Bài viết của một đệ tử Đại Pháp ở Israel

[MINH HUỆ 30-10-2013] Xin kính chào Sư phụ tôn kính! Xin chào các quý đồng tu!

Sư phụ đã giảng trong “Giảng Pháp ở Pháp hội tại vùng đô thị New York năm 2013”:

“Thông qua giao lưu trong Pháp hội, mọi người có thể tìm ra những chỗ thiếu sót, cũng có thể thấy chỗ hay của người khác, khiến nó phát triển rộng lên.”

Sau lần đọc đầu tiên, tôi đã dừng lại và đọc đi đọc lại đoạn này. Tôi đã tu luyện được 13 năm, nhưng tôi vẫn nhìn vào thiếu sót của người khác thay vì sửa chữa thiếu sót của bản thân mình. Tôi bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc về tu luyện của mình.

Gần đây, tôi cảm thấy rằng mình chưa hề đề cao trong tu luyện. Khi học Pháp, tôi không có những thể ngộ mới, và khi phát chính niệm, có rất nhiều vọng niệm trong đầu.

Sư phụ đã giảng:

“Bấy giờ cảm thụ từ sâu thẳm của sinh mệnh khiến chư vị buông bỏ bất kể nhân tâm nào, hạ quyết tâm rằng nhất định tu tốt bản thân mình. Tâm tình hưng phấn ấy khiến người ta tinh tấn. Nhưng thời gian lâu dần dần lên thì không còn cảm giác đó nữa, tính lười của con người, các loại quan niệm của con người, những hiện tượng tạp loạn ở xã hội trước mặt, đối với người ta đều tạo thành các loại can nhiễu dẫn dụ, nên có câu rằng ‘tu luyện như thuở đầu, ắt sẽ thành viên mãn.’” (“Giảng Pháp ở Pháp hội tại vùng đô thị New York năm 2013”)

Khi mới bắt đầu tu luyện, tôi đã rất tinh tấn. Tôi đã luôn tìm kiếm Pháp này, và khi tìm thấy tôi cảm thấy rất hạnh phúc. Tôi đã nghiêm khắc với bản thân khi làm bất kể việc gì. Tôi đã từng chỉ ngủ bốn giờ mỗi ngày. Tôi sắp xếp nhóm luyện công ở công viên mỗi buổi sáng từ 4h45, và thường có hai đến ba học viên đến tham gia. Sau khi luyện công chung, chúng tôi đi làm. Tôi đã từng học Pháp với nhóm học Pháp địa phương và cũng đến học ở các nhóm tại các thành phố khác.

Khi tôi làm việc ở một thành phố lớn, tôi đặt một chiếc bàn ở quảng trường trung tâm và thu thập chữ kí để giúp chấm dứt cuộc bức hại. Sau này, các học viên khác tham gia cùng tôi. Chúng tôi biểu diễn các bài công pháp và phát chính niệm gần chiếc bàn với các tờ rơi và tài liệu thỉnh nguyện.

Khi phòng tranh nghệ thuật nơi tôi làm chuyển địa điểm về thị trấn quê hương của tôi, chúng tôi đặt bàn thỉnh nguyện ở trung tâm thị trấn và thu thập chữ kí tại đó.

Mẹ tôi sống trong một nhà nghỉ, và mọi người ở đó đều biết tôi. Một ngày, tôi mang theo một vài tờ rơi và tài liệu thỉnh nguyện, rồi đến từng phòng trong nhà nghỉ. Tôi nói sự thật về Pháp Luân Đại Pháp cho mọi người, bởi vì họ đều biết tôi, họ tin tôi và những gì tôi nói. Hầu như mọi người đều ký tên. Sau này tôi hối tiếc vì đã không ghi lại số phòng của những người đi vắng, để có thể quay lại vào ngày khác.

Tôi từng có cảm giác rằng mình có cánh. Bất chấp các khổ nạn và khảo nghiệm, Pháp luôn ở trong tâm tôi, và giúp tôi vượt qua các khảo nghiệm trong tu luyện.

