Bài viết của Hồng Nguyện, đệ tử Đại Pháp tại Đại lục
[MINH HUỆ 16-10-2014] Lời người biên tập: Bài viết này là những điều mà tác giả nhìn thấy ở trạng thái của bản thân mình, chỉ để các đồng tu tham khảo, mong các đồng tu hãy dĩ Pháp vi Sư.
11. Học Pháp chỉ là đọc sách, nghe Pháp, học thuộc Pháp theo hình thức, không đối chiếu với bản thân, không hướng nội tìm, không đồng hóa với Pháp
Có người thời gian học Pháp hàng ngày rất nhiều, nhưng khi học Pháp chỉ là nhất mực đọc sách, nghe Pháp hay học thuộc Pháp. Có người có thể học thuộc toàn bộ cuốn “Chuyển Pháp Luân”, có người có thể học thuộc không ít kinh văn, khiến các đồng tu ngưỡng mộ vô cùng, đều nói rằng anh ấy học Pháp rất tốt. Tôi cũng từng gặp vài đồng tu như vậy, mấy người trong số đó đều trong tình trạng nghiệp bệnh trường kỳ, bản thân các đồng tu ấy cũng không biết vấn đề mắc ở chỗ nào.
Theo tôi thấy họ hoàn toàn mắc ở chỗ học Pháp mà không ngộ mất rồi, nói một cách nghiêm túc chính là học Pháp chạy theo hình thức, tâm không đặt trong Pháp. Có người nói khi tôi đọc sách thường là nhất tâm bất loạn, sao có thể là tâm không đặt trong Pháp?
Sư phụ đã giảng trong “Chuyển Pháp Luân” rằng:
“Thích Ca Mâu Ni giảng rằng chính niệm, [đạt đến được] niệm kinh nhất tâm bất loạn, thì thật sự có khả năng tạo ra chấn động đến thế giới pháp môn tu của Ông, như thế mới mời được Giác Giả”
Nếu có thể đọc sách, học thuộc Pháp như vậy quả thực tốt vô cùng, cũng là việc nên làm được. Đọc sách nhất tâm bất loạn, bên trong và ngoài thân thể, mọi thứ trong thế giới tu luyện đều đang phát sinh những biến hóa vô cùng huyền diệu, tâm càng đọc một cách thuần tịnh thì biến đổi càng lớn, nhưng người thường lại không nhìn thấy được, cũng không cảm nhận được niềm vui học Pháp, như thế nếu có thể kiên trì học Pháp đến cùng như vậy là rất giỏi, dựa vào ngộ mà viên mãn. Nhưng nếu chỉ coi trọng điều giảng trong “Chuyển Pháp Luân” một cách phiến diện: “Niệm Phật hiệu thì người ta phải niệm một cách nhất tâm bất loạn, trong tâm không suy nghĩ gì cả, niệm đến mức các bộ phận khác trong đại não đều tê liệt, không còn biết gì nữa, một niệm thay vạn niệm”, lý giải một cách cực đoan, học Pháp một cách hình thức: tâm tư không đối chiếu với bản thân mình, vừa đọc vừa học thuộc nhưng lại không ngộ được nội hàm của Pháp, tâm tư đặt tại việc tranh thủ thời gian đọc sách, học thuộc Pháp như chạy theo hình thức, đọc vô cùng nhanh, đọc nhẩm còn nhanh hơn, giống như máy scan vậy. Học thuộc cũng nhanh, đọc một lượt, học thuộc xong thì vội vàng đi làm việc khác. Học Pháp như vậy, dẫu bên trong và bên ngoài thân thể có phát sinh biến đổi, thế giới tu luyện cũng không ngừng phồn vinh, nhưng chỉ có thể hoàn thiện trong cảnh giới ban đầu mà không có sự đề cao về tầng thứ. Trường kỳ như vậy cũng sẽ chỉ loanh quanh trong một tầng thứ. Nếu cứ làm như vậy một cách cực đoan, theo quán tính, không đối chiếu với bản thân mình, không hướng nội tìm thì học Pháp cũng chỉ giống như hòa thượng tụng kinh, phải chăng đã thiên lệch về hướng Pháp môn của Thích Ca Mâu Ni? Bởi vì bạn đi theo hình thức Pháp môn đó của Thích Ca Mâu Ni như đã giảng trong Đại Pháp!
