[MINH HUỆ 16-06-2013] Từ cổ chí kim, Trung Quốc là nơi lễ nghi văn minh, là nơi khởi nguồn của văn hóa phương Đông. Cổ thánh tiên hiền tại Trung Quốc vô cùng chú trọng tu dưỡng đạo đức, đặc biệt là yêu cầu về quan hệ giữa hai giới lại càng nghiêm ngặt. Đây không phải là ép buộc, mà là bảo hộ con người.

Do sự ngu muội của phương thức hiện đại, con người không tin thiện ác hữu báo, không tuân theo lời dạy bảo của cổ thánh tiên hiền, sự trượt dốc của đạo đức một ngày trăm dặm, đặc biệt là những vấn đề về quan hệ giữa hai giới lại càng bại hoại. Trên ti vi, trên mạng, trên đường phố, trong giao tiếp giữa mọi người không đâu là không tỏa ra những tín tức tình sắc, mà con người còn coi đó là chuyện bình thường, cho rằng tiền bạc mỹ nữ là nên để hưởng thụ, cho nên toàn xã hội đều đang theo đuổi tiền bạc, đều đang truy cầu mỹ sắc.

Hãy xem nền văn minh Hy Lạp cổ trong lịch sử vì sao bị hủy diệt, là do cuộc sống của con người sau thời kỳ Hy Lạp cổ vô cùng hủ bại trụy lạc, thậm chí phong trào đồng tính luyến ái còn thịnh hành, cho nên Hy Lạp cổ đã diệt vong. Con người hiện giờ còn tìm căn nguyên cho sự trụy lạc của mình, nói là trong văn minh Hy Lạp cổ đã có, nhưng ai học theo nền văn hóa khi diệt vong vào thời kỳ sau Hy Lạp cổ, người đó cũng theo đó mà diệt vong.

Phật nói vạn vật đều có Phật tính, những người thiện lương nghe được những lời này đều thấy chấn động, đều sẽ “chuyển hóa” theo hướng tốt. Ví như Hoàng Sơn Cốc (Đình Kiên) một thi nhân triều Tống rất giỏi sáng tác thơ tình yêu. Ông đã từng bái kiến thiền sư Viên Thông Tú, bị thiền sư Tú trách mắng rằng: “Đại trượng phu tài năng văn phú, lại can tâm dùng vào chỗ này ư?” Chính khi Thiền sư Tú đang nói thì Lý Bá liền vẽ ngựa. Sơn Cốc cười mà rằng: “Lẽ nào ta cũng đọa vào bụng ngựa hay sao?” Thiền sư Tú nói: “Bá lúc đó nghĩ tới ngựa, đọa thành thân con ngựa cũng chỉ là chuyện cá nhân ông ấy, còn ông viết thơ tình, lại khuấy động lòng dâm dục của người trong thiên hạ, tội lỗi này đâu chỉ dừng lại ở việc bị đọa vào bụng ngựa, e rằng địa ngục đang đợi ông đó.” Hoàng Sơn Cốc nghe vậy, trong lòng dấy lên nỗi sợ hãi, ngại ngùng cáo biệt, từ đó cũng gác bút.

Ý nghĩa của giới sắc

1. Dưỡng sinh

Kiêng kị sắc khiến bản thân tạo thành thói quen sinh hoạt lành mạnh, có tác dụng rất tốt với việc dưỡng sinh. Ví như: Bao Hoành Trai, thân thể cường tráng, tinh lực hơn người, năm ông 85 tuổi còn được bái làm tể tướng. Giả Tự Đạo cho rằng ông ắt hẳn có diệu thuật dưỡng sinh nào đó, bèn tới thỉnh giáo ông, Bao Hoành Trai nói rằng: “Tôi có một bài thuốc hoàn tử, là bài thuốc bí truyền không truyền ra ngoài.” Giả Tự Đạo nóng lòng hỏi là thuốc hoàn tử gì, Bao Hoành Trai thong dong nói rằng: “Là do ta may mắn uống viên ngủ một mình đã 50 năm rồi!” Những người ngồi tại đó lúc bấy giờ đều cười sảng khoái.

Khổng Tử cũng nói: “Thiếu chi thời huyết khí vị định, giới chi tại sắc” (Thời niên thiếu khí huyết chưa đầy đủ, nên cấm kị nữ sắc). Còn những luận thuật về phương diện dưỡng sinh rất nhiều, chúng tôi cũng không nói nhiều nữa.

2. Tu Đức

Cổ nhân có câu: “Vạn ác dâm vi thủ” (Vạn ác dâm là đầu). Nếu một người không thể buông bỏ những vấn đề về sắc, thì không xứng được gọi là chính nhân quân tử, thậm chí còn là một kẻ ác. Tiêu chuẩn đạo đức về phương diện này tại phương Đông, phương Tây đều rất nghiêm khắc. Như Giê-su nói: “Các con nghe thấy có lời rằng ‘bất khả gian dâm’, chỉ là ta muốn nói cho các con biết, phàm mà thấy phụ nữ liền động niệm dâm dục, người này trong tâm đã phạm tội gian dâm với cô ta rồi.” Hơn nữa trong 5 điều cấm kỵ lớn của Phật Thích Ca Mâu Ni cũng có “giới tà dâm” (cấm tà dâm). Tiêu chuẩn đạo đức của Trung Quốc cổ đại lại càng như vậy. Cho nên một người có chí đề cao chuẩn mực đạo đức bản thân phải cấm kị sắc.

Nếu một người không tin thiện ác hữu báo, mà chỉ kiêng kị nữ sắc từ góc độ dưỡng sinh hoặc góc độ khác, thì hiệu quả cũng bị giới hạn. Chỉ có hiểu về sự nguy hại to lớn của tà dâm từ quan hệ nhân quả mới có thể sinh lòng sợ hãi mà cấm kị sắc một cách chân chính.

(Còn nữa)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/6/16/警戒色欲(一)-275398.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/10/6/142555.html

Đăng ngày 04-01-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share