Bài viết của học viên từ thành phố Lang Phường, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc
[MINH HUỆ 28-10-2014] Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu đàn áp các học viên Pháp Luân Công vào ngày 20 tháng 07 năm 1999, tôi đã nhiều lần đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện, một số lần bị bắt giam và kết án lao động cưỡng bức. Vào tháng 07 năm 2009, ba viên chức của ĐCSTQ đã tới nhà tôi, ngay khi bước vào họ đã thấy ảnh của Sư phụ. Họ bắt đầu thì thầm với nhau điều gì đó.
Sức mạnh của chính niệm
Một người trong số họ hỏi xem tôi bao nhiêu tuổi và có còn tu luyện Pháp Luân Công không. Tôi bình tĩnh nói chuyện với họ một cách bình hòa: “Các anh biết tôi bao nhiêu tuổi hay tôi còn tu luyện hay không thì ích gì. Để tôi nói cho các anh điều hữu ích. Các anh phải ghi nhớ Pháp Luân Đại Pháp hảo và Chân – Thiện – Nhẫn hảo.”
Tất cả họ đều đồng tình. Họ nhìn thấy một đĩa DVD trên bàn và hỏi xem nó là đĩa gì. Tôi nói đó là đĩa DVD Thần Vận, tôi bắt đầu bật cho họ xem. Họ xem một lúc rồi hỏi xem có thể mang đĩa về xem không. Tôi đã đồng ý. Vì vậy, tôi tặng họ đĩa Thần Vận kèm với đĩa DVD thu âm các bài hát của đệ tử Đại Pháp. Trước khi rời đi, tôi dặn dò họ: “Hãy ghi nhớ những gì tôi đã nói và đừng đến đây nữa.” Họ đồng ý và rời đi.
Sau khi họ rời đi, tôi thấy một bao tài liệu giảng chân tướng để ngay cạnh chiếc ghế mà họ có thể dễ dàng nhìn thấy. Nếu khám nhà, ngay khi mở ngăn kéo hoặc tủ, họ đã có thể tìm thấy nhiều tài liệu Đại Pháp. Nhưng họ đã không đụng vào thứ gì cả.
Qua việc này, tôi nhớ lại lời giảng của Sư phụ:
“Người mang tư tưởng xấu, khi nghĩ đến những thứ không đúng đắn, gặp tác dụng mạnh mẽ của trường của chư vị, cũng có thể thay đổi tư tưởng của họ, có thể khi ấy họ liền không nghĩ việc xấu nữa.” (Bài giảng thứ ba, Chuyển Pháp Luân)
Cảnh sát không bao giờ quay lại sách nhiễu tôi nữa.
Tu luyện tâm tính trong khi học các kỹ năng máy tính
Sư phụ dạy chúng ta:
“…vậy nên, tất cả các đệ tử Đại Pháp, học viên mới và cũ, đều phải có hành động; bắt đầu toàn diện giảng thanh chân tướng. Nhất là các đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc, ai ai cũng cần bước ra để giảng [chân tướng]; [như] hoa nở khắp nơi; hễ địa phương nào có người thì đều phải đến.” (Hãy vứt bỏ tâm con người và hãy cứu độ thế nhân)
Thuận theo tiến trình chính Pháp, ngày càng có nhiều học viên bắt đầu giảng chân tướng công khai. Điểm sản xuất tài liệu tại địa phương cung không đủ cầu. Vì vậy, tôi cũng muốn lập một điểm sản xuất tài liệu để san sẻ những khó khăn trong việc làm tài liệu.
Tôi năm nay đã 69 tuổi và chưa từng đụng vào một chiếc máy vi tính. Nhưng tôi cảm thấy mình có đủ khả năng để làm được. Nếu người khác có thể làm, tại sao tôi lại không thể? Ngoài ra, con gái tôi sử dụng máy vi tính, tôi có lợi thế mà các học viên khác không có. Điều này giúp tôi tự tin hơn nhiều.