Tôi kiến nghị những đồng tu như vậy hãy đọc sách, học thuộc chậm lại, xem xong một đoạn thì đối chiếu lại hành vi, tâm thái làm việc, tâm thái khi gặp phải mâu thuẫn của mình lúc bình thường, đặc biệt là niệm đầu tiên có những điều gì chưa phù hợp với Đại Pháp? Còn có những cách làm nào tốt hơn? Có tiêu chuẩn cao hơn? Nếu có thể hướng nội tìm như vậy, sẽ càng có những thể ngộ mới và sâu sắc đối với đoạn Pháp đó, đó chính là sự thăng hoa của cảnh giới, kèm theo sự biến đổi cả thân lẫn tâm, tuyệt nhiên là tốt hơn nhiều so với kiểu đọc, học thuộc Pháp mà không ngộ.
Trong bài “Thực Tu” trong “Hồng Ngâm” Sư phụ giảng rằng:
“Học Pháp đắc Pháp
Tỉ học tỉ tu
Sự sự đối chiếu
Tố đáo thị tu”Tạm dịch
“Học Pháp đắc Pháp
So học so tu
Mỗi mỗi đối chiếu
Làm thế là tu”
Có người chỉ đi so sánh với học viên khác, cảm thấy rằng mình rất giỏi, mà sao học Pháp như vậy nghiệp bệnh trường kỳ vẫn không khỏi? Kỳ thực là đã coi nhẹ một tầng nội hàm khác: Khi học Pháp phải đối chiếu với Pháp mà học, đối chiếu với Đại Pháp mà tu chính bản thân, trong khi học Pháp cũng phải luôn luôn đối chiếu, hướng nội tìm bên trong bản thân mình, thay đổi bản thân, cải thiện lời nói, hành vi, tâm thái thăng hoa, nhất định phải làm được điều này, phù hợp với tiêu chuẩn của tầng cao hơn, mới có thể không ngừng đạt được, chứng ngộ được Pháp tại tầng thứ cao.
Nếu thực sự làm được việc đặt tâm thái đối chiếu với bản thân khi học Pháp, vừa học vừa tĩnh lặng cảm ngộ nội hàm của Pháp thì việc Chính Pháp cũng có thể làm được ngày càng tốt hơn. Có thể tuân theo vòng tuần hoàn tích cực như vậy ắt sẽ có một trạng thái, chính là không cần dồn hết tâm trí mà vẫn ngộ, mà đào sâu nội hàm, học tới đoạn nào cũng tự động dừng lại, sẽ có thể ngộ mới về đoạn Pháp này, dù cho là người không mẫn cảm cũng sẽ cảm nhận được một luồng ấm áp quanh cơ thể, khiến bản thân chấn động hoặc đột nhiên phấn chấn, trong tâm vô cùng vui vẻ, cảm nhận được niềm vui tinh tấn thăng hoa trong Pháp. Đó chính là bước đột phá lên một tầng thứ cao, là niềm hân hoan xuất phát từ sâu trong nội tâm về một phương diện trong bản tính của mình.
Những đồng tu học mà không ngộ, hoặc ngộ được mà làm không được sẽ rất khó có được trạng thái này, những vấn đề tích lũy lại trường kỳ không thể giải quyết. Kỳ thực nếu ngay ban đầu mọi người đã làm được thì nghiệp bệnh đã sớm bị quét sạch, sẽ không còn tích tụ lại tới bây giờ.
