Bài viết của một phóng viên báo Minh Huệ từ tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc
[MINH HUỆ 13 – 05 – 2014] Ông Vương Lan Sinh, một học viên Pháp Luân Đại Pháp từ thành phố Kê Tây, tỉnh Hắc Long Giang đã phải ngồi tù tám năm và bị giam giữ tại trại lao động cưỡng bức hai lần thêm ba năm nữa. Vào ngày 11 tháng 07 năm 2013, ông bị bắt và kết án thêm bốn năm. Ông đã kháng án lên tòa án cấp cao hơn.
Ông Vương Lan Sinh và ba học viên khác bị bắt giữ, bị tra tấn tàn bạo và bị kết án
Vào 12 giờ 20 phút sáng ngày 11 tháng 07 năm 2013, ông Vương Lan Sinh bị cảnh sát của Đội An ninh Nội địa thuộc Sở Cảnh sát Thành phố Kê Tây và Sở Cảnh sát Thành Tử Hà bắt tại nhà học viên Trương Hải Đào. Các học viên là ông Trương Hải Đào, ông Trương Tác Quân và bà Lý Hải Nham cũng bị bắt.
Các sĩ quan cảnh sát là Khương Vân Bằng và Quan Bân từ Đội An ninh Nội địa đã thẩm vấn các học viên bằng cách tra tấn. Họ dùng dùi cui điện để sốc điện bộ phận sinh dục của Trương Tác Quân và Trương Hải Đào, và tra tấn bà Lý Hải Nham bằng cách thúc vào sườn của bà, véo các điểm huyệt của bà, kéo tai bà lôi đi, đánh vào đầu của bà, sốc điện vào tay bà, bắt bà đứng trong nước với chân trần và dùng dùi cui điện cao thế để sốc điện vào chân và cùm sắt của bà, và trói hai tay bà treo lơ lửng trên không. Ông Vương Lan Sinh cũng bị tra tấn một cách tàn bạo.
Vào sáng ngày 05 tháng 11 năm 2013, Tòa án quận Thành Tử Hà ở thành phố Kê Tây, tỉnh Hắc Long Giang đã kết án Trương Hải Đào tám năm tù, Vương Lan Sinh bốn năm tù, Trương Tác Quân bốn năm tù và Lý Hải Nham ba năm tù.
Thân nhân của các học viên đã thuê luật sư để kháng án lên tòa án trung cấp. Luật sư phát hiện rằng các quan chức xử lý vụ án đã ngụy tạo bằng chứng nghiêm trọng, dàn dựng và tra tấn các học viên để lấy lời thú tội. Căn cứ vào hồ sơ của cảnh sát, các cán bộ giống nhau đã định sẵn ở ba địa điểm khác nhau trong vòng một vài phút. Vào ngày 21 tháng 01 năm 2014, luật sự đã yêu cầu tòa án trung cấp mở phiên tòa tái thẩm. Thẩm phán đề nghị chỉ xem lại vụ án và sẽ trả lời bằng văn bản. Nhờ sự kiên trì của luật sư và người nhà các học viên, tòa cuối cùng tòa án đã đồng ý tái thẩm vụ án.
Người nhà của bốn học viên đã tố cáo Đội An ninh Nội địa thành phố Kê Tây và Sở Cảnh sát Thành Tử Hà tra tấn ép cung các học viên. Họ cũng tố cáo tòa án sơ cấp và viện kiểm sát vì các hành động bất hợp pháp. Vào ngày 22 tháng 01 và ngày 12 tháng 02 năm 2014, các luật sư là Giang Thiên Dũng, Đường Cát Điền, Vương Thành, Trương Tuấn Kiệt, Vương Học Minh, Trịnh Tương và Phó Vĩnh Cương đã đến Viện kiểm sát thành phố Kê Tây hai lần để nộp thư tố cáo. Tính đến hôm nay, luật sư và gia đình của các học viên vẫn chưa nhận được bất kỳ văn bản phản hồi nào từ Tòa án thành phố Kê Tây và Viện kiểm sát thành phố Kê Tây.
