Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc
[MINH HUỆ 18-02-2014] Cô Từ Anh, một giáo viên ở thành phố Hải Lâm, tỉnh Hắc Long Giang, đã bị bắt và bị kết án một năm rưỡi tại trại lao động cưỡng bức sau khi một học sinh của cô tố cáo cô với chính quyền. Trong trại lao động, cô đã bị tra tấn ngồi ghế sắt, bị cấm ngủ, và còn bị gia hạn thời gian giam giữ. Cô được thả ra vào ngày 17 tháng 08 năm 2013.
Cô đã bị Đinh Ngọc Hoa, đội trưởng Đội An ninh Nội địa thành phố Hải Lâm, và hai nhân viên cảnh sát là Vương Uy và Kim Hải bắt giữ bất hợp pháp tại nhà riêng vào khoảng 8 giờ sáng ngày 14 tháng 08 năm 2012. Họ đã tịch thu hai máy tính cá nhân của cô cùng một máy in, hai điện thoại di động, và những vật dụng cá nhân khác.
Cô bị đưa đến trung tâm giam giữ địa phương nơi Quan Kinh Vĩ, đội trưởng Đội An ninh Nội địa, thẩm vấn và ép buộc cô phải viết một bản cam kết và báo cáo về những học viên khác. Vào tháng 10 năm 2012, cô Từ lại bị bắt giữ và bị đưa đến Trại Lao động Cưỡng bức Tiền Tiến ở thành phố Hải Lâm một năm rưỡi.
Trong trại lao động, đội trưởng của nhóm cô đã ép buộc cô phải viết ba bản cam kết. Khi cô từ chối, các lính canh đã dùng dùi cui điện để đe doạ cô. Họ sẽ không cho phép gia đình của cô đến thăm cô hoặc gửi tiền để cô có thể mua các vật dụng thiết yếu.
Các lính canh đã xúi giục một số tù nhân giúp họ ngược đãi các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ. Khi đến ca của tù nhân Lữ Hải San, cô ta đã ghi lại nhất cử nhất động của các học viên để báo cáo cho các lính canh. Vì cô Từ từ chối đọc các quy định của trại, Lữ Hải San đã chửi rủa và xô đẩy cô. Sau khi tù nhân Thôi Liên Liên báo cáo với cách lính canh rằng cô Từ đã từ chối đọc các nội quy của trại vào tháng 12 năm 2012, cô đã bị đưa đến một khu vực biệt lập. Ở đó, các lính canh đã tát và chửi rủa cô.
Lính canh Dương Yến đã xúi giục Lữ Hải San dùng cuộn báo đánh vào đầu cô Từ vào tháng 03 năm 2013.
Vào tháng 05 năm 2013, cô Từ và những học viên khác, bao gồm cô Điền Khánh Linh, cô Lân Phi Ngẫu, và cô Vương Đông Lệ, bị chuyển từ nhóm thứ nhất sang nhóm thứ hai, nơi họ bị bức hại dữ dội hơn. Đội trưởng Chu Mô Kì thường xuyên từ chối không cho các học viên tắm gội và ăn uống. Vào ngày 25 tháng 05, bốn học viên đã tuyệt thực để phản đối việc điều trị bệnh. Có lúc, những đội trưởng trong phiên trực như Chu Lập Phạm, Tùng Chí Lệ và Lí Mỗ đã ép cô Từ đứng suốt đêm mà không được ngủ. Vào ngày kế tiếp, cô Từ và cô Lâm Bội Ngọc đã bị tra tấn ngồi ghế sắt và cô Điền Khánh Linh bị nhốt trong một xà lim.
Trong khi ấn cô Từ vào ghế điện, Chu Mô Kỳ đã còng tay cô ra sau lưng, giật tóc cô, và tát vào mặt cô. Mặt của cô Từ đã bị sưng lên và tóc của cô cũng rụng rất nhiều.
Ghế sắt
Cô Từ bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động cuộc đàn áp.
Vào năm 2013 khi ĐCSTQ tuyên bố loại bỏ hệ thống trại lao động, Trại Lao động Tiền Tiến được đổi tên là “trung tâm cai nghiện”, nhưng trên thực tế, cuộc đàn áp các học viên Pháp Luân Công vẫn tiếp diễn như trước kia.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/2/18/哈尔滨前进劳教所酷刑折磨女教师-287828.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/2/28/145631.html
Đăng ngày 20-03-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.