Từng chút một, tôi bắt đầu tham gia vào các hạng mục khác nhau do các học viên thực hiện để cứu độ chúng sinh. Ngoài việc là một điều phối viên tại địa phương, tôi còn tham gia vẽ minh họa cho Thời báo Đại Kỷ Nguyên, biên tập video cho Truyền hình Tân Đường Nhân, và khởi xướng lớp học Minh Huệ cho con của các học viên vào ngày thứ sáu trong thời gian học Pháp nhóm của Israel.

Tôi luôn có cảm giác rằng mình làm không đủ, và tôi cần phải làm nhiều hơn và tốt hơn nữa. Sư phụ đã dạy chúng ta phải thực hiện tốt mọi việc mà chúng ta làm.

Tôi luôn cố gắng làm mọi việc một cách tốt nhất có thể. Đôi khi tôi thức đến nửa đêm, vẽ hoặc thực hiện gấp một bài viết cho Tân Đường Nhân. Nhiều khi tôi không có thời gian để luyện công hay học Pháp.

Cuối cùng, tôi đã rơi rớt trong tu luyện mà không nhận ra. Điều đó xảy ra là do tôi ít học Pháp hơn, vì áp lực công việc truyền thông. Thay vì bắt đầu học Pháp, tôi lại bắt đầu làm việc truyền thông sau khi đi làm về để kịp thời hạn. Thêm vào đó, mỗi ngày thứ sáu tại nhóm học Pháp lớn, tôi phải phụ trách lớp Minh Huệ cho trẻ em. Vì thế, trong một thời gian dài, tôi đã bỏ lỡ việc học Pháp và chia sẻ trong nhóm của chúng tôi.

Tìm ra thiếu sót của mình

Tôi đã nhận được nhiều điểm hóa. Một lần, tôi nói chuyện với một đồng tu, người đã cảm nhận được tình huống của tôi. Anh nói với tôi tình huống của anh, nó nghe như một điểm hóa, như thể anh đang nói tôi không đề cao và không đủ tinh tấn.

Nếu tôi đang không đề cao, thì nhóm học Pháp ở thị trấn cũng bị ảnh hưởng. Là một điều phối viên, tôi có trách nhiệm không chỉ cho bản thân mình. Tôi hiểu rõ rằng tầng thứ tu luyện của tôi ảnh hưởng đến khả năng trợ giúp Sư phụ cứu độ chúng sinh, nhưng để đột phá được thật không dễ dàng.

Bởi vì tôi học Pháp ít hơn và không có thời gian để luyện công mỗi ngày, thật khó để thức dậy vào mỗi buổi sáng. Ngay cả khi tôi đi ngủ đúng giờ, để luyện công vào buổi sáng trước khi đi làm, tôi thường tự nhủ vào buổi sáng: “Không sao. Tôi sẽ ngủ hôm nay nhưng ngày mai chắc chắn tôi sẽ dậy sớm và luyện công.” Ngày hôm sau tôi lại lặp lại như thế. Thực ra, tôi càng ngủ nhiều thì tôi càng mệt.

Tôi đã tăng cân, và tôi rất buồn vì điều đó. Đây là một thiếu sót nữa của tôi, nhưng thật khó thay đổi.

Vì thế, dần dần tôi đã lơ là trong tu luyện, nhưng tôi không cảm nhận rõ ràng được điều này cho đến khi tôi bị ngã. Tôi đã ngã xuống trên sân của tòa nhà nơi chúng tôi học Pháp nhóm.

Một đồng tu giúp tôi đứng dậy và nói: “Đừng nghĩ gì hết, đứng dậy đi.” Tôi cố không chú ý đến cơn đau ở chân và tự nhủ không có vấn đề gì cả, và rằng tôi là một học viên Đại Pháp.