Học viên Vương Lan Sinh, 45 tuổi, đã bị tra tấn tàn bạo trong suốt 11 năm tù. Ông bị dội nước đá, bị làm ngộp thở bằng túi nhựa, và bị ép ngồi trên ghế cọp. Ông còn bị ép ăn dầu mù tạt, nước muối đặc và muối với tiêu ớt, bị đánh đập tàn bạo và bị bắt lao động khổ sai. Khi bị giam ở nhà tù Giai Mộc Tư, ông Vương đã chứng kiến học viên Tần Nguyệt Minh và Vu Vân Cương bị bức hại đến chết. Vương Lan Sinh kể lại cuộc bức hại mà ông đã trải qua trong tù:
Đại Pháp chữa lành bệnh
Tôi sinh năm 1969 và sống ở tổ 4, thôn Đông, thị trấn Trường Thanh, quận Thành Tử Hà, thành phố Kê Tây, tỉnh Hắc Long Giang. Tôi bị nhiều bệnh, bao gồm bệnh loét dạ dày nghiêm trọng. Khi bị nặng, tôi đau đớn đến mức lăn lộn trên sàn nhà. Tôi phải uống thuốc mỗi ngày. Vào đầu năm 1999, tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công. Sau khi học sách Chuyển Pháp Luân, tôi hiểu được cách làm người tốt. Sư phụ Lý đã dạy chúng tôi cách sử dụng các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn và nghĩ cho người khác trước tiên khi làm bất kỳ điều gì. Sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, tất cả bệnh tật của tôi đều biến mất và tôi không bao giờ phải uống thuốc nữa.
thỉnh nguyện cho Pháp Luân Đại Pháp hai lần nhưng bị bắt và giam giữ
Chỉ vài tháng sau khi tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, ĐCSTQ đã phát động cuộc bức hại. Tôi đi đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện và bị bắt khi trên đường đến Bắc Kinh bởi cảnh sát thành phố Thượng Chí. Cảnh sát từ thị trấn của tôi đã đến và đem tôi về. Tôi bị ép viết một cam kết rằng tôi sẽ không thỉnh nguyện nữa.
Vào cuối tháng 12 năm 2000, tôi đi đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện một lần nữa. Tôi bị bắt ở Quảng trường Thiên An Môn và bị giam giữ ở Trung tâm Giam giữ Xương Bình trong hơn một tuần. Trung tâm Giam giữ Xương Bình nhiều học viên đến mức không có đủ chỗ ngủ cho tất cả. Mỗi ngày chúng tôi chỉ được cho vài ổ bánh mì chất lượng kém và phải dùng nước đá để tắm ở một chỗ đầy gió. Mặt đất được phủ bởi băng dày. Sau đó, cảnh sát chuyển tôi đến Văn phòng Bắc Kinh thành phố Kê Tây. Sau hơn 10 ngày bị giam giữ ở tầng hầm của văn phòng, tôi bị chuyển về Trung tâm Giam giữ Số 2 thành phố Kê Tây. Rồi tôi bắt đầu tuyệt thực để phản đối cuộc bức hại. Một tháng sau, vì tính mạng của tôi đang gặp nguy hiểm, tôi được thả vào ngày 20 tháng 01 năm 2001.
Ngày hôm sau khi được thả, tôi lại bị bắt và bị đưa đến đồn cảnh sát địa phương. Cảnh sát ép tôi viết một cam kết rằng tôi sẽ không thỉnh nguyện nữa. Tôi không được thả cho đến chiều ngày 22 tháng 01. Sau đó, cảnh sát thường đến nhà tôi để quấy rối. Tôi phải bỏ nhà đi để tránh họ.
Bị giam giữ ở trại lao động cưỡng bức hai lần, bị tra tấn tàn bạo và bị ép lao động cưỡng bức
Vào tháng 02 năm 2001, tôi bị báo lên chính quyền bởi một người tên là An Lão Ngũ. Cảnh sát từ Đồn Cảnh sát Hướng Dương, quận Kê Quan đã bắt tôi và tra tấn tôi bằng cách đổ nước lên đầu tôi và bọc đầu tôi bằng một cái túi nhựa để làm tôi ngộp thở. Sau đó tôi bị kết án bất hợp pháp một năm lao động cưỡng bức và bị chuyển đến Trại Lao động Cưỡng bức thành phố Kê Tây bởi các sĩ quan Lưu Thế Tăng và Ngưu Văn Huy từ Đội An ninh Nội địa thuộc Sở Cảnh sát quận Kê Quan.
