Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc

[MINH HUỆ 16-10-2013] Đội An ninh Nội địa và Phòng 610 là hai tổ chức chính ở Trung Quốc thúc đẩy cuộc đàn áp các học viên Pháp Luân Công.

Trước đó, “Đội An ninh Nội địa” có tên gọi là “Phòng Bảo vệ Chính trị”. Chức năng của nó khác với những cơ quan công an ở các nước phương Tây. Ở nước ngoài, công an bảo vệ đất nước và người dân của họ. Còn “Đội An ninh Nội địa” trong chế độ chuyên quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) làm nhiệm vụ giám sát người dân, đặc biệt là những người bất đồng chính kiến về chính trị và các nhà hoạt động dân quyền.

Sau khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu, Đội An ninh Nội địa trở thành một công cụ chính trong cuộc đàn áp tàn bạo các học viên Pháp Luân Công. Để gây nhầm lẫn trong dân chúng, trong năm 2000-2001, ĐCSTQ đã đổi tên “An ninh Chính trị” thành “An ninh Nội địa”.

Các phương thức đàn áp mà nhân viên của Đội An ninh Nội địa thành phố Duy Phường, tỉnh Sơn Đông sử dụng là nhằm thu nhỏ cuộc đàn áp thành một khối. Ngoài tra tấn dã man và mổ cướp nội tạng sống, ĐCSTQ cũng tấn công tài chính của các học viên, theo dõi họ 24/24, và tra tấn họ trong quá trình thẩm vấn.

Toà nhà của Đội An ninh Nội địa thành phố Duy Phường

Bức hại tài chính

ĐCSTQ sử dụng tiền như một động lực để duy trì cuộc đàn áp. Nhiều sỹ quan cảnh sát đã bị đồng tiền cám dỗ và mù quáng đi theo ĐCSTQ trong cuộc đàn áp các học viên Pháp Luân Công.

Đội An ninh Nội địa của thành phố Duy Phường và Phòng 610 địa phương xem các học viên Pháp Luân Công như là “mỏ tiền” của họ và bất cứ khi nào họ cần tiền, họ sẽ lên một danh sách các học viên và quyết định xem ai là người mà họ có thể lấy được tiền nhiều nhất.

Đối với những học viên Pháp Luân Công đang có doanh nghiệp riêng, sự giàu có của họ chắc chắn sẽ trở thành mục tiêu cướp bóc của cảnh sát.

Đội An ninh Nội địa và Phòng 610 gây áp lực lên nơi làm việc của những học viên có việc làm để tống tiền nếu họ muốn được thả ra.

Những người không đi làm nhưng có thân nhân cộng tác với ĐCSTQ cũng được liệt kê là mục tiêu để tống tiền.

Sau khi cảnh sát bắt giữ các học viên, họ đến gặp thân nhân của học viên và trắng trợn nói: “Chúng tôi đến đây vì tiền.”

Khi đụng chạm đến vấn đề hạnh kiểm của họ, họ sẽ đưa thân nhân của học viên đến một nơi riêng tư và nói cho những người này biết số tiền mà họ muốn.

Đội An ninh Nội địa cần tiền. Họ định giá rất cao một cách tham lam và nói với người thân của các nạn nhân: “Các người phải trả 100.000 hoặc 50.000 nhân dân tệ trước khi chúng tôi thả người thân của các người ra.” Dưới áp lực như vậy, nhiều người thân của một số học viên đã lâm vào cảnh bần cùng và ngập trong nợ nần vì bị tống tiền. Thậm chí sau khi họ đã nộp tiền rồi, nhưng những người thân yêu của họ có thể vẫn không được thả ra. Một số được thả ra trong một thời gian ngắn, nhưng sau đó lại bị bắt lại.

Nhiều người thân của một số học viên đã từ chối cộng tác và nói rằng họ không có tiền. Cảnh sát sẽ giảm tổng số tiền xuống, và nói rằng 30.000 hay 20.000 nhân dân tệ cũng được. Khi sự việc vẫn không đi đến đâu, họ sẽ tiếp tục giảm số tiền xuống và nói đưa 10,000 hoặc 2,000 cũng được… Họ cố gắng lấy được càng nhiều càng tốt.

Những tài sản bị cảnh sát lấy đi bao gồm tiền mặt, sổ tiết kiệm, giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, phương tiện đi lại và đồ trang sức.

Liên tục giám sát các học viên Pháp Luân Công

Cảnh sát liên tục theo dõi điện thoại nhà và điện thoại di động của các học viên Pháp Luân Công. Nhiều học viên đã phải đổi điện thoại di động và giữ số bí mật. Sau đó, cảnh sát thuộc Đội An ninh Nội địa theo dõi cuộc gọi của thân nhân họ để tìm ra số điện thoại đi động mới của họ.

Một vài học viên bị cảnh sát theo dõi bằng cách sử dụng thiết bị theo dõi vị trí điện thoại di động. Cảnh sát thậm chí còn gắn trộm các thiết bị theo dõi này vào xe của các học viên để theo dõi họ.

Cảnh sát thường xuyên giám sát các nhà nghỉ và tài sản cho thuê. Họ cũng theo dõi công việc kinh doanh của các học viên. Họ ở đó nhiều tuần hoặc nhiều tháng để giám sát và quay phim sinh hoạt của các học viên. Một khi học viên bị bắt, doanh nghiệp của họ sẽ bị đóng cửa.