Tuy nhiên, trong suốt quá trình học tập cùng con gái tôi, mọi thứ rất phức tạp, nhiều tình huống đã phát sinh để khảo nghiệm tâm tính của tôi. Tôi vượt qua hết khảo nghiệm này đến khảo nghiệm khác. Sau đó, tôi nhận ra rằng tất cả những thứ kia đều do nhân tâm của tôi tạo nên. Tôi có nhiều chấp trước như chứng thực bản thân, coi thường người khác và ngạo mạn. Tất cả những chấp trước này đã phơi bày trong khi tôi học các kỹ năng mới.
Ví dụ, ngay khi vừa học xong thứ gì đó và con gái tôi rời đi, tôi rất khó nhớ lại những gì đã học nên không biết phải làm gì. Vì vậy mà tôi phải hỏi lại con gái mình. Lần này, tôi viết ra chi tiết từng bước thực hiện, như nhấn nút nào, cửa sổ nào và biểu tượng nào trên màn hình. Khi cháu dạy tôi cách vào Internet, tôi đã viết các bước ra giấy.
Nhưng khi tôi đang cố gắng để hiểu xem cách vào Internet như thế nào thì cháu đã dạy tôi cách tải tài liệu, vì vậy khi tải tài liệu, tôi không biết mình phải làm gì. Tôi lại phải hỏi cháu lần nữa. Cháu đã nói với tôi rất thô lỗ rằng: “Sao mẹ lại không nói thật? Con vừa dạy mẹ cách tải tài liệu, sao mẹ có thể nói là con không dạy mẹ được?” Tôi đáp rằng tôi không nghe thấy. Cháu nói: “Nếu mẹ muốn học thì mẹ phải tập trung, nếu không thì mẹ đừng làm phiền con nữa.”
Mỗi lần tôi cần giúp đỡ, cháu lại đáp lại tôi một cách thiếu kiên nhẫn. Khi cháu nổi giận với tôi, tôi không đấu lại vì tôi sợ cháu không dạy tôi nữa. Đây là tâm sợ hãi. Nhưng trong tâm tôi nghĩ: “Con gái sao có thể đối xử với mẹ như vậy? Nếu không tu luyện Đại Pháp, có lẽ mình đã không để nó đối xử với mình như thế này.” Mỗi lần bị cháu chỉ chích, tôi luôn nhẫn chịu. Nhưng trong tâm tôi nghĩ: “Ngay khi học xong, mình sẽ không cần nó nữa và mình sẽ không phải chịu đựng chuyện này nữa.” Ngoài ra, có lúc tôi cũng vô tình xóa thứ gì đó và gặp rắc rối mà không biết phải làm gì. Khi tôi nhờ cháu giúp đỡ, cháu nói: “Hãy làm theo những gì con dạy. Nếu không biết phải làm như thế nào thì mẹ đừng làm nữa.” Cháu thường phê bình năng lực học tập của tôi, vì vậy tôi rất sợ làm sai và cảm thấy mất tự tin. Tôi hình thành chấp trước dựa dẫm vào cháu.
Một lần, cháu nổi giận với tôi và đã nói: “Nếu mẹ làm được thì làm đi. Nếu không làm được thì đừng làm nữa. Mẹ không thể cứ luôn dựa dẫm vào người khác.” Tôi kiên nhẫn đáp lại: “Trước đây, mẹ chưa từng học thứ này mà.” Cháu giận dữ nói: “Mọi người đầu tiên đều phải học. Khi học lần đầu tiên, con có thể tự làm được ngay khi được mọi người chỉ cho.” Sau đó cháu bỏ đi.
Tôi cảm thấy đau đớn và bắt đầu khóc. Tôi nghĩ: “Mình muốn làm điều gì đó để cứu độ chúng sinh. Sao nó luôn đối xử với mình như vậy. Không ai dám đối xử với mình như thế này. Nếu không tu luyện Đại Pháp, mình sẽ không bao giờ để nó đối xử với mình như vậy. Có lẽ mình không nên học nữa.” Nhưng tôi nghĩ lại: “Nếu không học tiếp, liệu tôi có xứng đáng với an bài của Sư phụ trong môi trường này không?”