Năm phút sau, chúng tôi bắt đầu bài công pháp thứ năm. Trước đó, tôi đã luyện công ở nhóm địa phương vào buổi sáng, nhưng tôi thường tận dụng mọi cơ hội để luyện công, đặc biệt vì tôi thường không có đủ thời gian vào các ngày trong tuần.

Việc vắt chéo chân ngồi song bàn rất khó và đau kinh khủng, nhưng tôi đã vắt chéo chân và ngồi suốt một giờ.

Khi luyện xong bài công pháp, đứng lên thật khó. Chân tôi không nghe lời. Việc lái xe về nhà cũng là cả một thử thách. Ngày tiếp theo, tôi không thể ngồi song bàn được. Sau đó, tôi chỉ có thể ngồi song bàn trong nửa giờ.

Đó là một khảo nghiệm mà tôi đã không hoàn toàn vượt qua được. Đầu tiên, tôi tự nhủ mọi thứ vẫn ổn vì tôi là một đệ tử Đại Pháp. Và đúng là tôi có thể luyện bài công pháp thứ năm như thường lệ. Nhưng sau khi luyện xong, tôi đã chấp nhận cơn đau và không cố gắng để phủ nhận nó với tâm thuần chính. Vì thế, cơn đau tiếp tục, và tôi không thể ngồi song bàn trong một giờ được nữa. Phải mất một tháng sau tôi mới nhận ra niệm không chính này, khi đang nói chuyện với một đồng tu có trải nghiệm tương tự.

Hướng nội

Chỉ khi vấp ngã tôi mới nhận ra mình đã không tinh tấn như thưở ban đầu. Sau đó tôi mới hướng nội.

Tôi nhận ra rằng giờ đây khi mệt, tôi sẽ đi ngủ. Khi thấy đã đến nửa đêm, tôi tự nhủ: “Đã nửa đêm rồi, tôi mệt rồi. Tôi sẽ đi ngủ trong một tiếng, cho đến giờ phát chính niệm.” Trong quá khứ khi tôi cảm thấy mệt vào giờ này, tôi sẽ học Pháp và đặt sách lên vật gì đó để sách không bị rơi khỏi tay [nếu tôi có buồn ngủ].

Tôi đã luôn nghĩ rằng mình không bị rớt lại, nhưng bỗng nhiên tôi nhận ra không phải như thế, và điều đó thật khó chịu. Nhưng ý chí của tôi mạnh và tôi rất muốn học Pháp. Tôi muốn cứu người, và điều đó phải dựa trên Pháp.

Tôi nhận ra mình cần trao lại trách nhiệm quản lý lớp Minh Huệ cho người khác, vì tôi biết tôi không thể thực hiện được nữa, và vì bọn trẻ xứng đáng được chăm sóc tốt. Chúng cần nhiều hơn so với những gì tôi có thể mang đến cho chúng.

Tôi biết Sư phụ biết tâm tôi, nhưng người đồng tu tôi nhờ tiếp quản lớp học đã không thể làm được, và tôi không thấy ai có thể làm được việc đó. Tôi nhờ Sư phụ giúp. Và đột nhiên, một đồng tu đã tự nguyện giúp. Giờ đây, tôi chỉ dạy các bài học vẽ và không còn chịu trách nhiệm cho tất cả các lớp.

Kể từ Pháp hội 2013 ở New York, có một vài thay đổi trong chi nhánh tại Israel của dự án Tân Đường Nhân. Tạm thời tôi có ít công việc hơn. Giờ tôi có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn, và tôi hiểu mình cần dành thời gian để tập trung tu luyện.

Tu luyện và đề cao như một chỉnh thể

Thỉnh thoảng các cuộc họp của điều phối viên ở Israel được tổ chức. Các điều phối viên trên toàn quốc đều tụ họp.

Có một cuộc họp có tác động sâu sắc đối với tôi. Tôi đã hiểu sâu hơn rằng việc tu luyện cá nhân ảnh hưởng không chỉ đến bản thân tôi. Tất cả chúng ta tu luyện như một chỉnh thể. Nếu mỗi người đều nghiêm khắc với bản thân và tu luyện tinh tấn, chúng ta sẽ đề cao cùng nhau như một chỉnh thể.

