để có được gan tại bệnh viện. Năm người hiến đã chết cùng ngày, và tất cả năm lá gan đã được ghép thành công trong 17 giờ.

Ngày 14 tháng 03 năm 2006, tờ Nhật báo Quảng Châu đưa tin rằng các nhà báo đã chứng kiến các ca phẫu thuật của năm ca ghép thận và gan tại Bệnh viện Đệ Nhất của Đại học Trung Sơn. Kỷ lục tại trung tâm ghép là 19 ca ghép thận và 06 ca ghép gan trong một ngày.

Cuộc điều tra tiết lộ rằng Tổng cục Hậu cần của Quân đội giải phóng Nhân dân đã xây dựng một kho dữ liệu trung tâm cho ngân hàng nội tạng sống. Kho dữ liệu bao gồm thông tin nhận dạng các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ và các thông tin liên quan khác, như nhóm máu.

Tổng cục Hậu cần chịu trách nhiệm về an ninh của các trại bí mật, nơi giam giữ các tù nhân, quản lý nguồn tạng của bệnh viện, cũng như vận chuyển tạng, ghi chép sổ sách và an ninh. Các Bệnh viện quân sự và công an là đối tượng tham gia chính trong lĩnh vực cấy ghép, nhưng đôi khi họ bán nội tạng cho các bệnh viện dân sự, để thu hút bệnh nhân nước ngoài đồng thời thu về khoản lợi nhỏ.

Một bác sỹ quân đội làm việc cho Cục Hậu cần của Khu Quân sự Thẩm Dương nói với truyền thông nước ngoài: “Do có nguồn tạng sống khổng lồ, con số các ca ghép tạng thật ở Trung Quốc ít nhất cũng gấp ba lần con số được truyền thông nhà nước công bố. Nếu chính phủ nói là 30.000 vụ một năm, con số thật có thể là 110.000 một năm.” Ông cũng nói rằng kể từ năm 2000, Trung Quốc là trung tâm của mạng lưới toàn cầu và đã cung cấp hơn 85% tạng cho hoạt động cấy ghép trên thế giới.

Nhiều người hiến khỏe mạnh, nội tạng tốt và thời gian đợi ngắn

“Thời gian thiếu máu cục bộ ấm” là chỉ thời gian mà một nội tạng, mô hay một phần cơ thể vẫn còn ở nhiệt độ cơ thể sau khi lượng máu cung cấp bị giảm hay bị cắt trước khi được làm lạnh hay tái kết nối với một nguồn cung máu khác. Giảm thiểu thời gian thiếu máu cục bộ ấm sẽ có được nguồn tạng có chất lượng hơn và tỷ lệ ca ghép thành công cao hơn.

Bệnh viện thuộc Khoa Y Nam Kinh chỉ ra rằng thời gian thiếu máu cục bộ ấm của 120 gan được hiến cho cấy ghép từ 2005 đến 2007 là từ 0 đến 10 phút, thấp hơn mức trung bình 4 phút.

Bệnh viện Đa khoa Pháo binh Số 2 chỉ ra rằng thời gian thiếu máu cục bộ ấm của 103 gan từ những người hiến trẻ khỏe từ năm 2004 đến 2007 là từ 0 đến 5 phút. Thời gian thiếu máu cục bộ ấm của 240 lá gan, hiến ở Bệnh viện Trường Chinh của Đại học Quân y số 2 ở Thượng Hải từ năm 2001 đến 2004 là từ 0 đến 8 phút. Điều này cho thấy gan bị lấy đi từ người hiến đang còn sống, những người bị giết trong quá trình đó.

Các bệnh viện này cho biết thời gian đợi để có được tạng là ngắn, và thậm chí ghép khẩn cấp cũng có thể thực hiện được. Trong số 120 ca ghép gan ở Bệnh viện Trường Chinh của Đại học Quân y số 2 Thượng Hải từ 2003 đến 2006, người nhận tạng là các bệnh nhân bị tiểu đường nghiêm trọng với tuổi thọ trung bình chỉ còn ba ngày. Một người nhận đã được ghép thận chỉ sau bốn tiếng kể từ khi được đưa đến phòng cấp cứu.

Từ tháng 01 năm 2000 đến tháng 12 năm 2004, Bệnh viện Số 1 thuộc Khoa Y của Đại học Chiết Giang thực hiện 46 ca ghép gan khẩn cấp. Tất cả 46 bệnh nhân cần ghép chỉ phải đợi không đến 72 tiếng đồng hồ.

Bệnh viện Các bệnh về thận Vân Nam thông báo trên trang web của mình rằng, nó là “một bệnh viện ghép tạng mà người hiến tìm người nhận,” “đảm bảo tìm được thận khỏe mạnh trong thời gian ngắn nhất,” “cung cấp nội tạng với thời gian thiếu máu cục bộ ấm ngắn nhất,” và “thực hiện ghép tạng mỗi tuần.” Nó thậm chí còn đưa ra cam kết rằng “nếu [ca ghép] không thành công, bệnh nhân sẽ được ghép lại cho đến khi thành công.”