Một vài ngày sau, con gái tôi không tới. Trong những ngày đó, tôi cũng hướng nội để tìm chấp trước của mình. Học kỹ năng máy tính để cứu độ chúng sinh không có gì sai cả. Nhưng sao có quá nhiều rắc rối như vậy? Sư phụ dạy chúng ta hướng nội và nghĩ về người khác trước trong khi làm mọi việc. Vì vậy, tôi bắt đầu tĩnh tâm hướng nội và thực sự đã tìm ra nhiều chấp trước.
Đầu tiên, những tư tưởng ban đầu của tôi không phù hợp với Pháp. Tôi cảm thấy bản thân đã tốt rồi nên luôn coi thường người khác. Khi nhờ giúp đỡ, tôi không khiêm tốn mà lại muốn con gái tôi kiên nhẫn dạy tôi. Sau đó, tôi xuất hiện những tư tưởng đố kỵ: “Nếu có người khác giúp thì mình sẽ không cần nó nữa.” Tôi cũng có tâm hiển thị muốn cho cháu thấy rằng tôi có thể làm được mà không cần cháu giúp đỡ. Sao tôi có thể làm tốt khi mang quá nhiều chấp trước như vậy? Là một học viên, tôi nên loại bỏ tất cả các chấp trước của mình. Sư phụ giảng:
“Chư vị biết chăng? Chừng nào chư vị là một người tu luyện, bất kể là ở hoàn cảnh hoặc bất kể tình huống nào, thì tất cả những việc rắc rối và không vui gặp phải, thậm chí cả công tác vì Đại Pháp nữa, dẫu chư vị nhận thức rằng đó là việc tốt đến mấy, việc thần thánh đến mấy, tôi thảy đều lợi dụng để trừ bỏ tâm chấp trước của chư vị, bộc lộ ma tính của chư vị, và trừ bỏ nó đi. Bởi vì sự đề cao của chư vị mới là chủ yếu bậc nhất.
Thật sự có thể đề cao lên như thế, thì tất cả các việc chư vị làm với tâm thuần tịnh mới là việc tốt nhất, mới là thần thánh nhất.” (Nhận thức tiếp nữa, Tinh Tấn Yếu Chỉ)
Tôi đã không hoàn toàn nghĩ cho người khác mà chỉ quan tâm xem người khác đối xử với mình như thế nào. Tôi không nhìn mọi thứ từ góc độ của người khác. Thực ra, con gái tôi là một học viên và cháu tu luyện tốt. Cháu không bao giờ giữ những hiểu biết cho riêng mình mà luôn vô tư chia sẻ với người khác. Cháu kiên nhẫn dạy các học viên khác trong khi cũng phải bận rộn với công việc và gia đình mình. Khi các học viên nhờ giúp đỡ, cháu luôn sẵn lòng. Lý do mà cháu đối xử với tôi như vậy chính là vì Sư phụ đang muốn dùng cơ hội này giúp tôi buông bỏ các chấp trước và đề cao tầng thứ của mình.
Sau khi hiểu ra chuyện này, tôi cảm thấy nhẹ nhõm hơn. Một vài ngày sau, con gái tôi lại tới thăm tôi, tôi bảo cháu: “Con có thể giúp mẹ không? Máy tính lại gặp trục trặc.” Cháu bật máy tính nhưng thấy mọi thứ đều ổn. Nhưng thái độ của cháu đã khác trước. Tôi tự hỏi tại sao máy tính lại bình thường trở lại ngay khi cháu đến, sau đó tôi đã hiểu rằng tình huống này là để tôi buông bỏ chấp trước dựa dẫm vào người khác.
Kể từ đó, tôi đã buông bỏ chấp trước dựa dẫm vào người khác. Giờ thì tôi suy nghĩ cho người khác trước và hướng nội khi xảy ra vấn đề. Tôi cũng sẽ xin Sư phụ giúp đỡ và thông thường vấn đề sẽ được giải quyết. Đôi lúc tôi nhờ người khác giúp đỡ, nhưng tôi cũng đã trở nên ngày càng thuần thục hơn trong việc dùng máy tính. Giờ đây, cơ bản tôi đã có thể tự vận hành điểm sản xuất tài liệu của mình.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/10/28/299523.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/11/14/146843.html
Đăng ngày 27-12-2014. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.