Mục tiêu chính của Đội An ninh Nội địa là bắt giữ càng nhiều học viên càng tốt. Họ cố gắng tìm ra xem ai đang liên lạc với ai và nơi họ gặp nhau, và ai là người đưa tài liệu cho ai dựa trên thông tin họ có được từ việc giám sát các học viên. Khi họ chọn được một mục tiêu, họ không lập tức bắt giữ học viên đó. Thay vào đó, họ sẽ chờ khoảng 07 tháng hoặc 12 tháng cho đến khi họ tìm được tất cả những học viên khác mà người học viên này đã liên lạc.

Khi họ nghĩ thời điểm đã đến, họ sẽ tổ chức một vụ bắt giữ quy mô lớn. Ví dụ như: Trước thế vận hội Bắc Kinh năm 2008, hơn 100 học viên đã bị bắt giữ trong cùng một ngày. Rõ ràng điều này đã được lên kế hoạch và được sắp đặt từ lâu.

Giám sát các học viên qua hệ thống tuần tra

Sở Cảnh sát thành phố Duy Phường đã phân bổ nguồn lực rất lớn để theo dõi các học viên Pháp Luân Công. Trong năm 2012, họ đã lắp đặt một hệ thống giám sát trong tất cả 320 xe tuần tra của họ và lập ra một bộ phận tuần tra đặc biệt để đi theo các học viên giảng chân tướng cho mọi người và tìm ra địa chỉ của những người này.

Mỗi xe của họ (một số là xe cảnh sát và một số giống như những chiếc xe thông thường) đều được trang bị một netbook, máy ảnh, điện thoại di động, hệ thống định vị GPS, hộp công cụ có kết nối với sở cảnh sát. Cảnh sát mặc thường phục có thể xem thông tin này ở bất cứ thời điểm nào trong xe của họ.

Khi lái xe, họ có thể nhìn thấy chính xác sự di chuyển của học viên mà họ đang đi theo qua hệ thống định vị của một chiếc điện thoại di động: thời gian mà mục tiêu của họ đến một địa điểm nhất định, khoảng thời gian anh ấy ở lại đó, và nơi anh ấy sẽ đi sau đó. Khi họ tìm ra các học viên, họ sẽ quay phim những học viên này khi họ gặp nhau.

Giao thông trên những con đường chính thường rất đông đúc với những chiếc xe nhanh chóng đến rồi đi. Để tránh tai nạn, xe ôtô không được phép dừng lại trên những tuyến đường này. Tuy nhiên, người ta thường có thể nhìn thấy những chiếc xe tuần tra màu đen đỗ rất lâu trong những khu vực không được phép dừng.

Mỗi lần Đội An ninh Nội địa bắt đầu lên đường để bắt các học viên, những chiếc xe đen cũng xuất hiện và giúp phối hợp bắt giữ. Họ đậu gần bến xe buýt ở trong “khu vực không được đậu xe” để theo dõi các học viên di chuyển bằng xe buýt.

Giám sát và gia tăng thời gian canh gác

Một khi Đội An ninh Nội địa xác định được mục tiêu, họ sẽ thiết lập điểm giám sát gần nơi cư trú của người học viên và dọc tuyến đường mà người đó thường đi lại để thực hiện vụ bắt giữ.

Họ mặc thường phục và giả vờ sử dụng điện thoại di động của họ trong khoảng hơn nửa giờ đồng hồ hoặc thậm chí trong nhiều giờ. Họ liên tục nhìn theo nhiều hướng khác nhau, và cẩn thận quan sát tất cả những người qua đường.

Một số cảnh sát mặc thường phục trốn tại nơi làm việc của học viên hoặc bên ngoài để giám sát anh ấy hoặc liên tục canh gác bên ngoài nhà của một học viên từ nửa đêm cho đến tận 04 giờ sáng.

Khi bắt giữ một học viên, họ thường chặn cổng ra vào toà nhà hoặc chặn đường để bắt anh ấy.

Trong năm 2004, cảnh sát mặc thường phục đã ẩn nấp gần cột điện để cố bắt cho được những học viên dán các áp phích giảng chân tướng.

Khoảng thời gian giữa 09 giờ tối đến 10 giờ tối trong năm 2012, các cảnh sát mặc thường phục từ Đội An ninh Nội địa và sở cảnh sát thường ẩn nấp và chờ đằng sau những bụi rậm dọc các con đường. Bất cứ khi nào họ nhìn thấy ai đó đi bộ ngang qua, họ sẽ nhảy ra và bước một vòng quanh người đó thật nhanh để đảm bảo rằng anh ấy sẽ không treo các biểu ngữ của Pháp Luân Công trên cây. Sau đó họ sẽ quay lại các bụi rậm và ngồi chờ ở đó cho đến khi có ai đó đi ngang qua.

Theo dõi thân nhân của các học viên đã bị buộc phải rời khỏi nhà

Đội An ninh Nội địa thành phố Duy Phường và Phòng 610 đặc biệt giám sát những người thân trong gia đình của các học viên bị buộc phải rời khỏi nhà.

Ví dụ như: Khi một đứa trẻ tan học, họ sẽ đi theo cậu ấy để tìm ra địa điểm của người học viên nhằm thực hiện vụ bắt giữ. Họ cũng ẩn nấp và chờ ở điểm chôn cất của cha mẹ một học viên để thực hiện bắt giữ khi người học viên đến tham dự lễ tang.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/10/16/山东潍坊市国保大队的犯罪手段-281298.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/1/18/144488.html

Đăng ngày 19-03-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share