Sư phụ đã giảng:

“Nhẫn là chìa khoá của đề cao tâm tính. Nhẫn mà uất hận, uỷ khuất, hay đẫm lệ là cái nhẫn của người thường với chấp trước vào tâm lo nghĩ, hoàn toàn không hề nảy sinh uất hận, không cảm thấy uỷ khuất thì mới là cái Nhẫn của người tu luyện.” (“Thế nào là Nhẫn?” – Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Tôi đã học được rằng cần yêu cầu cao hơn ở bản thân.

Tôi là điều phối viên của thị trấn, nên tôi chịu trách nhiệm về các học viên trong nhóm của chúng tôi. Đặc biệt bởi vì hầu hết thành viên trong nhóm không nói tiếng Do Thái và vì vậy hơi tách rời khỏi chỉnh thể.

Khi tôi không đề cao trong tu luyện, nó ảnh hưởng tới cả nhóm. Không phải ai cũng đề cao cùng một tốc độ, nên một vài người chậm chạp hơn so với người khác. Nhưng chúng ta không thể kéo chỉnh thể lùi lại phía sau được.

Tôi cảm nhận được rằng, so với các nhóm khác, nhóm chúng tôi không thực sự đề cao. Nhưng người ta không tự nhiên mà trở thành đệ tử Pháp Luân Đại Pháp. Mỗi người đã đắc Pháp là một sinh mệnh cao cấp; nếu không, họ đã không thể bước vào Đại Pháp. Mỗi người trong số họ có một đại vũ trụ của bản thân. Đó là lý do vì sao chúng ta nên giúp mỗi học viên đề cao.

Tôi đề nghị chúng ta nên học thuộc Pháp, để có thể nhẩm Pháp thường xuyên trong ngày – kể cả khi làm bếp, đi làm, hay lái xe. Theo cách này, Pháp sẽ thay thế mọi suy nghĩ khác.

Chúng ta có thể bắt đầu với “Cảnh giới” trong Tinh Tấn Yếu Chỉ:

“Kẻ ác do tâm tật đố sai khiến, ích kỷ, nóng giận, mà tự thấy bất công. Người Thiện thường trong tâm từ bi, không oán, không hận, lấy khổ làm vui. Bậc Giác Giả không có tâm chấp trước, tĩnh nhìn thế nhân đang lấy điều huyễn hoặc làm cõi mê.”

Chúng tôi đã chia sẻ kinh nghiệm về việc học thuộc Pháp, và điều đó giúp ích cho những ai gặp vấn đề. Dù chúng tôi cho phép mỗi người tự đề cao với tốc độ riêng, chúng tôi vẫn đồng thời tinh tấn đề cao như một nhóm, và bây giờ những người không theo kịp biết rằng chúng tôi sẽ không đợi họ – họ tự phải cố gắng để tiến bộ.

Nếu chúng ta không tu luyện tốt, chúng ta sẽ làm ảnh hưởng tới toàn bộ chỉnh thể các học viên.

Tôi tin rằng sẽ rất có lợi cho các học viên được ở gần những đồng tu có tiêu chuẩn tu luyện cao. Một vài năm trước, khi tôi làm việc trong thành phố lớn, tôi đã ở gần các học viên có tiêu chuẩn cao cho bản thân, nhưng ở nhóm của mình tại địa phương tôi không cảm thấy như thế.

Mỗi học viên có thể ngộ của riêng mình. Tôi cho rằng việc tương tác trực tiếp với nhiều đồng tu là rất quan trọng, giống như trường hợp người đồng tu đã giúp tôi thấy thiếu sót của bản thân. Tôi nhận ra rằng việc không có một môi trường như vậy đã góp phần vào sự rơi rớt lại trong tu luyện của mình.