Trại Lao động Cưỡng bức thành phố Kê Tây đã gây áp lực lên các học viên để họ từ bỏ đức tin bằng bạo lực và tra tấn tàn bạo. Họ ép các học viên ngửi mùi nhà vệ sinh, giữ chân tay của các học viên để ném họ qua lại, và đánh họ bằng một cái ống nhựa. Mỗi học viên bị giám sát bởi vài tù nhân. Mỗi ngày các học viên chỉ được cho hai ổ bánh mì nhỏ kém chất lượng để ăn. Tất cả tù nhân khác được ăn nhiều bánh mì ngon hơn.
Một lần, các học viên chúng tôi đang luyện các bài công pháp Pháp Luân Công. Giám đốc trại lao động cưỡng bức là Phạm Quốc Vũ đã kéo lê tôi đến phòng khác và dùng gậy cảnh sát để đánh tôi. Cảnh sát cũng nhốt học viên Dương Hiểu Quang trong một phòng biệt giam. Chúng tôi bắt đầu tuyệt thực để phản đối bức hại. Vài ngày sau, cảnh sát nhà tù bức thực chúng tôi với nước muối đặc. Chúng tôi tiếp tục tuyệt thực trong một thời gian dài và mạng sống của chúng tôi vô cùng nguy hiểm. Bốn tháng sau, trại lao động cưỡng bức đã phải thả chúng tôi tại ngoại để điều trị y tế.
Sau khi tôi về nhà, cảnh sát trưởng địa phương là Lý Quang Anh và những người khác thường đến nhà tôi để sách nhiễu tôi. Tôi phải bỏ nhà đi đế tránh họ. Vào tháng 02 năm 2002, tôi lại bị bắt và giam giữ. Trong trung tâm giam giữ, tôi dùng cách tuyệt thực để phản đối bức hại. Cảnh sát ra lệnh cho các tù nhân vạch miệng tôi ra và bức thực tôi với một lượng muối lớn. Tôi bị kết án hai năm lao động cưỡng bức và bị giam ở Trại Lao động Cưỡng bức thành phố Kê Tây.
Khi bị giam trong trại lao động cưỡng bức, tôi đã không hợp tác với việc tẩy não của nhà tù. Sĩ quan Kỳ Mẫn ra lệnh một vài cảnh sát kéo lê tôi đến văn phòng. Một vài tù nhân đã đè tôi xuống mặt đất và một vài sĩ quan cảnh sát dùng một ống nhựa để thay phiên nhau đánh đập tôi tàn bạo. Một vài tháng sau, học viên Trương Minh Huy và tôi bị chuyển đến Trại Lao động Cưỡng bức Mẫu Đan Giang.
Môi trường ở Trại Lao động Cưỡng bức Mẫu Đan Giang cực kỳ tồi tệ. Nó rất ẩm ướt và dơ dáy. Ga giường không được thay trong hàng mấy năm và được làm bằng loại vải kém chất lượng. Trước đây đã có nhiều tù nhân ngủ ở đó. Chăn thì đầy chấy và bọ chét. Một cái giường dài một mét tám rộng chín mét mà gần 30 người ngủ. Tất cả tù nhân phải nằm xen kẽ ngược nhau, để chân của họ đối diện với đầu của người khác. Không ai có thể cử động. Nếu ai mà phải đi vệ sinh vào giữa đêm thì không thể trở về chỗ ngủ của mình. Bệnh ngoài da, chấy và bọ chét lây truyền từ người này sang người khác. Cả Trương Minh Huy và tôi đã bị bọ chét cắn đến trầy xước cả da.
Chúng tôi bị ép lao động nặng nhọc hơn mười tiếng mỗi ngày và bị ngược đãi hàng ngày. Bữa sáng của chúng tôi là một cái bánh ngô đầy sạn còn bữa tối của chúng tôi là cháo còn sượng. Các lính canh bắt chúng tôi làm việc thêm giờ để xử lý gỗ. Chúng tôi không có ngày lễ hay ngày nghỉ, và chúng tôi không bao giờ được trả lương.
