Bài viết của một học viên ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 07-08-2013] Trong Chuyển Pháp Luân, khi nói về việc hòa thượng Tế Công ăn thịt, Sư phụ giảng: “Đề tài nào càng giật gân, thì càng làm cho người ta muốn xem; các tác phẩm văn nghệ là nguyên lấy từ cuộc sống và thổi phồng cuộc sống lên, rồi đưa ra tuyên truyền.” Đoạn này đáng để những học viên chuyên sáng tác suy nghĩ và đưa vào thực hành trong những tác phẩm của họ.
Người ta có câu: “Đọc sách trước hết hãy nhìn vào bìa sách; Đọc báo trước hết hãy đọc đề mục. Đề mục là ngôn ngữ quảng cáo của văn chương.” Một đề mục hay có thể nhanh chóng thu hút sự chú ý của độc giả, vì vậy các phóng viên đặt rất nhiều nỗ lực vào việc chọn những đề mục cho các bài viết của họ.
Một phóng viên phương Tây thường nói: “Bạn có thể dắt một con ngựa đến nguồn nước, nhưng bạn không thể khiến nó uống nước. Khi bạn đưa một tờ báo cho độc giả, bạn cũng gặp phải một vấn đề tương tự: bạn không thể ép người ta đọc, nhưng có một cách để lôi cuốn sự hứng thú đọc bài viết của họ – đó là đề mục.”
Chọn một đề mục tốt đòi hỏi rất nhiều tư duy và phương pháp. Dưới đây là một số loại đề mục khác nhau để bạn tham khảo.
1. Đề mục làm nổi bật sự thực
A. Dùng những con số
211 học viên Pháp Luân Công qua đời ở Hồ Nam
20.000+300.000=10,000?! (Công an cướp tiền của học viên)
Hai bộ quần áo máu và một văn kiện mật
B. Phép lặp lại và phép tương đồng
Cha đi rồi, mẹ đi rồi, đường tôi đi ở phương nào? (lặp lại)
Tôi sẽ giết các người, làm tổn thương các người, và khiến các người khánh kiệt (tương đồng)
C. Những cụm từ ngắn và nhanh
Giang Trạch Dân bị kiện tại Tòa án Quốc tế
Tìm thấy 20.000 đô la tiền mặt nhưng không giữ một xu
D. Mô tả sinh động
Lột trần, dội nước lạnh, và đứng trước một cửa sổ đang mở – Đây có phải là một “xã hội hài hòa?”
Quan tòa cúi gầm mặt, công tố viên nhìn lên trần nhà – Một phiên tòa hay một màn kịch câm?
E. Trình bày sự kiện và kết quả
Anh đúng là Tôn Phượng Kiệt đấy ư? (Khó nhận ra do bị bức hại)
Thể trọng bị giảm 40 kg một tháng! Họ đã làm gì với anh vậy?
F. Trích dẫn trực tiếp
“Biện hộ thật tốt, xứng đáng là luật sư Bắc Kinh”
“Tôi có 28 loại hình phạt để chỉnh các anh”
Dân chúng thốt lên: “Thì ra Pháp Luân Công không phạm pháp – Giảng chân tướng được Hiến pháp bảo hộ”
G. Cô đọng thông tin chính
Vừa mới được thả sau tám năm lao động cưỡng bức, Trương Lập lại bị bắt giữ
Từng là anh hùng, nay bị công kích
I. Tạo nên sự tương phản
Một cây dù đẹp gợi lại ký ức đau buồn
Những giao dịch đen tối của thiên sứ áo trắng (mỹ xưng của hộ lý)
Một thống đốc Hoa Kỳ và một nông dân Trung Quốc
2. Đề mục làm nổi bật lý do
A. Sử dụng châm biếm
“Sắp có một cuộc họp Đảng, đó là lý do tại sao họ phải thực hiện một số vụ bắt giữ”
Tại sao một quan tòa sợ gặp một luật sư?
B. Tiết lộ sự thật bị che dấu
Ngay thời khắc quan tòa tuyên đọc bản án, việc phạm tội chân chính đã phát sinh
Tải xuống tin tức của Tân Hoa Xã, bị phán quyết có tội
3. Những đề mục có tính văn nghệ, được nghệ thuật hóa
A. Đề mục có tính kể chuyện
14 năm, lo lắng từ cách xa ngàn dặm
Câu chuyện tu luyện của một cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam
Trên đường kết kỳ duyên
Những người sống mãi – Tưởng nhớ các học viên Pháp Luân Công vì tín ngưỡng mà mất đi sinh mệnh
Mua một cuốn sách quý với giá 12 đô la
Người dân nói: ban đêm thường nghe thấy tiếng khóc
Thì ra có một ông chủ lớn phía sau phiên tòa
Một tổ chức bí mật ma quái – Phòng 610
Con mắt của công trình sư sao lại bị hỏng?
B. Đề mục có tính thiết lập dự đoán
Một bức tranh năm mới dẫn đến bị bức hại
Người có thân phận bất minh, anh rốt cuộc là ai?
Những người này sao lại to gan đến như vậy?
C. Đề cập đến thi từ, ca dao, truyền thuyết, tục ngữ, điển cố, biệt xưng, phiên đề, điệp từ điệp ngữ, ngôn từ thông dụng, ca khúc quen thuộc, lời quảng cáo thường gặp trên TV, tiếng địa phương, các nguyên tố như áp vận (gieo vần khi nói), thuận khẩu lưu (văn vè thuận miệng), hài âm (từ phát âm giống nhưng khác nghĩa hay cách viết)
Quan tòa diễn “trò trốn tìm” (cách dùng từ trên mạng, ý châm biếm quan tòa không dám gặp luật sư)
Từ “Nhạ bất khởi (không bận tâm)” đến “Đối bất khởi (tôi xin lỗi)” (cách nói biệt xưng, ý nói về biến hóa sau khi đắc Pháp)
Chư vị đại biểu cho năng lượng chân chính của người thời nay (Minh Huệ 21-05-2013)
Một đốm lửa trong ngày đông (mượn cách dùng từ ca khúc, vạch trần vụ tự thiêu)
Sẽ tiến hành “phủ nhận” đến cùng (mượn kịch trên TV, tiết lộ việc cảnh sát tà ác hành ác nhưng lại phủ nhận)
Vô lý vô đức vô vị lai (phép điệp từ điệp ngữ)
Trưởng trại lao động họ Hầu ở Giai Mộc Tư: Chính sách chính là “Cảm hóa, cường hóa, hỏa hóa (nói về việc các học viên Pháp Luân Công nếu không bị ‘chuyển hóa’ thì bị giết hại rồi bị hỏa táng)” (phép điệp từ điệp ngữ)
Đêm đen kẻ mặc đồ đen lén lút (đen tối) bắt cóc người (phép điệp từ)
Khu dân cư Hạnh phúc phát sinh chuyện bất hạnh (hài âm với tên địa danh)
Lý Chân, nói thật là có lý (hài âm với tên người)
[Ghi chú của Ban biên tập: Những ví dụ chỉ có ý nghĩa trong tiếng Hoa hay văn hóa đặc thù với Trung Quốc đã bị bỏ qua]
Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2013/8/7/「濟公吃肉」譜前奏(3)-277812.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/9/5/141833.html
Đăng ngày 22-12-2013; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.