Điều quan trọng là tôi cần ở gần những người tu luyện một cách nỗ lực, bởi vì họ quyết tâm và yêu cầu tiêu chuẩn cao hơn ở bản thân, và điều đó cũng giúp tôi đề cao. Nếu không, tôi sẽ bị kẹt trong vùng thoải mái của mình: công việc ổn, gia đình ổn, và mọi thứ đều yên lành. Đó cũng là lý do tại sao tôi cho rằng mình đang tu luyện tốt, trong khi thực tế thì không phải.

Gần đây, tôi ngồi cạnh một học viên có thể ngồi song bàn trong một giờ. Tôi đã thấy cô chịu khổ như thế nào, nhưng cô vẫn giữ tư thế trong cả một giờ. Tôi cũng đã từng như vậy, tôi đã từng tự nhủ rằng cơn đau sẽ không thể giết tôi. Tôi biết tôi vẫn có thể làm được, nhưng vào ngày hôm đó, tôi vẫn bỏ cuộc sớm; tôi đã quen bỏ cuộc, viện cớ chân đau do bị ngã.

Gần đây, tôi bắt đầu đến các nhóm khác để học Pháp. Tôi mời các học viên ở thị trấn đi cùng tôi. Khi tôi thấy cách các học viên khác có yêu cầu cao hơn đối với bản thân, tôi cũng cố gắng nghiêm khắc hơn với bản thân mình.

Chúng ta không được buông lơi! Chúng ta đều biết chúng ta đã đến thế giới này vì lý do gì. Còn rất nhiều người chúng ta cần tiếp cận. Nhiều lần, tôi đã quá e ngại không thể đưa tờ rơi trong cửa hàng hoặc một nơi khác, và sau đó cảm thấy rất tệ vì đã lưỡng lự như thế.

Xã hội con người đã suy đồi rất nhiều. Nhiều người còn không hiểu rằng họ đang tạo nghiệp. Sẽ có bao nhiêu người bị đào thải? Ai sẽ được ở lại? Những con người này xứng đáng được sự từ bi! Họ không biết điều gì đang chờ họ… Mọi thứ đều đang suy đồi, nhưng Sư phụ muốn cứu tất cả mọi người.

Sư phụ đã giảng trong “Giảng Pháp ở Pháp Hội tại vùng đô thị New York năm 2013”:

“Vậy nói rốt cuộc ra thì là tội của ai? Nếu [bảo] tôi nói, thì không phải tội của ai cả. Trong đặc tính thành-trụ-hoại-diệt của vũ trụ thì chúng sinh chính là sẽ như thế, đó là vì trí huệ của vũ trụ không đủ. Vì thế tôi bèn nghĩ, biện pháp tốt nhất chính là Thiện giải hết thảy sinh mệnh!”

Đó là lý do, là một đệ tử Đại Pháp, tôi có rất nhiều trách nhiệm.

Tôi cần vượt qua tất cả những thiếu sót của bản thân: tâm an dật, chấp trước vào thoải mái, v.v. Ngay cả khi rất bận rộn, tôi cũng cần cố gắng làm tốt ba việc mỗi ngày. Tôi tin rằng Sư phụ đã an bài việc tu luyện của tôi, cho tôi có tất cả các điều kiện cần thiết để đề cao tâm tính và cứu độ chúng sinh.

Xin cảm tạ Sư phụ. Ngài đã cho tôi cơ hội tu luyện trong thời kỳ Chính Pháp, và đã dẫn dắt tôi trên suốt con đường để tôi có thể hoàn thành thệ ước tiền sử trợ Sư Chính Pháp.

Tôi sẽ rất vui nếu chia sẻ của mình giúp được các học viên khác.

Xin cảm ơn mọi người. Tầng thứ của tôi còn giới hạn, xin hãy chỉ ra bất cứ điều gì không phù hợp.

(Bài chia sẻ trong Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm lần thứ 11 tại Israel)


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/10/30/142958.html

Đăng ngày 02-12-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share