Mùa Xuân năm 2003, nhà tù bắt các học viên sắp xếp que kem. Chúng tôi phải làm việc từ năm giờ sáng đến chín giờ tối. Ngoài thời gian dùng để ăn và đi vệ sinh, chúng tôi phải làm việc hơn 14 tiếng mỗi ngày. Nếu chúng tôi không hoàn thành nhiệm vụ được giao, các tù nhân là Vương Trường Ngạn, Trương Đông Huy và Tôn Thế Thắng (được cảnh sát đưa đến để giám sát chúng tôi) sẽ tát vào mặt chúng tôi, đánh đập chúng tôi và dùng dùi cui để phang vào chúng tôi.
Tất cả tội ác nhắm vào các học viên được thực hiện trong một căn phòng không có camera giám sát. Trại lao động cưỡng bức nói dối người nhà của các học viên: “Chúng tôi có lính canh giám sát tình hình 24 giờ hàng ngày. Sẽ không có trường hợp ai đó đánh đập các học viên ở bên trong.” Thật ra, phòng thẩm vấn mà các lính canh bức hại học viên Pháp Luân Công không có camera giám sát. Một lần, các sĩ quan là Vương Trường Ngạn và Trương Đông Huy đã mang tôi vào phòng thẩm vấn. Vương Trường Ngạn bắt đầu đánh đập tôi bằng tấm ván và la lên: “Chúng tao không có các học viên Pháp Luân Công ở đây.”
Tôi được thả vào cuối năm 2003.
Tám năm trong tù, chứng kiến học viên Tần Nguyệt Minh và Vu Vân Cương bị tra tấn đến chết
Không lâu sau khi được thả khỏi nhà tù, tôi lại bị bắt và bị giam ở trung tâm giam giữ. Trung tâm giam giữ hàng ngày chỉ phát cho tôi hai cái bánh bao nhỏ đầy sạn, và bắt tôi trả mười nhân dân tệ mỗi ngày cho tiền thức ăn. Sau khi được thả, tôi lại phải bỏ nhà đi lưu lạc để tránh bị bắt lại.
Tái hiện cảnh tra tấn: Ghế cọp
Vào tháng 03 năm 2005, sĩ quan cảnh sát là Ngô Thiên Minh và một vài người khác từ Sở Cảnh sát quận Thành Tử Hà lại bắt tôi. Cảnh sát từ Đội An ninh Nội địa thẩm vấn tôi bằng bạo lực. Sau đó, tôi bị đưa đến Đội An ninh Nội địa ở Sở Cảnh sát quận Kê Quan. Cảnh sát liên tục tra tấn tôi một cách tàn bạo trong suốt bốn ngày bằng ghế cọp, bức thực tôi bằng dầu mù tạt và bột ớt nóng, và không cho tôi dùng nhà vệ sinh. Vào ngày 16 tháng 03, tôi bị đưa đến Trung tâm Giam giữ Số 1.
Vào ngày 06 tháng 07 năm 2005, Tòa án quận Kê Quan đã mở phiên tòa xét xử tôi. Khi luật sư của tôi hỏi thẩm phán rằng tôi đã vi phạm luật gì, thẩm phán không thể trả lời. Khi luật sư hỏi ai là nạn nhân, tòa án cũng không thể trả lời, nhưng ông ta vẫn kết án bất hợp pháp tôi tám năm tù giam.
Vào ngày 22 tháng 07 năm 2005, tính mạng của tôi đã trong tình trạng nguy kịch, nhưng tôi vẫn bị giam trong Đội Kiểm soát Nghiêm ngặt của Nhà tù Mẫu Đan Giang. Môi trường ở đó rất khắc nghiệt. Phòng giam đầy chấy rận và tôi thường không được phép uống nước. Tôi cũng bị bắt lao động khổ sai mỗi ngày hơn mười tiếng đồng hồ và không được phép tắm sau đó. Cơ thể tôi không thể chịu đựng thêm nữa. Một kiểm tra y tế cho thấy máu của tôi đã chuyển sang màu hồng và tôi phải nhập viện trong hai tuần.
Vào ngày 07 tháng 08 năm 2005, các học viên Pháp Luân Công là Trương Nguyệt Tăng, Lưu Tân Thành, Ngô Bảo Khố, Lô Chính Nghĩa và tôi bị đưa đến Nhà tù Giai Mộc Tư. Tôi bị giam ở khu hậu cần của nhà tù. Lính canh nhà tù là Lý Thiết Quân bắt các học viên học thuộc các quy định nhà tù, xem bài nói phỉ báng Đại Pháp và viết “cảm tưởng cá nhân”. Học viên Lưu Chấn Xương và tôi chỉ viết lại nội dung giảng chân tướng.
