Bài viết của phóng viên Minh Huệ ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 09-12-2014] Cô Lý đã không trở về nhà kể từ sau khi cô rời khỏi nhà người dì vào một ngày hè tháng 08 năm 2003.

Nếu nhờ cảnh sát thì chắc chắn sẽ không được giúp đỡ, bởi cô Lý là một học viên Pháp Luân Công – một nhóm người bị Đảng Cộng sản Trung Quốc đàn áp từ năm 1999 vì đức tin của mình. Đúng ra, cô mới trở về nhà cách đây một năm sau khi chịu án tù hai năm vì thỉnh nguyện lên chính quyền trung ương Bắc Kinh yêu cầu chấm dứt cuộc bức hại tàn khốc này.

Vì nhận thức được đầy đủ sự tàn bạo của chế độ, gia đình cô thấp thỏm về sự biến mất bí ẩn của cô và lo lắng cho sự an toàn cũng như nơi ở của cô.

Khi nạn mổ cướp tạng ghê rợn từ các học viên Pháp Luân Công bị đưa ra ánh sáng vào tháng 03 năm 2006, gia đình cô Lý đã rất sốc và vô cùng lo sợ. Khi biết rằng cô phải trải qua một cuộc khám sức khỏe toàn diện trong thời gian bị giam giữ ở trại lao động, họ luôn muốn biết liệu người thân của họ có bị mổ cướp tạng hay không.

Ở bên kia trái đất, tại thành phố New York, học viên Pháp Luân Công ông Hoàng Vạn Thanh lo lắng cho em trai mình là ông Hoàng Hùng, đã biến mất khỏi căn hộ của ông tại Thượng Hải vào tháng 04 năm 2003.

“Tôi thực sự lo cho cậu ấy. Tôi không muốn nghĩ tới việc cậu ấy là nạn nhân của tội ác mổ cướp nội tạng ghê rợn này. Nhưng trong nhiều năm qua, mặc dù có sự giúp đỡ tìm kiếm cậu ấy từ Liên Hợp Quốc và Chính phủ Hoa Kỳ, tôi vẫn không biết cậu ấy đang ở đâu,” ông Hoàng nói.

“Lần cuối chúng tôi nói chuyện qua điện thoại, cậu ấy nói với tôi rằng đang bị cảnh sát truy tìm. Tôi không bao giờ nghe thấy tin gì của cậu ấy nữa,” ông Hoàng nhớ lại.

Những mục tiêu chính bị mổ cướp tạng

Khi các học viên Pháp Luân Công bị bắt, họ thường từ chối tiết lộ tên với cảnh sát nhằm bảo vệ gia đình họ khỏi bị liên lụy vào cuộc bức hại.

Kết quả là, họ trở thành các cá nhân khỏe mạnh mà không rõ nhân thân. Ở một đất nước không có hệ thống hiến tạng mà nhu cầu ghép tạng rất lớn, “các học viên Pháp Luân Công không xác định danh tính” này trở thành những mục tiêu hàng đầu cho nạn mổ cướp tạng.

Khi cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công, ông ta tuyên bố sẽ “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, và hủy hoại thân thể” [của các học viên]. Giết các học viên bị giam tù để cướp tạng của họ chính là làm theo chỉ thị thứ ba trong chính sách này.

434 học viên mất tích

Theo dữ liệu do Minh Huệ thu thập được cho đến nay, 434 học viên mất tích đã được xác nhận trong suốt cuộc bức hại kéo dài 15 năm qua.

Do sự kiểm soát thông tin gắt gao của chính quyền cộng sản, con số này chắc chắn là nhỏ hơn rất nhiều lần so với con số các học viên thực tế mất tích.

Theo ông Ethan Gutmann, một nhà báo điều tra và chuyên gia về Trung Quốc, cho đến năm 2008 có khoảng 65.000 học viên đã bị giết để lấy tạng.

Khi Đảng Cộng sản Trung Quốc tuyên bố rằng họ sẽ dừng thu hoạch tạng từ các tử tù vào tháng 12 năm 2014, nhiều người chỉ xem đó như một động thái nhằm làm xoa dịu đi sự chỉ trích quốc tế và che đậy cho tội ác này.

Để xem danh sách đầy đủ của 434 học viên Pháp Luân Công bị mất tích, vui lòng tham khảo nguyên bản tiếng Hán.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/12/9/301269.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/12/22/147404.html

Đăng ngày 15-02-2015; Bài viết có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share