Những cam kết như vậy được đưa ra trên cơ sở số lượng người hiến khổng lồ. Chúng hàm ý rằng các bệnh viện ghép tạng ở Trung Quốc giết người theo nhu cầu.

Phần lớn các Bệnh viện triển khai hoạt động cấy ghép sau năm 1999 vì lợi nhuận khổng lồ

Vô số các bệnh viện và cơ sở y tế ở Trung Quốc đã bắt đầu hoặc mở rộng hoạt động ghép tạng sau khi chế độ Cộng sản khởi động cuộc bức hại Pháp Luân Công năm 1999.

Trung tâm ghép tạng của Đại học Bắc Kinh được thành lập vào tháng 10 năm 2001. Nó đã thực hiện ghép gan, thận, tụy, tim, giác mạc và tủy. Đến tháng 09 năm 2013, nó đã thực hiện cấy ghép gần 2.000 quả thận và hơn 900 lá gan. Viện ghép tạng của Công an vũ trang được thành lập vào tháng 04 năm 2002. Đến tháng 05 năm 2014 đã thực hiện ghép gần 2.000 lá gan và 1.000 quả thận.

Các Bệnh viện liên quan đến thu hoạch nội tạng đã thu được khoản lợi kếch xù. Bệnh viện 309 có tên là “Trung tâm ghép tạng Quân đội” thuộc Tổng cục Hậu cần của Bộ Y tế, chứng kiến doanh thu tăng vọt từ 30 triệu Nhân dân tệ vào năm 2006 đến 230 triệu Nhân dân tệ vào năm 2010.

Bệnh viện Đại Bình, thuộc Đại học Quân y số 3, chứng kiến doanh thu tăng tăng vọt từ 36 triệu Nhân dân tệ vào năm 1999 đến 900 triệu vào năm 2009, tăng khoảng 25 lần.

Giáo sư Arthur Caplan, cựu Giám đốc Trung tâm Đạo đức sinh học tại Đại học Pennsylvania, nói rằng “nỗi hổ thẹn của nhân loại” là để cho “việc giết người theo nhu cầu” để thu hoạch nội tạng diễn ra thường xuyên ở Trung Quốc và đã kéo dài hơn một thập kỷ.

Danh sách điều tra

Các chuyên gia y học tham gia mổ nội tạng từ các tù nhân lương tâm đang còn sống bao gồm các bác sỹ, y tá, bác sỹ gây mê và nhiều người khác.

100 bệnh viện quân đội và bệnh viện công an vũ trang dính líu đến cưỡng bức thu hoạch nội tạng sống là:

Các bệnh viện quân y chịu sự quản lý trực tiếp của Ủy ban Quân sự Trung Ương

  1. Bệnh viện đa khoa PLA (Quân Giải phóng Nhân dân)
  2. Bệnh viện Đệ nhất (Bệnh viện 304) thuộc Bệnh viện Đa khoa PLA
  3. Bệnh viện PLA 309

Bệnh viện Đa khoa thuộc các chi nhánh quân đội khác nhau

  1. Bệnh viện Đa khoa Hải quân PLA
  2. Bệnh viện Đa khoa Không lực PLA
  3. Chi nhánh Bệnh viện Đa khoa Tên lửa PLA

Các bệnh viện thuộc các Trường đại học quân đội

  1. Bệnh viện miền Nam thuộc Đại học Y miền Nam (Nguyên là Bệnh viện Số 1 thuộc Đại học Quân y số 1).
  2. Bệnh viện Chiết Giang thuộc Đại học y miền Nam (Nguyên là Bệnh viện số 2 thuộc Đại học Quân Y số 1)
  1. Bệnh viện Trường Chinh thuộc Đại học Quân y số 2 PLA
  2. Bệnh viện Thượng Hải thuộc Đại học Quân y số 2
  3. Bệnh viện Phẫu thuật Gan Đông phương thuộc Đại học Quân y số 2.
  4. Bệnh viện Đại Bình thuộc Đại học Quân y số 3
  5. Bệnh viện Tây Nam thuộc Đại học Quân y số 3
  6. Bệnh viện Tân Kiều thuộc Đại học Quân y số 3
  7. Bệnh viện Tây Kinh thuộc Đại học Quân y số 4.
  8. Bệnh viện Đường Đô thuộc Đại học Quân y số 4

Các Bệnh viện đa khoa trong các khu Quân sự

  1. Bệnh viện Đa khoa Khu Quân sự Bắc Kinh
  2. Bệnh viện Đa khoa Khu Quân sự Nam Kinh ở Nam Kinh
  3. Bệnh viện Đa khoa Khu Quân sự Nam Kinh ở Phú Châu
  4. Bệnh viện Đa khoa Khu Quân sự Quảng Châu ở Quảng Châu
  5. Bệnh viện Đa khoa Khu Quân sự Quảng Châu ở Vũ Hán
  6. Bệnh viện Đa khoa Khu Quân sự Tế Nam
  7. Bệnh viện Đa khoa Khu Quân sự Thẩm Dương
  8. Bệnh viện Đa khoa Khu Quân sự Thành Đô
  9. Bệnh viện Đa khoa Khu Quân sự Lan Châu ở Lan Châu
  10. Bệnh viện Đa khoa Khu Quân sự Lan Châu ở Tân Cương
  11. Bệnh viện Đa khoa Khu Quân sự Thành Đô ở Côn Minh
  12. Bệnh viện Đa khoa Khu Quân sự Tây Tạng