Vào tháng 10 năm 2006, tôi bị chuyển đến đội 2 của khu nhà tù số 1. Trong khi bị giam, các lính canh nhà tù bắt học viên Khúc Đức Hồng lao động khổ sai. Khúc Đức Hồng và tôi dùng cách tuyệt thực để phản đối bức hại trong một tháng. Sau đó, Khúc Đức Hồng đã bị nhốt biệt giam.
Vào tháng 06 năm 2007, Khúc Đức Hồng và tôi bị chuyển đến khu nhà tù số 4 và bị tra tấn tàn bạo hơn nữa. Vào buổi chiều tôi bị chuyển đi, các lính canh xúi giục các tù nhân đánh đập tôi, gây ra các chấn thương ở đầu của tôi và nhiều vùng trên cơ thể tôi. Tôi đã phải khâu lại đầu. Ngày hôm sau, đội trưởng Đằng Thụ Lương, Lương Chấn Minh và các lính canh Diệp và Lý lại đánh đập tôi và làm hở các vết thương trước đó. Đầu tôi phải được khâu lại và tôi thậm chí còn yếu hơn.
Vào ngày 01 tháng 08 năm 2007, cảnh sát chuyển học viên Lưu Chấn Xương và tôi đến khu nhà tù. Lưu Chấn Xương tuyệt thực để phản đối bức hại trong 46 ngày và bị đánh đập và làm bị thương bởi đội trưởng Lỗ Chí Bằng và Tô Giai Phong từ nhóm 1 của khu nhà tù số 1. Vào ngày 07 tháng 08 năm 2007, giám đốc Trương Ba bắt chúng tôi tập thể dục. Tôi giảng chân tướng cho ông. Ông không nghe, và nhốt biệt giam tôi trong 15 ngày. Tôi tiếp tục tuyệt thực để phản đối bức hại. Họ đã bức thực tôi bằng nước muối đặc mỗi ngày.
Vào ngày 26 tháng 12 năm 2007, giám đốc Toàn Vĩ của khu số 1 của Nhà tù Giai Mộc Tư chỉ đạo các tù nhân Dương Tiểu Vĩ, Hạng Dương, Đổng Chí Hoành, Kỉ Tương Lợi, Cao Lợi Tân, Lí Sĩ Cường và Tôn Hoa Luân đánh đập các học viên Pháp Luân Công. Lúc một giờ chiều, các sĩ quan là Lý Tương Quốc và Trần Hỉ Cường từ nhóm 2 của đội số 1 đã treo học viên Đơn Chí Bình lên các thanh sắt của một cửa số và để cho chân của ông ấy cách mặt đất hơn 60 centiment, và tra tấn ông ấy vì đã từ chối làm việc. Củng Chí Quân và tôi đi đến thuyết phục các lính canh ngừng lại. Phó giám đốc Toàn Vĩ chỉ đạo một nhóm lính canh và tù nhân đánh đập chúng tôi thậm tệ. Sau ngày làm việc, các lính canh tiếp tục trói Đơn Chí Bình vào khung cửa và còng tay Củng Chí Quân và tôi vào cầu thang. Tôi đã bị còng tay cho đến chín giờ tối.
Vào cuối tháng 11 năm 2008, đội trưởng Tô Giai Phong ra lệnh cho tù nhân Lâm Kim Phong đến lấy máy mp3 của tôi. Rồi Tô dùng dùi cùi điện để đánh rất mạnh vào đầu tôi khiến nó bị chấn thương.
Vào ngày 10 tháng 02 năm 2011, tôi bị chuyển đến Đội Nghiêm ngặt để bức hại lần nữa. Các học viên Vu Vân Vương, Tần Nguyệt Minh, Thương Tích Bình, Phó Dụ và tôi bị giam ở lầu hai. Các lính canh bắt chúng tôi đứng từ 5 giờ sáng đến 9 giờ tối mỗi ngày. Chúng tôi đã tuyệt thực để phản đối bức hại. Vào ngày thứ năm, các lính canh lệnh cho một số tù nhân kéo lê tôi đến bệnh viện nhà tù và bức thực tôi bằng nước muối đặc. Bác sĩ nhà tù Triệu Vĩ và một vài tù nhân khác đè chúng tôi xuống một cái ghế, vạch miệng chúng tôi ra bằng kềm, kẹp lưỡi chúng tôi xuống và dùng sức để nhét ống bức thực vào dạ dày của chúng tôi. Quả thực là đau đớn! Thực quản của học viên Tần Nguyệt Minh đã bị thủng và ông ấy cực kỳ đau đớn, nhưng các lính canh nói rằng ông đang giả bộ.
