Bài viết của một học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 21-11-2014] Một số học viên tỏ ra tinh tấn làm tốt ba việc, tuy nhiên họ lại không cẩn thận trong việc tu khẩu. Họ thường nói chuyện về những điểm yếu của người khác, đổ lỗi hoặc phàn nàn về những người khác, phóng đại, lan truyền những tin đồn, và tiết lộ thông tin cá nhân của mọi người. Một số học viên lên mạng và chia sẻ những câu chuyện liên quan đến danh tiếng hay tình yêu, những học viên khác thì nói xấu mọi người, không để ý gì đến cảm xúc của bất kỳ ai, đặc biệt ngay cả khi các thành viên trong gia đình ở quanh đó.

Thực tế, việc tu khẩu sẽ phản ánh việc tu luyện cá nhân của chúng ta như thế nào. Chúng ta có thiện không khi đổ lỗi hay phàn nàn về người khác? Những người khác có tin tưởng chúng ta hay không nếu như chúng ta không thể giữ bí mật thông tin của họ? Có phải chúng ta muốn tạo ấn tượng tốt đẹp vì là người tu luyện trong mắt người khác khi chúng ta nói về những câu chuyện giật gân đầy tình cảm trên mạng Internet? Phải chăng chúng ta đã bỏ qua cảm xúc của người khác khi chúng ta hiển thị như vậy? Chúng ta có chiểu theo những lời dạy của Pháp Luân Công hay không khi chúng ta phán xét những người khác bằng các tiêu chí riêng của mỗi cá nhân chúng ta?

Chúng ta đều biết rằng tu khẩu rất quan trọng. Đã có quá nhiều bi kịch trong lịch sử bắt nguồn từ những lời nói không phù hợp rồi. Trong xã hội ngày nay, điều này còn đúng hơn khi mà tiêu chuẩn đạo đức bị xuống cấp trầm trọng: Người ta có thể ẩu đả nghiêm trọng hay thậm chí là tước đi mạng sống của người khác chỉ vì vài lời nói. Là học viên, hậu quả sẽ là rất nghiêm trọng nếu như chúng ta không chú ý đến những gì chúng ta nói. Chúng ta có thể mất đức, tích tụ nhiều nghiệp lực, và gây ra những mâu thuẫn [không đáng có], khiến việc thức tỉnh người dân trở nên khó khăn hơn. Thậm chí, chúng ta có thể góp phần vào việc khiến các học viên rời xa con đường [tu luyện] Pháp Luân Công.

Có lẽ một số học viên không nhận thức được mức độ nghiêm trọng về những thiếu sót của mình khi ăn nói. Vì vậy, chúng ta nên chú ý hơn đến phương diện tu luyện này. Nếu chúng ta gặp mâu thuẫn hoặc rơi vào tình cảnh mà mọi người đều không hài lòng với chúng ta, chúng ta cần suy nghĩ xem liệu chúng ta đã nói điều gì đó không đúng hay không hay chúng ta có chấp trước nào đó khiến người khác cảm thấy không hài lòng hay không.

Chúng ta không thể cứ nói bất cứ điều gì chúng ta muốn. Thay vào đó, chúng ta nên quan tâm đến cảm xúc của người khác và cố gắng hiểu họ. Thực tế, không ai muốn nói chuyện với những người thích hiển thị. Chỉ cần một câu nói ích kỷ thôi là đã có thể khuấy động cảm xúc của người khác và đẩy họ đi mất rồi.

Tôi tin rằng vấn đề tu khẩu nên được bắt đầu với việc tu tâm của một người. Chúng ta cần phải loại đi những quan niệm của bản thân và thay đổi cơ bản thái độ của chúng ta. Chúng ta sẽ trở nên tốt hơn nếu chúng ta thiện lương, từ bi, khoan dung, và trong mọi hoàn cảnh đều luôn nghĩ đến người khác trước.

Tôi đã đề cao, nhưng ở một mức nào đó thì tôi vẫn còn có những vấn đề mà tôi vừa mô tả. Chỉ cần chúng ta xác định [được chúng] và làm theo những lời dạy của Pháp Luân Công, chúng ta sẽ đề cao, và chúng ta đề cao chính nhờ [việc nghĩ đến] lợi ích của người khác.

Cũng giống như một con dao sắc, lời nói có thể khiến người ta bị tổn thương. Sẽ là tốt nhất khi chúng ta nghĩ về tất cả những hậu quả tiềm ẩn [có thể xảy ra] trước khi nói.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/11/21/300545.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/11/29/147087.html

Đăng ngày 31-12-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share