Trong “Chuyển Pháp Luân Pháp giải” Sư phụ giảng rằng:
“Kỳ thực Pháp này của chúng ta đều đã nói rất rõ ràng rồi, chính là xem chư vị muốn nhằm vào để đối chiếu hay không [mà thôi].” (Tạm dịch)
12. Đầu cơ cổ phiếu không tự thoát ra được
Sư phụ giảng trong “Chuyển Pháp Luân Pháp giải”:
“Đầu cơ cổ phiếu chính là đánh bạc, là đang lấy tiền của người khác. Có người vì đầu cơ cổ phiếu mà khuynh gia bại sản, chư vị có biết cảm giác ấy như thế nào không? Người tu luyện tuyệt đối không được làm những việc này, [nếu làm thì] cái tâm kia làm sao mà tu được đây! Còn có chơi mạt chược, [có người hỏi] chơi mạt chược có được không? Như thế chẳng thà chư vị nói với tôi, Sư phụ ơi con chơi cờ bạc có được không. [Chư vị là] người luyện công, đo lường tâm tính của chư vị như thế nào đây, chư vị đã tự chiểu theo Pháp này mà làm chưa?”(Tạm dịch)
Nhưng có người cho rằng đầu tư cổ phiếu một cách bình thường cũng không được, đó là đã đi sang cực đoan. Trong kinh văn: “Giảng Pháp tại Pháp hội San Francisco năm 2005” Sư phụ giảng:
“Cổ phiếu ấy thực ra nó cũng có nhiều loại. Chẳng hạn tôi mua bao nhiêu cổ phiếu của công ty này, hoặc đầu tư bao nhiêu cổ phần, [thì] cổ phần đó chỉ là một loại đầu tư bình thường. Hàng tháng tôi có thể chia được lợi nhuận nhất định, chứ không phải là tôi thuận theo việc nó lên xuống mà chơi [cổ phiếu], điều này là không thuộc về loại tôi gọi là chơi cổ phiếu. Cái mà tôi gọi là “chơi” cổ phiếu, chư vị nhất định phải nhớ kỹ, đó là “chơi” cổ phiếu, hàng ngày đều xem sự lên xuống của bảng giá, tâm rõ là bị nó đưa lên lôi xuống, (mọi người cười) thì chư vị tu luyện làm sao? Không tu luyện được, tâm chư vị đặt hết cả vào cổ phiếu thì còn tu thế nào? Quả là chấp trước quá đi, so với người thường thì còn quá cả người thường, đó đâu còn là người tu? Hoàn toàn không tu được nữa; tôi là nói về cái đó. Nếu chư vị đều có cổ phần nhất định của các công ty nào đó, chư vị không cần làm gì nữa, chư vị cứ hàng tháng lấy tiền, thời gian lớn ấy đều để làm những việc đệ tử Đại Pháp chứng thực Pháp, thì tôi mừng quá.”
Rất nhiều đồng tu đầu tư vào thị trường cổ phiếu đã bị mất tiền. Rất nhiều người đều biết, thị trường chứng khoán ở Đại lục chính là đang ngốn tiền của các nhà đầu tư, tính bình quân đầu người, các nhà đầu tư cổ phiếu mỗi năm mất vài vạn đến vài chục vạn nhân dân tệ. Những người kiếm được tiền là rất cá biệt, tôi thấy họ là những người mà trong số mệnh có nhiều tiền. Có đồng tu nhận thức sai lầm rằng: Bản thân mình tu Đại Pháp thì có trí huệ cao hơn người khác, đầu tư vào thị trường cổ phiếu sẽ kiếm được tiền, cũng có thể chứng thực Pháp. Làm như vậy là vi phạm và đi ngược lại với Đại Pháp rồi thì còn chứng thực Pháp gì đây? Trên thực thế chính là muốn chứng thực bản thân, xuất phát điểm không đúng, hình thức càng không đúng. Điều này chính là cái cớ để cựu thế lực bức hại, có người trường kỳ rơi vào trạng thái bị nghiệp bệnh dày vò, căn nguyên là ở đó.
13. Học viên lâu năm ở Đại lục thích xem ti-vi, thích lên mạng, mà lại không cần thiết cho công việc
Học viên mới thì không tồn tại vấn đề này, nghiêm khắc yêu cầu bản thân thì dần dần sẽ làm tốt, nhưng có học viên lâu năm tu luyện được rất lâu rồi, nhưng vẫn xem ti-vi nhiều, thì như vậy không được. Có người nói tôi xem tiết mục ti-vi của Đài truyền hình Tân Đường Nhân, kỳ thực các tiết mục đó là để cho người thường xem, lại không phải là Pháp, thời gian Chính Pháp lại cấp bách như vậy, vì sao tâm không dùng vào làm ba việc?