Tối hôm sau, sau 5 giờ chiều, các lính canh nhà tù tắt hệ thống giám sát nhà tù. Rồi tôi nghe tiếng đánh đập từ phòng 207, nơi Tần Nguyệt Minh bị giam giữ. Tần Nguyệt Minh bị đưa ra ngoài sau đó không lâu. Rồi cảnh sát nhà tù hỏi chúng tôi địa chỉ nhà của Tần Nguyệt Minh. Khoảng 7 giờ tối, một xe cứu thương đến và đưa xác của Tần Nguyệt Minh đi. Vài ngày sau, học viên Vu Vân Cương cũng bị xe cứu thương đưa đi vào ngày 01 tháng 03 trong khi mạng sống đang gặp nguy hiểm. Vào ngày 04 tháng 03, các học viên còn lại bao gồm cả tôi bị đưa về khu nhà tù trước đó. Sau đó chúng tôi biết được rằng Vu Vân Cương đã chết vào ngày 05 tháng 03 do bị tra tấn trong nhà tù.
Tháng 03 năm 2012, đội trưởng giám sát nhà tù ra lệnh cho phó quản giáo của khu nhà tù số 1 là Trần Vĩnh Tân dùng vũ lực tịch thu máy mp3, sách điện tử và tài liệu giảng chân tướng Pháp Luân Công của tôi. Họ nhốt biệt giam tôi trong 15 ngày. Căn phòng lạnh đến nỗi nhiều học viên đã đổ bệnh nặng ở đó. Nhà tù không cho tôi chăn mà chỉ cho tôi một cái áo khoác bông mỏng và quần. Tôi chỉ được cho hai bát cháo mỗi ngày. Trời lạnh đến nỗi không thể ngủ được. Mỗi phút ở đó cảm giác kéo dài như một năm.
Tôi mãn hạn tù vào ngày 15 tháng 03 năm 2013. Phòng 610 của nhà tù đã âm mưu với Phòng 610 thành phố Kê Tây để trực tiếp đưa tôi đến trung tâm tẩy não ngay khi tôi được thả khỏi tù. Tôi kiên quyết từ chối và cuối cùng họ đã để tôi trở về nhà.
Các quan chức ĐCSTQ trực tiếp tham gia bức hại:
Khương Vân Bằng (姜云鹏), Lưu Lực Thần (刘力臣), Quan Bân (关斌), các quan chức thuộc Đội An ninh Nội địa ở Sở Cảnh sát thành phố Kê Tây
Vương Lực (王力), giám đốc Đội An ninh Nội địa ở Sở Cảnh sát Thành Tử Hà
Trịnh Hải Quân (郑海军), phó giám đốc Đội An ninh Nội địa ở Sở Cảnh sát Thành Tử Hà: +86-15094684701 (Di động)
Dương Hoành Bảo (杨宏宝), Kim Tích Đông (金锡东), Trương Hoành Vĩ (张宏伟), các sĩ quan thuộc Đội An ninh Nội địa ở Sở Cảnh sát Thành Tử Hà
Lí Bác Siêu (李博超), tài xế của Đội An ninh Nội địa ở Sở Cảnh sát Thành Tử Hà: 15645817588
Tạ Thế Quý (谢世贵), Lý Nham (李岩), các kỹ thuật viên thuộc Đội An ninh Nội địa ở Sở Cảnh sát Thành Tử Hà
Tôn Lị Khôn (孙莉坤), Thẩm phán Tòa án quận Thành Tử Hà
Mã Lị Na (马莉娜), Thư ký Tòa án quận Thành Tử Hà
Từ Hồng (徐红), quan phó lý của Viện kiểm sát quận Thành Tử Hà
Thành Đào (成涛), Trưởng Khu Bức hại của Viện kiểm sát quận Thành Tử Hà.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/4/4/曾陷囹圄十一年-王兰生再遭非法判刑-289548.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/6/2/1479.html
Đăng ngày 10-07-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.