Khu Quân sự Bắc Kinh

  1. Bệnh viện PLA 302
  2. Bệnh viện PLA 307
  3. Bệnh viện PLA 281
  4. Bệnh viện thuộc Viện nghiên cứu y học Hàng không Không quân.
  5. Bệnh viện Nhi Bát Nhất thuộc Bệnh viện Đa khoa Quân y Bắc Kinh
  6. Bệnh viện PLA 254
  7. Bệnh viện Không lực PLA ở Thiên Tân (Bệnh viện 464)
  8. Bệnh viện PLA 251
  9. Bệnh viện Hữu nghị quốc tế Bethune PLA
  10. Bệnh viện PLA 322
  11. Bệnh viện PLA 264

Khu Quân sự Nam Kinh

  1. Bệnh viện PLA 117
  2. Bệnh viện PLA 81
  3. Bệnh viện PLA 180
  4. Bệnh viện PLA 101
  5. Bệnh viện PLA 97
  6. Bệnh viện PLA 174
  7. Bệnh viện PLA 175
  8. Bệnh viện PLA 476
  9. Bệnh viện PLA 105
  10. Bệnh viện PLA 94
  11. Bệnh viện PLA 85
  12. Bệnh viện PLA 455
  13. Chi nhánh Tùng Giang của Bệnh viện PLA 455

Khu Quân sự Quảng Châu

  1. Bệnh viện PLA 181
  2. Bệnh viện PLA 303
  3. Bệnh viện PLA 161
  4. Bệnh viện PLA 458
  5. Bệnh viện PLA 477
  6. Bệnh viện PLA 457
  7. Bệnh viện PLA 181

Khu Quân sự Tế Nam

  1. Bệnh viện PLA 401
  2. Bệnh viện PLA 107
  3. Bệnh viện PLA 153
  4. Bệnh viện PLA 89
  5. Bệnh viện Lan Châu 91
  6. Bệnh viện PLA 88
  7. Bệnh viện PLA 150
  8. Bệnh viện PLA 371
  9. Bệnh viện PLA 159

Khu Quân sự Thẩm Dương

  1. Bệnh viện PLA 463
  2. Bệnh viện PLA 201
  3. Bệnh viện PLA 202
  4. Bệnh viện PLA 205
  5. Bệnh viện Cáp Nhĩ Tân 242
  6. Bệnh viện thuộc Bệnh viện Dược phẩm Cát Lâm (Nguyên là Bệnh viện thuộc trường Cao đẳng quân y Cát Lâm)

Khu Quân sự Thành Đô

  1. Bệnh viện PLA 452
  2. Bệnh viện PLA 59
  3. Bệnh viện PLA 44
  4. Bệnh viện PLA 324

Khu Quân sự Lan Châu

  1. Bệnh viện Khu Quân sự Lan Châu 474
  2. Bệnh viện PLA số 3
  3. Bệnh viện PLA 451

Các Bệnh viện Công an vũ trang

  1. Bệnh viện Đa khoa Công an vũ trang
  2. Bệnh viện thuộc trường Cao đẳng Y Công an vũ trang
  3. Bệnh viện Công an vũ trang Trung đoàn Sơn Tây
  4. Bệnh viện Công an vũ trang Trung đoàn Thiểm Tây
  5. Bệnh viện số 2 thuộc Trung đoàn Công an vũ trang Bắc Kinh
  6. Bệnh viện Trung ương thuộc Phòng Quản lý nhà lao Bắc Kinh
  7. Bệnh viện Công an Thiên Tân
  8. Bệnh viện Công an vũ trang Trung đoàn Hà Bắc
  9. Bệnh viện Công an vũ trang Trung đoàn An Huy
  10. Bệnh viện Công an vũ trang Trung đoàn Giang Tây
  11. Bệnh viện Công an vũ trang Trung đoàn Phúc Kiến
  12. Bệnh viện Công an vũ trang Trung đoàn Thượng Hải
  13. Bệnh viện Công an vũ trang Trung đoàn Hồ Bắc
  14. Bệnh viện Công an Biên phòng Quảng Đông
  15. Bệnh viện Công an vũ trang Trung đoàn Quảng Đông
  16. Bệnh viện Công an vũ trang Biên phòng tỉnh Sơn Đông
  17. Bệnh viện Công an vũ trang Trung đoàn Hà Nam
  18. Bệnh viện Công an vũ trang Trung đoàn Tứ Xuyên
  19. Bệnh viện Công an vũ trang Trung đoàn Ninh Hạ

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/1/24/追查国际公布涉嫌活摘器官的单位和个人名单-303597.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/2/1/148187.html

Đăng ngày 11-03-2015; Bản dịch sẽ được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share