Còn có người sắp xếp để lắp cho các đồng tu Đại lục thiết bị bắt sóng ti-vi của Tân Đường Nhân (chảo vệ tinh), nếu như trong nhà có người thường, thì vấn đề không lớn, nếu như vì muốn làm mẫu cho hàng xóm, quảng bá cho Tân Đường Nhân, thì cũng rất tốt, nhưng có đồng tu mà xuất phát điểm không phải vì điều này, mà lấy đó làm cớ, hoặc là cuối cùng bản thân bị mắc vào đó. Tôi thấy có học viên lâu năm như thế này: không nhẫn chịu được bèn xem tiết mục ti-vi của người thường.
Vì sao lại thích xem? Tâm thái xao động lên xuống theo tình tiết trong ti-vi, nếu như không dao động, vì sao lại bị những tình tiết ấy hấp dẫn xem mãi không thôi? Loại tâm thái dao động này, với cái tâm tình dao động do đầu cơ cổ phiếu mà Sư phụ giảng ở trên, kỳ thực cũng không khác biệt lắm, ngày nào cũng lên lên xuống xuống. Huống hồ trong các tiết mục ti-vi của người thường thì những thứ bại hoại rất nhiều, xem vào rồi sẽ rót đầy thân, lên mạng lướt web lại càng như vậy.
Rất nhiều đồng tu nghiện những thứ ấy như vậy, đều có nghiệp bệnh trường kỳ, bị đi bị lại, là vì họ bị vướng mãi ở tầng thứ ấy, không tinh tấn đột phá.
14. Giả bán hàng trực tiếp, thực ra là để bán hàng đa cấp
Trong “Giảng Pháp tại Pháp hội Quốc tế New York 2004” Sư phụ giảng:
“Sư phụ: Đệ tử Đại Pháp không được làm điều xấu. Ở xã hội phương Tây hiện nay bán hàng đa cấp đã không còn nữa rồi. Cái này chính là lừa người ta, lột da tầng tầng lớp lớp, người vào càng muộn bị hại càng nặng.
Đệ tử Đại Pháp làm bán hàng đa cấp ư? Chư vị suốt ngày trong đầu chỉ nghĩ đến kiếm tiền của người khác, thế có đúng không? Không đúng đâu. Chư vị [vậy là] làm kinh doanh không chính đáng. Có mất có được, trao đổi hàng hoá, còn chư vị làm gì vậy? Đó là vắt óc ra để tìm cách kiếm tiền của người khác. Không được làm thế! Về việc này tôi đã nói đến từ lâu, không được làm bán hàng đa cấp, ai làm là sai. Trong các đệ tử ở Trung Quốc Đại Lục, ai làm bán hàng đa cấp thì người đó đang phá hoại hình thức tu luyện của đệ tử Đại Pháp, tương lai họ sẽ phải gánh lấy hết thảy hậu quả.”
Sau khi đọc đoạn Pháp này, rất nhiều đồng tu đã từng làm bán hàng đa cấp đều đã tỉnh ngộ. Nhưng vẫn còn không ít người, trong hình thế mà Đại lục đang đả kích bán hàng đa cấp một cách mạnh mẽ, thì tìm cách đổi tên bán hàng đa cấp sang bán hàng trực tiếp, kỳ thực vẫn dùng phương thức mạng lưới, phương thức kiếm tiền của bán hàng đa cấp. Bán hàng trực tiếp một cách chân chính (ví dụ bán hàng trực tiếp của Dell, hay như bán hàng trực tiếp trên ti-vi) đâu có dùng đến hình thức đa cấp? Kỳ thực trong tâm họ hiểu rõ rằng đây là bán hàng đa cấp, bình mới rượu cũ, biết sai mà không sửa, đổi lấy tên mới để ngụy trang, đặt tâm ở đâu? Đang che mắt người khác, che mắt đồng tu, lừa bản thân mình. Một số học viên còn làm đào tạo “giả bán hàng trực tiếp để bán hàng đa cấp”, có người lôi kéo đồng tu đi nghe hội thảo, còn có thiết lập hệ thống bán hàng đa cấp trong đồng tu, đây không chỉ là lợi dụng tài nguyên của Đại Pháp, còn là phá hoại tu luyện của mọi người, nếu như họ thấy được rằng phía sau của bán hàng đa cấp là thứ gì, thì họ sẽ sợ khiếp vía, nếu như họ thấy được như vậy là hủy học viên như thế nào, phá hoại Đại Pháp như thế nào, thì họ sẽ biết vì sao lại chiêu mời nghiệp bệnh nghiêm trọng như vậy, trên cơ bản là việc liên quan đến tính mạng.
Mặc dù không nhìn thấy, nhưng từ trên Pháp lý, vì sao không thử nghĩ xem: Vì sao Sư phụ giảng nghiêm trọng như vậy? Vì sao không chiếu theo Đại Pháp mà làm? Vì sao biết sai mà không sửa, tìm các loại lý do để dùi vào những sơ hở trên chữ nghĩa bề mặt nhất của Đại Pháp? Kỳ thực Đại Pháp cũng không có loại sơ hở như vậy để mà họ có thể dùi vào, các đồng tu khác đều biết họ đang làm bán hàng đa cấp, chỉ có họ là đang lừa mình dối người. Giả dụ người đi ngược lại Đại Pháp một cách rõ ràng như vậy cũng có thể tu thành được, thì tương lai có thể sẽ phá hoại Pháp của vũ trụ, do vậy, cựu thế lực nhất định sẽ hủy họ, tuyệt đối không bỏ qua cho họ. Chỉ có bản thân họ sửa sai, đổi mới bản thân, vãn hồi lại những tổn thất tạo ra cho đồng tu, ít nhất cũng phải bảo cho những đồng tu bị họ lôi kéo gia nhập bán hàng đa cấp biết, khiến họ có thể minh bạch, như vậy mới có thể thanh trừ những nhân tố bất hảo vì bán hàng đa cấp mà nhập vào thân thể.
Có đồng tu vừa làm việc này thì mất tiền, cái hiện thế hiện báo này vẫn còn là tốt. Trong “Chuyển Pháp Luân”, Sư phụ giảng:
“[Sẽ] làm cho chư vị trượt ngã, từ đó mà ngộ đạo; tu luyện là như thế.”
Hãy mau chóng quy chính bản thân mình. Có người đã kiếm được một ít tiền như vậy, nên không vứt bỏ được, không thể thoát ra, trường kỳ lâm vào nghiệp bệnh, căn nguyên chính là ở đây. Điều này mà không quy chính, thì phát chính niệm cũng không có tác dụng gì. Còn có đồng tu, vừa kiếm được tiền, thân thể lại vẫn rất khỏe mạnh, nên cho rằng bản thân không có vấn đề gì, rằng đã làm đúng, dựa vào “bán hàng trực tiếp” mà ngộ được “chính”, vẫn còn đang biểu hiện trong các đồng tu là cố gắng nỗ lực, kỳ thực họ không biết rằng họ đang bị những lạn quỷ loạn Pháp lợi dụng đến mức độ nào, đợi đến khi tất cả những người xung quanh đều đã nhận thức rõ được, thì họ không còn giá trị để lợi dụng nữa, thì nghiệp bệnh có thể lấy mạng, lúc đó thì những gì tinh tấn và phó xuất của họ trong Đại Pháp, liệu có thể bị tính thành biểu hiện ngụy trang để phá hoại Pháp hay không, thì rất khó nói.
(Còn tiếp)
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/10/16/渐悟状态中看到的长期病业(七)-299037p.html
https://www.minghui.org/mh/articles/2014/10/17/渐悟状态中看到的长期病业(八)-299038p.html
https://www.minghui.org/mh/articles/2014/10/18/渐悟状态中看到的长期病业(九)-299039p.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/11/3/146681.html
Đăng ngày 07-01-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.